Cách tính điểm chất lượng cuộc sống

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 48 - 51)

TT câu hỏi Trả lời Điểm TT câu hỏi Trả lời Điểm

1, 2, 20, 22, 34, 36 1 100 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 1 0 2 75 2 100 3 50 24, 25,28,29,31 1 0 4 25 2 20 5 0 3 40 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 1 0 4 60 2 50 5 80 3 100 6 100 21, 23, 26, 27, 30 1 100 32, 33, 35 1 0 2 80 2 25 3 60 3 50 4 40 4 75 5 20 5 100 - Cách tính điếm:

+ Điểm cho mỗi câu được tính từ 0 - 100, trong đó điểm càng cao tương ứng vói CLCS càng tốt. Điếm cụ thể với từng câu xác định dựa vào thứ tự câu trả lòi được lựa chọn theo bảng .

+ Điểm cho từng mục đánh giá của CLCS (bảng 5.1) được tính bằng điểm

trung bình cộng của các mục đó.

+ Điểm sức khỏe thể chất được tính bằng điểm trung bình cộng của các mục số 1,2, 3 và 4 (bảng 5.1)

+ Điếm sức khỏe tinh thần được tính bằng điếm trung bình cộng của các mục số 5, 6, 7 và 8 (bảng 5.1)

+ Điểm chất lượng cuộc sống chung được tính bằng trung bình cộng của sức

khỏe tinh thần và điểm sức khỏe thể chất.

2.7. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tích dữ liệu: Sau khi hoàn thành việc thu thập dữ liệu, những số liệu sẽ

được nhập, xử lý và mã hóa và phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 22.0.

Nghiên cứu sử dụng tỷ lệ phần trăm và các bẳng tần suất để mô tả các biến định tính trong nghiên cứu đó là đặc điểm chung của các mẫu khảo sát trong nghiên

cứu như tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, mức thu nhập bình qn, tình

trạng hơn nhân..

Nghiên cứu cũng sử dụng tỷ lệ phần trăm , trung bình và độ lệch chuẩn để mơ tả những biến định lượng trong nghiên cứu.

Sử dụng hệ số tương quan Pearson và hệ số tương quan Kendall để kiểm tra

mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Tất cả đối tượng tham gia được thơng báo rõ ràng về mục đích, lợi ích và yêu cầu trước khi tiến hành phỏng vấn và những thông tin của người bệnh chỉ được

phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Bà mẹ trẻ bại não được quyền không tham gia

nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình nghiên cứu. Những người tham gia được giữ bí mật thông tin cá nhân.

Nghiên cứu này được phép tiến hành nghiên cứu khi được thông qua Hội đồng duyệt đề cương, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định số 348/GCN-HĐĐĐ và có xác nhận được sự cho phép tiến

hành nghiên cứu của Bệnh viên Phục hồi chức năng Ninh Bình.

2.9. Sai số và cách khắc phục sai số

2.9.1. Sai số

Việc thu thập số liệu dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và thái độ phối hợp của người mẹ tham gia nghiên cứu nên có thể ảnh hưởng đến kết quả trả lời.

2.9.2. Biện pháp khắc phục sai số

Để khắc phục hạn chế chúng tôi sẽ tiến hành một số biện pháp sau:

- Bộ câu hỏi được thiết kế logic với những ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu để đối tượng có thể dễ dàng trả lời.

- Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu: nghiên cứu viên tiến hành thử nghiệm 20 phiếu phỏng vấn trên bà mẹ trước khi tiến hành nghiên cứu để làm sáng tỏ bộ câu hỏi và phát hiện những vấn đề cần sửa chữa. Kết quả thử nghiệm

được dùng để chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp 1 lần nữa.

- Tập huấn kỹ năng phỏng vấn, thống nhất cách thức phỏng vấn trong nhóm nghiên cứu và điều tra viên trước khi tiến hành thu thập số liệu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực hiện trên 117 người mẹ có con bại não điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Ninh Bình. Sau khi xử lý dữ liệu, chúng tơi thu được kết quả

như sau:

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu

+ Các đặc điểm tuổi, giới tính của đối tượng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 48 - 51)