Một số yếu tố liên quan đến hànhvi sử dụng rượu bia của sinh viên

Một phần của tài liệu Thuc trang su dung ruou bia (Trang 72 - 76)

4.2.1. Mối liên quan giữa một số đặc điểm dân số, xã hội và sử dụng rượu

bia của sinh viên.

Qua phân tích cho thấy tuổi càng lớn thì tỷ lệ sử dụng rượu bia càng cao và có khuynh hướng, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê sinh viên có tuổi càng cao thì sử dụng rượu bia càng nhiều, cứ tăng một tuổi thì sử dụng rượu bia gấp 1,7 lần và gấp 2,6 lần so với nhóm tuổi trước. Điều này hồn tồn hợp lý khi càng lớn tuổi thì sinh viên càng có nhiều mối quan hệ và đã qua tuổi thành niên nên có quyền “thử” cho biết và có thể cha mẹ cho là rằng sớm muộn gì con mình

cũng uống nhằm giao tiếp xã hội nên cho con mình tự lập, khơng kiểm sốt nhiều. Sinh viên là độ tuổi được xã hội đặc biệt quan tâm về vấn đề sử dụng các sản phẩm có chất kích thích nói chung và rượu bia nói riêng. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà sự trưởng thành của cá nhân được kỳ vọng, là sự định hướng và khởi đầu cho những bước lập thân lập nghiệp đầy thử thách mà cũng vô cùng ý nghĩa của cuộc đời. Việc lạm dụng rượu bia theo hướng tiêu cực và bị những “cơn say” chi phối đời sống của mình cũng như ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của sinh viên, chất lượng phát triển về an sinh - tri thức của tồn xã hội, ảnh hưởng đến văn hóa chung của người Việt trong cái nhìn đánh giá về hành vi văn hóa.

Tỷ lệ nam giới sử dụng rượu bia cao gần 7 lần so với nữ giới, đây là yếu tố gần như chắc chắn có liên quan với tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên, đã được biết đến qua nhiều nghiên cứu trước đây vì hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lê ̣sử dung ̣ rượu bia của nam cao hơn nữ [10], [11], [43], [45].

Điều này rất dễ giải thích vì quan niệm của Việt Nam là đàn ông cần phải mạnh mẽ, bản lĩnh và uống rượu bia là một cách để thể hiện điều đó. Trong các buổi tiệc thì mặc định là nam phải uống rượu, bia cịn nữ thì có thể không cần uống cũng được. Và các quan niệm lệch lạc về hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi mục đích của việc uống rượu bia là hướng về mặt giao tiếp, xã giao trong công việc hoặc cuộc sống; mặt khác phản ánh thực tế về “văn hóa nhậu trong gặp mặt và kinh doanh” vẫn đang ăn sâu vào suy nghĩ, nếp sống của người Việt trẻ. Khơng ít bạn cho rằng đơi khi có quan niệm “uống rượu là cách thể hiện mình đã trưởng thành”, “rượu giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, sự căng thẳng hay những nỗi buồn”, “uống rượu thể hiện bản chất đàn ông”. Ở đây, sự tồn tại của các quan niệm như: xem rượu như một cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm

Học lực càng thấp thì tỷ lệ sử dụng rượu bia càng cao và có tính khuynh

hướng, nhóm xuất sắc/giỏi thấp hơn 1,1 lần so với nhóm có học lực khá, gấp 1,7 so với nhóm học lực trung bình khá/trung bình và 2,5 lần so với nhóm yếu. Nghiên cứu của Trần Thanh Loan năm 2011 cũng cho thấy tỷ lệ sử dụng rượu bia giảm khi học lực tăng lên [15], nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang năm 2017 [19]. Có thể sinh viên giỏi thì sẽ tập trung vào việc học nên khơng có thời gian giao lưu, hay sử dụng rượu bia.

4.2.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình, bạn bè và hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên

Nghề nghiệp của cha và mẹ có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên cụ thể như sau: Sinh viên có ba làm nghề cơng nhân, bn bán có tỷ lệ sử dụng dụng rượu bia cao hơn so với sinh viên có ba làm nghề nơng dân với tỷ lệ lần lượt 2,7 lần và 6,6 lần; Nghề nghiệp của mẹ là công nhân và buôn bán có tỷ lệ hành vi sử dụng rượu bia cao hơn so với nghề nghiệp nông dân tỷ lệ lần lượt 3,2 lần và 2,5 lần. Có thể do ba, mẹ làm cơng nhân, bn bán sẽ có ít thời gian ở với con mình nhiều, bng lỏng quản lý con mình hơn những nghề khác, từ đó sinh viên dễ sử dụng rượu bia hơn mà không sợ ba mẹ biết, la mắng.

Gia đình là yếu tố có sự tác động đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên, nếu có người thân trong gia đình sử dụng rượu bia thì hành vi sử dụng rượu bia cao gấp 1,36 lần so với sinh viên khơng có người thân sử dụng rượu bia. Cụ thể nếu anh/chị/em trong gia đình có sử dụng rượu bia thì tỷ lệ sinh viên sử dụng cao gấp 1,6 lần so với cha/mẹ có hành vi sử dụng rượu bia. Việc sinh viên có Anh/chị/em sử dụng rượu bia dẫn đến hành vi sử dụng rượu bia vì mối quan hệ thân thiết và ngang hàng. Tính riêng trong 234 sinh viên có người trong gia đình sử dụng rượu bia, số thế hệ trong gia đình có sử dụng rượu bia càng cao thì tỷ lệ sinh viên có sử dụng rượu bia càng cao và có khuynh hướng, cụ thể nhóm có hai thế hệ và ba thế hệ trong gia đình sử dụng rượu bia có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao gấp lần lượt 2,8 và 11,1 lần nhóm chỉ có một thế hệ trong gia đình sử dụng rượu bia. Có thể lý giải là do sinh viên học hỏi hành vi uống rượu từ người thân trong gia đình thơng qua quan sát và bắt chước, họ có khuynh hướng

uống rươu bia chỉ sau vài lần chứng kiến người thân của mình uống rượu bia. Có thể thấy rằng yếu tố gia đình ảnh hướng đến sự phát triển con cái.

Những sinh viên có bạn bè chơi chung sử dụng rượu bia có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao gấp 2,2 lần những sinh viên khơng có bạn chơi chung sử dụng rượu bia, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Tương tự nghiên cứu thực hiện bởi Trần Thị Huyền Trang tại khoa Y Tế Công Công, nghiên cứu trên sinh viên Y khoa cũng cho thấy bạn cùng phịng uống rươu ̣ bia có liên quan với việc uống rượu bia và vấn đề về sức khỏe của sinh viên [43], [19]. Cùng với gia đình thì yếu tố bạn bè chơi chung cũng có tác động nhất định đến việc uống rượu bia của đối tượng. Nghiên cứu tai Mỹ năm 2012 cũng cho thấy những thanh thiếu niên có bạn uống rượu bia thì sử dung rượu bia gấp 3,6 lần so với có bạn khơng uống rượu bia [53]. Bên cạnh gia đình thì bạn bè đóng quan trọng trong cuộc sống, những bạn thường chơi chung với nhau sẽ giống nhau về nhiều đặc điểm như tính cách, sở thích và đơi khi việc cùng nhau uống rượu bia để tăng tình bạn thân thiết. Đặc biệt trong nghiên cứu này, đa phần sinh viên chủ yếu với bạn bè, sống xa gia đình nên sự ảnh hưởng của bạn bè cũng được tăng lên trong đời sống của sinh viên.

Một trong những lý do khác có ảnh hưởng đến hànhvi sử dụng rượu bia của sinh viên là rủ rê, lôi kéo của bạn bè. Sự lôi kéo của bạn bè được tiếp cận từ hai góc độ tiêu cực (bạn bè rủ rê hay người trả lời uống rượu bia) và góc độ tích cực (Khun người trả lời tránh xa rượu bia). Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng việc sinh viên bị bạn bè rủ rê lôi kéo sử dụng rượu bia thì có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao gấp 1,59 lần những sinh viên chỉ có bạn bè sử dụng rượu bia mà không rủ rê sử dụng rượu bia. Điều đó cho thấy việc sinh viên có bạn sử dụng rượu bia thì sẽ sử dụng rượu bia mà còn phụ thuộc vào việc bị lơi kéo, rủ rê của bạn mình, nhất là ở nam giới. Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh vai trò của bạn bè đối với việc sử dụng rượu bia ở sinh viên.

Một phần của tài liệu Thuc trang su dung ruou bia (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w