Mức độ sai lệch giữa các giá trị ước tính và các giá trị thực tế

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 71)

Tóm tắt mơ hình

hình R R bình phương R bình phương hiệu chỉnh Độ sai chuẩn ước tính Durbin-Watson

1 0,679 0,460 0,415 5,18395 1,940

Hệ số R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh được sử dụng để đo lường sự phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính. Hệ số R bình phương và R bình phương hiệu chỉnh dao động trong đoạn từ 0 đến 1. Càng tiến về 1, các biến độc lập giải

thích càng nhiều cho biến phụ thuộc. Trong trường hợp này, R bình phương = 0,460 và R bình phương hiệu chỉnh = 0,415. Hai hệ số này ở mức trung bình, mơ hình có thể sử dụng. Giá trị R bình phương hiệu chỉnh = 0,415 cho thấy các biến độc lập

đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 41,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc.

Bảng 3.23. Mơ hình hồi quy tuyến tính

Mơ hình

Hệ số khơng

chuẩn hóa chuẩn hóa Hệ số t Sig. Thống kê cộng gộp B Độ sai chuẩn Beta Dung sai VIF

1 Hằng số 26,210 12,175 2,153 0,034 Tuổi -0,050 0,067 -0,054 -0,746 0,457 0,968 1,033 Học vấn 2,241 0,712 0,277 3,149 0,002 0,653 1,532 Công việc hiện làm 0,107 0,321 0,025 0,334 0,739 0,897 1,114 Tình trạng hơn nhân 0,040 1,563 0,002 0,026 0,980 0,920 1,087 Thu nhập -0,708 0,736 -0,081 -0,963 0,338 0,710 1,409 Chất lượng giấc ngủ -0,357 0,239 -0,109 -1,496 0,138 0,950 1,053 Mức độ mệt mỏi (FSI) -0,546 0,072 -0,606 -7,623 0,000 0,799 1,252 Mức độ trầm cảm 0,214 0,127 0,135 1,687 0,094 0,783 1,277 Giá trị Sig của kiểm định t được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy. Nếu Sig. <0.05 thì biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc. Bảng 8 cho thấy có 2 biến độc lập có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là: trình độ học vấn và mức độ mệt mỏi. Hệ số B cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cuộc sống, cịn mức độ mệt mỏi có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm nhóm nghiên cứu

Trong phần này, chúng tôi đưa ra các đặc điểm về: tuổi, giới tính, học vấn, cơng việc hiện tại, tình trạng hơn nhân, thu nhập bình qn.

Về tuổi: Có hai mức tuổi chiếm tỷ lệ cao, là mức tuổi 21 đến 30 tuổi (chiếm

tỷ lệ 28,21%) và mức tuổi 41 đến 50 tuổi (42,74%). Như vậy, có thể hiểu những

phụ nữ ở mức tuổi này thường đưa con đến điều trị bại não hơn các độ tuổi

khác.Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao là các bà mẹ trẻ và bà mẹ ở độ tuổi cao. Nhìn

chung bà mẹ ở độ tuổi này có nhiều khả năng phải đối mặt với các vấn đề sức khoẻ cá nhân, có thể khó khăn trong việc chăm sóc trẻ. Những bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm về sức khỏe sinh sản và các kỹ năng chăm sóc trẻ, mặt khác lại chịu áp lực về kinh tế khi chăm sóc điều trị cho con thời gian dài mà khơng có các nguồn

hỗ trợ.

Ngoài ra, độ tuổi cao nhất là 51 tuổi cho thấy nhiều gia đình có hồn cảnh neo

đơn, khó khăn, hạn chế về sức khỏe trong việc chăm sóc người thân bị bại não.

Ngoài ra, người mẹ ở tuổi 51 cũng cho thấy sự thiếu hiểu biết của một bộ phận

người dân trong vấn đề sức khỏe sinh sản.Các bà mẹ ở độ tuổi cao cũng rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe có thể dễ gây ra các biến chứng khi mang thai, tỷ lệ trẻ sinh ra không được khỏe mạnh khá cao. Và khi chăm sóc trẻ dễ gặp các vấn đề về tâm lý, cảm xúc dễ mệt mỏi trầm cảm.Vì vậy, nên khuyến cáo các bà mẹ sinh con ở độ tuổi sinh sản và chăm sóc sức khỏe thật tốt, khám sàng lọc trước sinh là vấn đề cần thiết. Cần nâng cao các chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe tới bà mẹ và trẻ em.

Về giới tính: trong nghiên cứu này, đối tương nghiên cứu 100% là nữ (bà mẹ

chăm sóc trẻ bại não). Điều này có thể lý giải do mẹ là người thường xuyên gần gũi với con nhất, là người chăm sóc con cái nhiều nhất trong gia đình. Đối với những trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt thì người mẹ ln là người gần gũi và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con.

Trình độ học vấn: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn của đối

tượng nghiên cứu đa phần là trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thơng; số

lượng ít bà mẹ có trình độ tiểu học và trình độ đại học, sau đại học và khơng có bà mẹ nào khơng biết chữ. Điều này có thể thấy số bà mẹ tại địa bàn nghiên cứu chủ yếu rải rác ở các vùng nơng thơn thuộc tỉnh Ninh Bình, các phương pháp sàng lọc trước sinh còn hạn chế, chế độ tư vấn trước sinh còn chưa được các thai phụ quan

tâm, đặc biệt là tư vấn sức khỏe cho thai phụ còn nhiều hạn chế cũng là một nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ sinh ra bị bại não cao.

Về nghề nghiệp: Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy đối tượng nghiên cứu

chủ yếu là nơng dân (chiếm tới 42,7%), viên chức chỉ có 12,0%. Cơng nhân và đối tượng kinh doanh, lao động tự do cũng chiếm tỷ lệ cao (Công nhân: 17,9%; Kinh doanh, lao động tự do: 18,8%). Tỷ lệ này hoàn tồn phù hợp với trình độ học vấn. Có một thực tế là nhiều phụ nữ nghỉ học sớm từ khi học hết tiểu học hoặc trung học cơ sở, không học tiếp mà tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Do đó, sự tiếp cận của người mẹ với các phương tiện truyền thông bị hạn chế, dẫn tới thiếu kiến thức về bệnh.

Về thu nhập bình quân: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy với mức thu nhập

của bà mẹ chăm sóc trẻ bại não rất thấp. Tỷ lệ bà mẹ có thu nhập thấp và khơng có thu nhập là rất cao, tạo thành gánh nặng kinh tế cho gia đình. Tỷ lệ bà mẹ có thu

nhập cao > 6 triệu/tháng rất ít, chiếm 6,0% . Điều này cho thấy sự cần thiết phải có sự hỗ trợ từ các phía: gia đình, bạn bè, các tổ chức xã hội đối với gia đình có trẻ

bại não.

Về tình trạng hơn nhân: Trong số các trường hợp được khảo sát, có 107

người có tình trạng hôn nhân là "Kết hôn", chiếm tỷ lệ 91,5%. Tuy nhiên, vai trị vai trị chăm sóc trẻ bại não 100% do phụ nữ thực hiện. Một số trường hợp độc thân thì gánh nặng kinh tế, tâm lý rất lớn.

Tóm lại, với đối tượng nghiên cứu là bà mẹ chăm sóc trẻ bại não chiếm 100%,

đa số bà mẹ ở độ tuổi từ 20-30 tuổi , nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông

nhập. Trong khi việc nuôi dạy và chữa trị cho trẻ bại não là rất tốn kém và mất nhiều thời gian, có những bà mẹ phải bỏ cả cơng việc của mình để theo liệu trình điều trị và chăm sóc con được liên tục. Nên họ cần được hỗ trợ từ phía gia đình,

bạn bè, xã hội. Hầu hết bà mẹ trẻ ít hiểu biết về bệnh của trẻ và hầu hết chưa được tham gia tập huấn, đào tạo về phục hồi chức năng cho trẻ bại não. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy, hiện nay trong các cơ sở, bệnh viện phục hồi chức

năng, vấn đề sức khỏe tâm lý của bà mẹ trẻ chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi sự tiến bộ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc và luyện tập từ gia đình.

Điều này cho thấy, sự cần thiết phải có sự quan tâm đúng mực từ phía gia đình, xã

hội đến chất lượng cuộc sống của bà mẹ trẻ bại não.

4.2.Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại Bệnh viện phục hồi chức năng Ninh Bình.

4.2.1. Thực trạng chất lượng giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chi ra giấc ngủ rất quan trọng đổi với con người. Giấc ngủ giúp cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, giúp cho sự

điều hòa thân nhiệt và sự phát triển cùa bộ não. Ngủ là điều cần thiết đề phục hồi

sức khỏe thể chất và tinh thần. Đối với người có hoạt động thể chất nhiều vào ban ngày, một đêm ngon giấc đặc biệt quan trọng vì nó giúp cải thiện sự tập trung và trí nhớ, cho phép cơ thể sửa chữa bất kì tổn thương tế bào xây ra trong ngày và hồi phục hệ thống miễn dịch, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Người trải qua các rối loạn giấc ngủ cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, trầm cảm, … cũng như ung thư, tỷ lệ tử vong tăng lên, và giảm chất lượng cuộc sống. Như vậy ngủ là một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta không thể sống mà không ngủ. Do đó, giấc ngủ cịn được xem như một

tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá chất lượng của cuộc sống. Đối với người thầy

thuốc, giấc ngủ của người bệnh được xem như là một tiêu chuẩn cần đạt được trong quá trinh điều trị và tiên lượng bệnh, còn trong phạm vi của nghiên cứu giấc ngủ của người mẹ chăm sóc trẻ bại não lại có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phục

Thời điểm các bà mẹ thường đi ngủ vào lúc 22h (53,8%). Có tới 43 bà mẹ,

chiếm 36,8% ngủ vào lúc 23h. Phần lớn các bà mẹ ngủ muộn hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do chăm sóc, theo dõi trẻ bệnh cần nhiều thời gian. Điều này không phù hợp với nghề nghiệp chủ yếu của người mẹ (42,7% là nông dân). Trên thực tế, nông dân thường ngủ sớm. Việc thức khuya đối với đối tượng này sẽ

ảnh hưởng đến giấc ngủ, do ngủ khơng đúng với thói quen sinh hoạt bình thường.

Phần lớn các bà mẹ trả lời: mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ và cảm thấy khó có thể đi vào giấc ngủ. Có tới 38,5% người mẹ trả lời rằng phải mất trên 30 phút mới có thể ngủ được vì vậy thời gian ngủ được quá ít so với thời gian nằm trên giường dành cho việc ngủ là dấu hiệu cho thấy một giấc ngủ kém. Hiệu suất giấc ngủ càng thấp chứng tỏ giấc ngủ càng kém. Đối với đối tượng nghiên cứu về chất

lượng giấc ngủ của bà mẹ chăm sóc trẻ bại não trong nghiên cứu của chúng tôi, hiệu suất trung bình đạt được là 62,4% cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Thanh Bình khi nghiên cứu trên người bệnh có chứng ngưng thở khi ngủ là 61,6 ± 21,6% [7]. Hiệu suất giấc ngủ < 85% trên đối tượng nghiên cứu của chúng tơi chiếm 80% ít hơn so với kết quả nghiên cứu của Lý Duy Hưng nghiên cứu đặc

điểm lâm sàng rối loạn giấc ngủ trong các rối loạn liên quan stress là 96,1% [6]. So

với các đối tượng khác chất lượng của bà mẹ ở mức độ cao hơn các đối tượng bệnh khác nhưng về thời gian thì lại kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống một

cách đáng kể và có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của người mẹ.

Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu cố thời gian thực ngủ dưới 5 giờ/ đêm là

60,7% với thời gían ngủ trung bình là 5,42 giờ. Điều này cho thấy thời gian ngủ

mỗi đêm của đối tượng nghiên cứu là rất thấp. Có thể do người mẹ thường xuyên gặp phải các yếu tố gây ra sự tỉnh giấc giữa đêm và rất khó có thể ngủ lại. Như vậy, thời gian ngủ của các bà mẹ là ít. Trong khi đó, các bà mẹ cần phải ngủ đủ 8h mới có dủ thời gian phục hồi sức khỏe. Tỷ lệ thời gian ngủ trung bình so với 8h là 67/75%, tức chỉ ngủ được khoảng 2/3 thời gian ngủ được khuyến cáo, cho thấy khả năng hồi phục sức khỏe của bà mẹ thấp, dần dần sẽ dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, …Việc người mẹ ngủ ít trong đêm cũng có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng một

phần nào đó đến các hoạt động ban ngày theo như điều khiển xe đạp, xe máy, lúc tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc duy trì hứng thú trong sở thích hàng ngày, như không đủ minh mẫn và tập trung trong các sinh hoạt thường ngày của

người mẹ.

Các yếu tố chính có ảnh hưởng đến giấc ngủ bao gồm: “Khơng thể ngủ được trong vịng 30 phút.” (99,1%); "Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc quá sớm" (100%);

"Phải thức dậy để đi vệ sinh" (98,3%); "Cho con bú" (12,0%); "Thay tã" (39,3%); "Chăm con ốm" (41,9%). Trong đó, yếu tố "Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc quá sớm" chiếm tỷ lệ lên tới 100% và yếu tố "Phải thức dậy để đi vệ sinh" chiếm 98,3% cho thấy sự lo lắng về bệnh của người mẹ. Trong đó có tới 54,7% bà mẹ phải thức dậy tới >3 lần/ tuần. Việc thức giấc giữa đêm, kết hợp với việc khó ngủ làm càng khó ngủ lại hơn, dẫn tới chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nặng nề. Việc thức dậy đị vệ sinh trong đêm không chỉ cho thấy sự lo lắng về bệnh tình của con mà cịn thể hiện các vấn đề về sức khỏe như bệnh lý về thận hay huyết áp. Các vấn đề khác như:

Cảm thấy quá lạnh; Cảm thấy q nóng hầu như khơng ảnh hưởng đến giấc ngủ, cho thấy môi trường tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Ninh Bình khơng ảnh hưởng nhiều đến các bà mẹ.

Về thời gian thức dậy, phần lớn các bà mẹ tỉnh dậy vào 5h sáng (60.7%). Điều này phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp của các bà mẹ: chủ yếu là nông dân và công nhân, phải thường xuyên dậy sớm.

Có tới 60 bà mẹ (chiếm tỷ lệ 51,3%) có chất lượng giấc ngủ tương đối kém và 13 bà mẹ (chiếm tỷ lệ 11,1%) có chất lượng giấc ngủ ở mức kém. Tổng tỷ lệ bà mẹ có chất lượng giấc ngủ tương đối kém và kém là 62,4%. Như vậy, phần lớn các bà mẹ có chất lượng giấc ngủ kém. Điều này cho thấy, chất lượng cuộc sống của các bà mẹ có con bị bại não đang điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Ninh Bình là khơng cao.

Có tới 94,0% số bà mẹ không sử dụng thuốc hỗ trợ ngủ lần nào. Việc này khơng có nghĩa là các bà mẹ hầu như không phải hay không cần sử dụng thuốc, mà có liên quan đến nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của bà mẹ. Các

bà mẹ chủ yếu là nơng dân/cơng nhân, có trình độ học vấn và kinh tế thấp, dẫn tới ít có thói quen sử dụng thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

Chất lượng giấc ngủ của bà mẹ trong nghiên cứu cho thấy điểm PSQI càng

cao thể hiện CLGN càng kém. Sau khi tổng hợp và tính điểm nhân tố cấu thành bộ câu hỏi, chúng tôi đưa ra kết quả đa số bà mẹ (99,1%) có CLGN kém với điểm

PSQI trung bình là 11,43 ± 2,069. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ được xác định bởi

Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Thùy Dương và Nguyễn Trung Anh (2021) (89,7%) [10].

Tỷ lệ bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tơi có CLGN kém tương đối cao tính theo thang điểm PSQI. Điều này được giải thích rằng: CLGN tính theo thang điểm PSQI là sự tổng hợp của 7 nhân tố, mà đa số bà mẹ trong nghiên cứu này đều có

những vấn đề với từng nhân tố như thời gian ngủ ngắn, khó đi vào giấc ngủ, hiệu suất giấc ngủ thấp...dẫn đến tổng điểm chung của thang PSQI cao và thể hiện cho một giấc ngủ kém.

Nghiên cứu của tác giả Eun- Young Park [51] cho thấy sự hiện diện của một cá nhân khuyết tật trong một gia đình ảnh hưởng đến cả gia đình. Gia đình của

những người bị bại não bị gia tăng lo lắng về tâm lý và các vấn đề tài chính; đặc biệt, các bậc cha mẹ có xu hướng cảm thấy áp lực về thời gian và phải vật lộn để duy trì các hoạt động xã hội và văn hóa của họ. trạng thái căng thẳng stress, sự rối loạn chất lượng giấc ngủ thường xuất hiện ở các đối tượng bà mẹ này. Kết quả

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng cuộc sống của bà mẹ có con bại não điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng ninh bình (Trang 71)