Hồng Đức năm 2020
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được tiến hành trên 282 sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức.
Có sự phân phối khơng đồng đều về giới tính trong mẫu nghiên cứu, số sinh viên nữ chiếm cao hơn sinh viên nam (66,3% so với 33,7%) (Bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu phù hợp với đặc tính chung của trường Y Dược Hồng Đức với số lượng sinh viên nữ nhiều hơn nam.
Số tuổi được phân bố khá tương đối đồng đều (33,5%, 32,4%, 34,1%). Sinh viên nhập học khá đúng tuổi.
Kết quả học tập của sinh viên trong nghiên cứu hơn một nửa là có học lực khá (58,9), học lực yếu chiếm tỷ lệ khá thấp, khác với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Huyền Trang thực hiện đề tài Hành vi sử dụng rượu bia và các yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh [19], phần lớn sinh viên có học lực từ trung bình trở xuống chiếm 67,4%, điều này có thể do trình độ sinh viên mỗi trường, cách đánh giá chất lượng dạy và học ở mỗi trường khác nhau hoặc các lớp được chọn có nhiều sinh viên khá, giỏi hơn mặt bằng chung của trường.
Tỷ lệ sinh viên khơng đi làm thêm ngồi giờ học chiểm tỷ lệ khá cao (65,9%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Trần Thị Huyền Trang. Điều này có thể do các sinh viên dành phần lớn thời gian cho việc học tập nên có ít thời gian cho các cơng việc khác. Đặc biệt, sinh viên trường Y ngồi chương trình học tập trên trường, thì cịn đi thực tập ở các cơ sở y tế nên gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian [19].
Đa số thu nhập trung bình hàng tháng của sinh viên ≤ 3 triệu (73,1%). Điều
này có thể là do tiền thu nhập hàng tháng của sinh viên chủ yếu từ gia đình chu cấp và phù hợp với tình hình kinh tế gia đình Việt Nam ở mức thu nhập trung bình.
Trong các sinh viên tham gia nghiên cứu, số sinh viên hút thuốc lá chiếm tỷ lệ thấp (1,6%). Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (4,2%). Sự khác biệt này có thể do những năm gần đây chính sách nhà nước cũng đã tích cực truyền thơng về tác hại của hút thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau, sinh viên cũng như người dân ngày càng nhận thức được tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức khỏe, đặc biệt là sinh viên trường Y Dược [19].
Đa số sinh viên sống chung với bạn bè (90%). Một số sinh viên có nhà tại thành phố và sống cùng gia đình. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu Trần Thị Huyền Trang (59,5%). Điều này phù hợp với đặc tính sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức vì hầu hết các sinh viên đến từ các tỉnh thành trên đất nước, nên phần lớn các bạn sinh viên sống với bạn bè ở ký túc xá hoặc thuê trọ ngoài trường [19].
Tỷ lệ người thân trong gia đình có sử dụng rượu bia có tỷ lệ cao (95,4%), số thế hệ sử dụng rượu bia trong nhóm có gia đình sử dụng rượu bia đa số là một. Điều này có thể là do việc uống rượu bia ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng người Việt Nam, những người thân sử dụng rượu bia có thể ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng rượu bia của các sinh viên.
Số lượng bạn bè chơi chung sử dụng rượu bia chiếm tỷ lệ 64,1%, trong đó bạn bè rủ rê sử dụng rượu bia trong nhóm có bạn bè sử dụng rượu bia là 62,9%. Điều này có thể do bạn thường chơi chung là những người thường xuyên tiếp xúc với các sinh viên do đó nếu họ sử dụng rượu bia có thể ảnh hưởng đến thói quen và hành vi sử dụng rượu bia của các sinh viên.
4.1.2. Thực trạng sử dụng rượu bia ở sinh viên
Nghiên cứu tìm thấy có đến 55,3% sinh viên trả lời có sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua (Bảng 3.3). Điều này chứng tỏ tỷ lệ sử dụng rượu bia của
sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức khá cao. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (58,3%). Có thể là do đối tượng nghiên cứu đều là sinh viên trường Y Dược [19]. Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng sinh viên, đối tượng bắt đầu bước qua độ tuổi trưởng thành, xa gia đình và bắt đầu cuộc sống tự lập, học tập và sinh sống trong một môi trường mới, khơng cịn chịu sự quản thúc từ gia đình. nên có thể các bạn sinh viên dễ sử dụng rượu bia để giải toả tâm trạng hơn.
Trong 55,3% sinh viên có sử dụng rượu bia thì có 17,9% có vấn đề về sức khỏe theo thang đo AUDIT (Alcohol Use Disoders Identifition test) là thang đo có giá trị cao và sử dụng rộng rãi trên nhiều đối tượng, thang đo này cũng được nhiều nghiên cứu sử dụng như nhóm tác giả của Đại học Y Dược Huế đã thực hiện một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 550 sinh viên thuộc 4 trường Đại học và Cao đẳng trên thành phố Huế về thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên quan, nghiên cứu Phạm Bích Diệp và cộng sự đã có nghiên cứu cắt ngang trên 619, có độ tuổi từ 18-25 của Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái Nguyên [43], tuy nhiên điểm cắt cuả hai nghiên cứu này với điểm cắt ≥8 để xác định lạm dụng rượu bia, còn nghiên cứu sử dụng ≥6 đối với nữ, ≥ 8 đối với nam. Tỷ lệ sử dụng rượu bia khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang (58,3%, trong đó có 18,2% sinh viên uống rượu bia có vấn đề về sức khoẻ) [19]. Thấp hơn so với nghiên cứu của nhóm tác giả của Đại học Y Dược Huế (có 93% sinh viên sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua). Kết quả này cần được quan tâm vì uống rượu bia q mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của một bộ phận sinh viên Cao đẳng Y tế Hồng Đức.
Trong 282 sinh viên khảo sát có tần suất uống rượu bia phần lớn là ít hơn một lần trong một tháng (79,5%), tiếp đến là 2-4 lần một tháng (18,6%), sinh uống sử dụng rượu bia từ 2-3 lần một tuần và ít nhất 4 lần một tuần có tỷ lệ khá thấp. Lượng rượu bia đa phần là từ 1-2 đơn vị chuẩn (58,3%), tiếp đến là 3-4 đơn vị chuẩn và 5-6 đơn vị chuẩn (22,4% và 14,7%). Việc sử dụng rượu bia có tần suất cao và số lượng nhiều có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và học tập của
sinh viên.
Lý do uống rượu chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,5%, tiếp đến là giao tiếp (40,5%), căng thẳng (18%). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang [19], tỷ lệ bạn bè rủ rê là 73,3%, giao tiếp là 50,9%, căng thẳng là 20%. Đối với tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia do quá căng thẳng thì nghiên cứu trên sinh viên y khoa tại Châu Phi cũng đã đề cập đến việc những sinh viên bị stress có xu hướng uống rượu bia nhiều hơn. Ngành Y là một trong những ngành có khối lượng chương trình học khá nặng, tần suất thi cử, thời gian thực tập tại các bệnh viện nhiều, nên có lẽ một số bộ phận sinh viên tìm đến rượu bia đẻ để giải tỏa căng thẳng.
Địa điểm sinh viên thường hay uống rượu bia là ở quán (70,5%). Tỷ lệ này khá tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang [19] và nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thế Hiển (77%)[11]. Điều này có thể là do quán là địa điểm lý tưởng để các sinh viên gặp gỡ giao lưu với bạn bè cũng như tổ chức các buổi tiệc tùng do đó việc uống rượu bia là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc uống rượu bia có ở quán có thể gây ra nhiều hành vi tiêu cực như xảy ra nhiều mâu thuân xích với người xung quanh hoặc lái xe về nhà khi đang say rượu bia.
4.1.3. Biểu hiện sau khi uống bia rượu
Có gần 80% sinh viên thuộc nhóm thể chất, chiếm cao nhất trong 6 nhóm. Trong đó có gần 20% sinh viên cảm gặp một vài biểu hiện khó chịu và 12,8% cảm thấy buồn nơn/nơn khi sử dụng rượu bia hơn 1 lần trong 2 tháng qua. Có 1/3 sinh viên gặp một vài biểu hiện: khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chống váng, khát nước, khó ngủ, khó tập trung trí tuệ và buồn nơn/nơn khi sử dụng rượu bia hơn 1 lần trong 1 năm qua. Sinh viên sử dụng rượu bia gặp một vài biểu hiện: khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chống váng, khát nước, khó ngủ, khó tập trung trí tuệ và cảm thấy buồn nôn/nôn khi sử dụng rượu bia hơn 1 lần trong đời nhưng không phải trong năm vừa qua lần lượt là 9,6% và 8,3%. Ngoài các tác hại dễ nhận thấy sau khi uống rượu bia như: đau đầu, buồn
nơn, chóng mặt, mệt mỏi, chất cồn trong rượu bia còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể mà chúng ta không ngờ tới. Khi một lượng cồn lớn vào trong cơ thể chúng gây rối loạn bộ não của cơ thể, khiến bộ não của chúng ta khơng cịn kiểm sốt, điều chỉnh được các hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó gây ra các hành động tiêu cực của người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm sốt, suy giảm trí nhớ và tinh thần khơng ổn định.
Những sinh viên sau khi uống rượu bia có biểu hiện lái xe chiếm tỷ lệ đứng thứ hai trong nhóm (50%). Hơn một lần trong 2 tháng vừa qua, có 3,2% sinh viên lái xe khi đã uống nhiều rượu bia, 1,3% sinh viên vừa uống rượu bia vừa lái xe, bị cảnh sát giao thông bắt là 1,3%. Trong 1 năm vừa qua, có 23,7% sinh viên uống nhiều rượu bia vẫn lái xe, 3,2% vừa uống vừa lái xe, có 1,9% bị cảnh sát giao thông bắt >1 lần. Kết quả nghiên cứu cao hơn nghiên cứu của các sinh viên trường Đại học Nigeria chỉ có 10,7% sinh viên lái xe sau khi uống rươu bia trong 1 năm vừa qua [64], [65]. Mặt khác việc sử dụng rượu bia và lái xe trong các sinh viên đại học có liên quan đến nhiều hành vi nguy hiểm bao gồm việc không sử dụng thiết bi bảo hơ ̣(mũ bảo hiểm, dây an tồn), sử dụng điện thoại di động, lái xe vi pham pháp luật việc lái xe dưới ảnh hưởng rượu bia có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là tai nạn giao thơng.
Nhóm biểu hiện liên quan đến học tập chiếm 21,8%, trong đó có 2,6% bỏ học hơn 1 lần trong 2 tháng qua sau khi uống rượu bia chiếm 8,4, hơn 1 lần trong một năm qua chiếm 12,2%, lớn hơn 1 lần trong đời nhưng không phải năm vừa qua là 10,2%. Sinh viên bị điểm kém hơn một lần trong 2 tháng qua, 1 năm qua, trong đời nhưng không phải trong năm qua lần lượt là 1,3%; 1,9%; 3,2%. Theo số liệu 48 thống kê của NIAAA cũng cho thấy khoảng 25% sinh viên nghỉ hoc, bi ̣điểm kém sau khi sử dung rượu bia [47]. Uống rượu say gây ảnh hưởng đến con đường giao tiếp của não. Điều này khiến cho bạn khó suy nghĩ, khó nói rõ ràng hơn, khó ghi nhớ mọi thứ, khó đưa ra quyết định đúng đắn và khó khăn trong việc di chuyển cơ thể. Việc uống rượu say có thể gây ra các vấn đề về sức
khỏe tâm thần như trầm cảm, mất trí nhớ.
Nhóm biểu hiện liên quan đến pháp luật chiểm tỷ lệ khá thấp (5,8%). Sinh viên gặp rắc rối về pháp luật lớn hơn 1 lần trong 2 tháng qua, 1 năm qua, lớn hơn 1 lần trong đời không phải trong năm qua lần lượt là 1,9%; 3,2%; 3,8%. Nhóm biểu hiện về bạo lực chiếm tỷ lệ 8,3%. Trong đó có tới 2% sinh viên báo cáo phá hoại tài sản lớn hơn 1 lần trong 2 tháng qua, chưa tới 1% trong 1 năm qua, 3,8% trong đời nhưng không phải trong năm vừa qua. Rượu là một chất ức chế, nó làm đình trệ và gây rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Khi uống rượu say người ta sẽ nói nhiều, khơng thận trọng trong cử chỉ và lời nói, trở nên lú lẫn, khơng biết đúng sai và xấu hổ. Họ có những hành động mà lúc bình thường lịng tự trọng không cho phép họ làm như vậy. Rượu tác động vào hệ thần kinh trung ương khiến cho người ta không làm chủ được suy nghĩ và hành vi của bản thân. Dẫn đến những hậu quả khôn lường như liều lĩnh, không kiềm chế gây tai nạn giao thông hay đánh đập, cãi vã,...
Sinh viên xảy ra xích mích/cãi nhau/đánh nhau hơn một lần trong 2 tháng qua, 1 năm qua, trong đời nhưng không phải trong năm qua lần lượt là 3,2%; 6,4%; 5,8%. Tác động xấu của rượu đến hoạt động cảm xúc và hành vi của người uống rượu say là điều mà hầu như ai cũng nhận thấy. Khi uống rượu bia nhiều dẫn tới say, giai đoạn đầu của cơn say là giai đoạn hưng phấn. Chính vì vậy mà họ nói nhiều, nói luyên thuyên, nói mãi một chủ đề mà người xung quanh không thể ngăn cản họ nói. Nếu có ai đó cố tình chọc tức hoặc ngăn cản họ, họ rất dễ nổi cáu dẫn tới cãi, thậm chí là đánh nhau gây ra án mạng. Trên thực tế đã có rất nhiều vụ án mạng xảy ra trên bàn nhậu chỉ vì một lời thách đố hay khích bác. Sau giai đoạn hưng phấn sẽ đến giai đoạn ức chế, lúc này người say rượu sẽ nằm một chỗ, khơng nói gì nữa, thậm chí có người cịn dẫn tới tình trạng sảng rượu.
Nhóm biểu hiện khác chiếm tỷ lệ khá cao (39,7%). Sử dụng rượu bia làm mất việc làm thêm cao nhất là lớn hơn 1 lần trong đời nhưng không phải trong
năm qua (3,2%), kế đến là trong 1 năm vừa qua (1,9%), trong 2 tháng qua là 0,6%. Ép buộc ai đó quan hệ tình dục hoặc bị ai đó ép buộc quan hệ tình dục đợc ghi nhận hơn 1 lần trong 2 tháng qua, trong 1 năm qua, trong đời nhưng không phải trong năm qua lần lượt là 1,9%; 2,6%; 3,8%. Theo các chuyên gia, quan hệ
tình dục và uống rượu bia khơng phải là một sự kết hợp tốt. Một lượng nhỏ bia
rượu giúp cho việc tương tác với những người xung quanh tốt hơn bằng cách giúp bạn bớt ngại ngùng, từ đó giúp mọi người dễ dàng kết bạn hơn. Bên cạnh đó, rượu bia cịn giúp ích cho rất nhiều người, khiến họ thoải mái hơn và dễ dàng trao đổi với nhau. Đáng tiếc thay, so với danh sách những lợi ích thì số lượng tác hại mà rượu bia đem tới cho bạn lại dài hơn rất nhiều. Rượu bia khiến sinh viên có thể dễ dàng đưa ra những quyết định sai lầm và tiến đến quan hệ tình dục với những người khơng hề phù hợp hoặc có ý định xấu. Từ đó dẫn đến những trường hợp như mang thai ngoài ý muốn, mắc những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Việc sử dụng rượu bia là bình thường, quan niệm về việc uống rượu, uống bia như một phần giao tiếp xã hội, để tạo thuận lợi cho tăng cường các mối quan hệ xã hội, hay sử dụng rượu bia để giải tỏa cảm xúc cá nhân, chứng tỏ bản lĩnh bản thân, hay sự mặc định con trai cần biết uống rượu bia, rượu bia là thứ không thể thiếu trong các buổi tiệc tùng, gặp gỡ, là những quan niệm về rượu bia trong xã hội hiện nay. Những quan niệm này tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi sử dụng rượu bia. Đây là những quan niệm lệch lạc về hành vi sử dụng rượu bia, mặt khác phản ánh thực tế về “văn hóa nhậu trong gặp mặt và giao lưu” vẫn đang ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người Việt trẻ. Ở đây, sự tồn tại của các quan niệm như: xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm
Nhà nước cũng đưa ra các văn bản, luật về phòng chống tác hại rượu