Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Thuc trang su dung ruou bia (Trang 31 - 36)

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Để đánh giá mức độ nguy cơ do sử dụng rượu bia, WHO sử dụng hai cách đánh giá: cách thứ nhất dựa trên mức độ tiêu thụ gam cồn nguyên chất/ người/

ngày, cách thứ hai là sử dụng bộ câu hỏi AUDIT để xác định mức độ nguy cơ do sử dụng rượu bia. Trong nghiên cứu này sử dụng bộ công cụ AUDIT để hỏi và đánh giá mức độ nguy cơ do sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức.

Công cụ thu thập dữ liệu định lượng là bộ câu hỏi cấu trúc soạn sẵn, được xây dựng dựa trên thang đo AUDIT (Alcohol Use Disorders Identification Test) là thang đo do TCYTTG xây dựng. Cung cấp bằng chứng để xác định các biện pháp can thiệp thích hợp giúp người sử dụng rượu bia giảm hoặc ngừng sử dụng rượu bia.

Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần:

Phần I. Gồm 14 câu hỏi về một số đặc điểm của sinh viên.

Phần II. Phần này gồm 10 câu hỏi để đánh giá nguy cơ sử dụng rượu bia của sinh viên. Trong đó 3 câu đầu tiên, thu thập bằng chứng về sử dụng rượu bia đến mức có hại, 3 câu tiếp theo, thu thập bằng chứng về phụ thuộc rượu bia và 4 câu cuối cùng, thu thập bằng chứng về việc sử dụng rượu bia đến mức nguy hiểm.

Phần III: Khảo sát một số yếu tố về gia đình và bạn bè

Cơng cụ thu thập dữ liệu định tính là bộ hỏi bán câu trúc, kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cịn tìm hiểu những biểu hiện thường gặp sau khi uống rượu bia được lấy từ bộ câu hỏi của ASQ (Student Alcohol Questionaire) đã được dịch ra tiếng việt và được điều chỉnh phù hợp với văn hóa người Việt. Hệ số độ tin cậy phiên bản tiếng việt của từng hạng mục giao động từ 0,2 đến 0,9 đối với 19 câu hỏi về hành vi uống rượu [24]. Độ tin cậy 19 biểu hiện phiên bản tiếng anh đầu tiên của SAQ đã cho thấy hệ số độ tin cậy của Spearman- Brown là 0,98 và Chronbach alpha là 0,9 [67].

2.5.2. Kỹ thuật thu thập số liệu

Nghiên cứu định lượng

Phỏng vấn trực tiếp sinh viên theo bộ câu hỏi cấu trúc.

Thực hiện phỏng vấn bao gồm 04 phỏng vấn viên gồm 01 nghiên cứu viên chính (học viên) 03 cử nhân y tế công cộng.

Các điều tra viên được tập huấn trong 01 ngày về phương pháp thu thập số liệu. Nghiên cứu viên cùng điều tra viên thảo luận để thống nhất các nội dung bộ câu hỏi, kỹ thuật và cách tiến hành thu thập số liệu.

Tiến hành phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt, cuộc phỏng vấn tiến hành tại nơi yên tĩnh là phịng cơng tác sinh viên của trường, khi phỏng vấn, đảm bảo sự riêng tư cho sinh viên.

Về thời điểm tiến hành phỏng vấn, sắp xếp vào các giờ nghỉ giải lao của sinh viên hoặc những ngày cuối tuần mà sinh viên có mặt tại trường.

Thời gian tiến hành phỏng vấn trong khoảng 15-20 phút.

Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn sâu:

Đầu tiên nghiên cứu viên đến gặp trực tiếp 07 đối tượng chọn chủ đích để PVS (đã đề cập trong cỡ mẫu định tính), trình bày lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu và xin phép phỏng vấn sâu. Các chủ đề định tính bao gồm:

- Yếu tố môi trường xã hội: Thông tin trên các phương tiện thơng tin đại chúng, yếu tố gia đình, bạn bè, lịng tự tơn cá nhân,...

- Các hoạt động thuộc về nhà trường: Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, chính sách quản lý, quy định trong thi thua khen thưởng, kỷ luật, vấn đề kết nối thơng tin giữa gia đình và nhà trường.

Đồng thời, gửi người tham gia phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi nhân viên đồng ý tham gia nghiên cứu và ký vào phiếu đồng ý thì nghiên cứu

viên xin lịch hẹn và địa điểm yên tĩnh để tiến hành phỏng vấn sâu. Nghiên cứu viên cũng xin phép đối tượng phỏng vấn được ghi âm, giải thích nội dung ghi âm phục vụ cho q trình nghiên cứu, khơng lộ thơng tin người được phỏng vấn ra ngoài.

Sau khi đã gặp trực tiếp với nhân viên đồng ý phỏng vấn, nghiên cứu viên đọc trang giới thiệu nghiên cứu, trong quá trình phỏng vấn nghiên cứu viên ghi âm kết hợp ghi chép trong suốt quá trình phỏng vấn. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài 20 phút.

Bộ công cụ thu thập thơng tin định tính (bảng câu hỏi gợi ý PVS) là bộ câu hỏi bán câu trúc (gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở) được thiết kế phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm làm rõ các mục tiêu của nghiên cứu.

Thảo luận nhóm

Đầu tiên nghiên cứu viên đến gặp trực tiếp đối tượng chọn chủ đích để TLN (đã đề cập trong cỡ mẫu định tính) trình bày lý do thực hiện nghiên cứu, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu và xin phép thảo luận nhóm. Các chủ đề định tính bao gồm:

- Yếu tố môi trường xã hội: Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, yếu tố gia đình, bạn bè, lịng tự tơn cá nhân,...

- Các hoạt động thuộc về nhà trường: Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, chính sách quản lý, quy định trong thi thua khen thưởng, kỷ luật, vấn đề kết nối thơng tin giữa gia đình và nhà trường.

Đồng thời, gửi người tham gia phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu. Sau khi nhân viên đồng ý tham gia nghiên cứu và ký vào phiếu đồng ý thì nghiên cứu viên xin lịch hẹn phù hợp để nhóm có thể thảo luận và địa điểm yên tĩnh để tiến hành TLN. Nghiên cứu viên cũng xin phép đối tượng được ghi âm, và giải thích nội dung ghi âm phục vụ cho q trình nghiên cứu, khơng lộ thơng tin người được phỏng vấn ra ngoài.

viên đọc trang giới thiệu nghiên cứu, trong quá trình phỏng vấn nghiên cứu viên ghi âm kết hợp ghi chép trong suốt quá trình phỏng vấn. Thời gian mỗi cuộc phỏng vấn sâu kéo dài 20 phút.

Dữ liệu được thu thập bằng bộ câu hỏi TLN bán cấu trúc (kết hợp câu hỏi đóng và câu hỏi mở).

2.5.3. Quy trình thu thập số liệu

Bước 1: Học viên trực tiếp liên hệ với ban đào tạo trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức thành phố Hồ Chí Minh để xin chấp thuận cho phép thực hiện nghiên cứu, đồng thời sắp xếp các thời điểm để thu thập số liệu.

Bước 2: Tiếp cận và xin ý kiến chấp thuận tham gia nghiên cứu

Các điều tra viên sẽ đến từng lớp học, dựa vào danh sách sinh viên của lớp và cỡ mẫu cần lựa chọn tại mỗi lớp, sau đó họ tiếp cận với các sinh viên này vào đầu các buổi học hoặc trong các giờ giải lao, nghiên cứu viên sẽ thông tin (và đưa phiếu thông tin về nghiên cứu) cho sinh viên để họ lựa chọn đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Nếu các sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ ký vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, các điều tra viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nghiên cứu cho sinh viên.

Bước 3: tiến hành thu thập số liệu, sau khi đồng ý tham gia nghiên cứu, điều tra viên sẽ hẹn đối tượng đến một phịng n tĩnh thống mát, đảm bảo riêng tư (phịng cơng tác sinh viên). Các điều tra viên sẽ tiến hành phỏng vấn sinh viên theo bộ câu hỏi cấu trúc/bán cấu trúc đã in sẵn.

Bước 4. Điều tra viên kiểm tra và làm sạch số liệu ngay sau khi đối tượng nghiên cứu đưa lại phiếu điều tra, trường hợp thông tin không đầy đủ nghiên cứu viên gửi lại phiếu để người bệnh bổ sung ngay trước khi ra về.

Bước 5. Tiến hành xử lý và phân tích số liệu.

Một phần của tài liệu Thuc trang su dung ruou bia (Trang 31 - 36)