Bộ công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 43 - 49)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. Bộ công cụ nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng 5 bộ câu hỏi (Phụ lục 1). Bộ câu hỏi về thông tin bà mẹ [Phần 1], bộ câu hỏi đánh giá chất lượng giấc ngủ [Phần 2], bộ câu hỏi về mệt mỏi [Phần 3], bộ câu hỏi về trầm cảm [Phần 4], bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống [Phần 5].

Phần 1: Bộ câu hỏi về thông tin bà mẹ.

Bộ câu hỏi về thông tin người bênh được thiết kế bởi nhà nghiên cứu với các mục như trong phần 2 của phụ lục 1.

Phần 2: Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI [19]; [21]; [22]; [35]; [48]; [60]

Phiên bản tiếng Việt - Pittsburgh Sleep Quality Index- PSQI, đã được dịch và xác nhận của Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1- Việt Nam. PSQI là một dụng cụ

hữu hiệu để đo lường chất lượng và các mẫu của giấc ngủ. Công cụ đã được dịch

sang hơn 50 ngôn ngữ và được sử dụng trong hơn 1000 nghiên cứu được công bố. Chỉ số PSQI là tổng hợp điểm của một bảng câu hỏi mà người được hỏi tham gia trả lời gồm 4 câu hỏi có kết thúc mở, 14 câu hỏi khi trả lời cần dựa trên tần suất sự kiện và các mức độ tốt xấu khác nhau (sử dụng những từ đi theo cặp có ý nghĩa

đối lập…) trên 7 phương diện: Chất lượng giấc ngủ chủ quan, thời gian để đi vào

giấc nhủ, độ dài giấc ngủ, hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (tỷ lệ tồn bộ thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường), các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc sử dụng thuốc kích thích giấc ngủ (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không cần kê đơn) và

những bất thường về thời gian ngủ trong ngày.

Tiêu chuẩn đánh giá: Bảng câu hỏi PSQI bao gồm một đáp án dưới dạng

thang điểm, cho điểm trên 7 phương diện. Nhóm câu hỏi thuộc các lĩnh vực sẽ sắp

xếp theo thứ tự tăng dần, dao động từ 0 đến 21 điểm. Mức trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 điểm sẽ cho thấy rối loạn chất lượng giấc ngủ.

Nếu tổng điểm PSQI của bà mẹ > 5 bà mẹ được đánh giá là chất lượng giấc

Chất lượng giấc ngủ được tính bằng thang điểm có giá trị từ 0-21, sẽ được báo cáo dưới hai dạng là:

- Điếm tổng chung của các câu hỏi từ 0-19 hoặc

- Hai nhóm "chất lượng giấc ngủ kém" hay "chất lượng giấc ngủ tốt": + Tổng điềm PSQI < 5 chất lượng giấc ngủ tốt.

+ Tổng điềm PSQI > 5 chất lượng giấc ngủ kém trong đó Điềm PSQI >13 chất lượng giấc ngủ rất kém.

Trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp đo lường chất lượng giấc ngủ

Pittsburgh (PSQI) của Daniel J. Buysse đề đánh giá chất lượng giấc ngủ của người mẹ chăm sóc trẻ bại não [21].

Phần 3: Bộ câu hỏi về Mệt mỏi (FSI) [28]; [60]

Bảng kiểm kê các triệu chứng mệt mỏi Fatigue Symptom Inventory (FSI)

được thiết kế để đánh giá nhiều khía cạnh của sự mệt mỏi, bao gồm mức độ nghiêm

trọng, tần suất và sự can thiệp của nó vào hoạt động hàng ngày, FSI là một biện

pháp tự báo cáo gồm 14 mục được thiết kế để đánh giá mức độ nghiêm trọng, tần

suất và mơ hình hàng ngày của tình trạng mệt mỏi cũng như sự can thiệp của nó đối với chất lượng cuộc sống.

Mức độ nghiêm trọng được đo lường trên các thang điểm 11 riêng biệt (0 =

hồn tồn khơng mệt mỏi; 10 = mệt mỏi nhất có thể) đánh giá mức độ mệt mỏi

trung bình, ít nhất trong tuần qua cũng như mức độ mệt mỏi hiện tại. Tần suất được

đo bằng số ngày trong tuần qua (0-7) mà người được hỏi cảm thấy mệt mỏi cũng

như mức độ mệt mỏi trung bình mỗi ngày mà họ cảm thấy mệt mỏi (0 = khơng có ngày nào; 10 = cả ngày).

Nhiễu cảm nhận được đo trên thang 11 điểm riêng biệt (0 = không nhiễu; 10 = cực nhiễu) đánh giá mức độ mệt mỏi trong tuần qua được đánh giá là ảnh hưởng đến mức độ hoạt động chung, khả năng tắm và mặc quần áo, cơng việc bình thường

hoạt động, khả năng tập trung, quan hệ với người khác, tận hưởng cuộc sống và

Các xếp hạng nhiễu này có thể được cộng lại để thu được tổng điểm nhiễu

nhận biết được. Mục cuối cùng cung cấp thông tin định tính về sự thay đổi trong

ngày có thể xảy ra trong trải nghiệm mệt mỏi hàng ngày.

Tiến hành đánh giá: Mỗi mục trong FSI có thể được cho điểm như một thang

điểm riêng, cung cấp thông tin về biến đó. Hơn nữa, chỉ số gián đoạn tổng có thể được tính bằng cách tổng hợp các mục 5 - 11. Mục 14 chỉ cung cấp thông tin định

tính và khơng nhằm mục đích sử dụng làm thang đo định lượng.

Điểm mệt mỏi bằng điểm trung bình cộng các câu trả lời của bà mẹ:

+ Điểm trung bình từ 1-3 điểm: Khơng mệt mỏi;

+ Điểm trung bình từ 3,1-5 điểm: Mệt mỏi vừa;

+ Điểm trung bình từ 5,1- 11 điểm: Rất mệt mỏi.

Phần 4: Bộ câu hỏi thang đo trầm cảm (BDI)

Thang đo trầm cảm: Beck Depression Inventory (BDI): Vấn đề trầm cảm

người mẹ có con bại não được đo lường thông qua thang đo trầm cảm Beck (Beck

Depression Inventory: BDI) được phát triển và sửa đổi bởi Beck và cộng sự (1996). Theo Wang và Gorenstein (2013) đây là thang đo được sử dụng rộng rãi nhất để kiểm tra tâm lý đo lường mức độ trầm cảm. Thang đo trầm cảm Beck đã được

Wang và Gorenstein (2013) đánh giá về sự thống nhất nội bộ, độ tin cậy cao với

Cronback a là 0,9 dao động trong khoảng từ 0,84 - 0,94. Thang đo này đã được dịch sang tiếng Việt và đang được sử dụng thường quy tại Viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia. [44]

Thang đo báo cáo đo lường nhận thức, thái độ và triệu chứng đặc trang bệnh

trầm cảm gồm sự buồn rầu, bi quan, cảm giác thất bại, sự khơng hài lịng, cảm giác tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, sự căm ghét bản thân, sự tự phê phán bản thân, ý nghĩ tự sát, sự khóc lóc, dễ bị kích thích, mất sự quan tâm, thiếu quyết đốn, sự vô dụng, sự mất sinh lực, giấc ngủ xáo trộn tính dễ bực bội, chán ăn, sự khó tập trang chú ý, sự mệt mỏi, mất ham muốn tình dục.

các triệu chứng trầm cảm khác nhau. Mỗi mục trên thang điểm được cho điểm từ 0

đến 3. Đây là một thang đo đáng tin cậy và được xác thực tốt dễ dàng áp dụng, và

nó cung cấp thông tin cả về sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của trầm cảm,

cảm xúc, nhận thức và động lực kích thước. Tổng số điểm của 21 mục tương ứng từ 0-63 điểm. Điềm tổng cộng càng cao thì đối tượng được thừ nghiệm càng bị rối

loạn TC nặng hơn.

- Điềm tổng cộng đến < 14 điềm: khơng có trầm cảm.

- Điềm tổng cộng từ 14-19 điềm: trầm cảm nhẹ .

- Điềm tổng cộng từ 20-29 điềm: trầm cảm vừa.

- Điểm tổng cộng từ 30 trở lên: trầm cảm nặng [14]; [17]; [18]; [60]; [46].

Bảng 2.2. Bảng chẩn đoán mức độ trầm cảm

STT Mức độ triệu chứng chứng nhẹ Triệu Triệu chứng vừa

TC nặng Khơng loạn thần Có loạn thần 1 Triệu chứng chính > 2 > 2 Cà 3 Cả 3 2 Triệu chứng phụ > 2 3 - 4 > 4 > 4 3 Mức độ nặng của

triệu chứng Khơng có Khơng có Có Có

Ý định và hành vi

tự sát Khơng có Khơng có Có Có

Hoang tưởng, ảo

giác Khơng có Khơng có Khơng có Có

4 Thời gian > 2 tuần > 2 tuần > 2 tuần > 2 tuần

Phần 5: Bộ câu hỏi chất lượng cuộc sống

Một trong những bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống khá chi tiết và mang tính khách quan thường được sử dụng bởi nhiều tác giả trên thế giới nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống là bộ câu hỏi Short Form - 36. Thang đo SF 36 có ưu điểm là khái quát được nhiều lĩnh vực chất lượng cuộc sống, có thế sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau.

Thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn là thang đo phổ biến dùng để đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim vì thang đo có độ tin cậy cao. Brazier và cộng sự (1992) đã sử dụng thang đo SF 36 để thử nghiệm trên 1890 người bệnh tuối từ 16-74, kết quả cũng cho thấy thang đo này có độ tin cậy cao.

Theo tổ chức RAND các lĩnh vực trong thang đo sức khỏe với 36 câu hỏi ngắn

đã được các nghiên cứu y khoa kiểm tra, thấm định và đã chứng minh đạt độ tin cậy

cao với Cronback a dao động từ 0,78-0,93. Do vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi

đã sử dụng thang đo SF 36 để tiến hành nghiên cứu.

Tiêu chuẩn đánh giá:

Bảng 2.3. Các vấn đề đánh giá trong bộ câu hỏi SF 36

STT MỤC ĐÁNH GIÁ CÂU HỎI SỐ CÂU NHÓM PHÂN

1 Hoạt động thể chất 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 10

SỨC KHỎE THỂ CHÁT 2 Sự giới hạn vai trò do sức khỏe thể chất 13, 14, 15, 16 4

3 Sự đau đớn 21,22 2

4 Tình hình sức khỏe chung 1,2, 33,34,35,36 6

5 Sự giới hạn vai trò do các vấn đề về tinh thần 17, 18,19 3

SỨC KHỎE TINH THẦN 6 Năng lượng sống/sự mệt mỏi 23,27, 29,31 4

7 Trạng thái tâm lý 24,25,26, 28,30 5

Bảng 2.4. Cách tính điểm chất lượng cuộc sống

TT câu hỏi Trả lời Điểm TT câu hỏi Trả lời Điểm

1, 2, 20, 22, 34, 36 1 100 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 1 0 2 75 2 100 3 50 24, 25,28,29,31 1 0 4 25 2 20 5 0 3 40 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 1 0 4 60 2 50 5 80 3 100 6 100 21, 23, 26, 27, 30 1 100 32, 33, 35 1 0 2 80 2 25 3 60 3 50 4 40 4 75 5 20 5 100 - Cách tính điếm:

+ Điểm cho mỗi câu được tính từ 0 - 100, trong đó điểm càng cao tương ứng vói CLCS càng tốt. Điếm cụ thể với từng câu xác định dựa vào thứ tự câu trả lòi được lựa chọn theo bảng .

+ Điểm cho từng mục đánh giá của CLCS (bảng 5.1) được tính bằng điểm

trung bình cộng của các mục đó.

+ Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng điểm trung bình cộng của các mục số 1,2, 3 và 4 (bảng 5.1)

+ Điếm sức khỏe tinh thần được tính bằng điếm trung bình cộng của các mục số 5, 6, 7 và 8 (bảng 5.1)

+ Điểm chất lượng cuộc sống chung được tính bằng trung bình cộng của sức

khỏe tinh thần và điểm sức khỏe thể chất.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 43 - 49)