Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm ở cửa ngõ phía tây bắc của thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cả về đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng sắt, trong những năm vừa qua, nền kinh tế, xã hội của Phú Thọ đã có nhiều sự phát triển đáng kể, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên so với mặt bằng chung các tỉnh trong nƣớc thì Phú Thọ vẫn là một trong những tỉnh nghèo, điều kiện để phát triển giáo dục còn hạn chế, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và phát triển không đồng đều giữa 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng.
Chúng tôi đã lựa chọn khách thể điều tra của đề tài là HS lớp 12 trong các trƣờng THPT của tỉnh Phú Thọ. Các em là những HS đang chuẩn bị thi kì thi tốt nghiệp THPT và cũng đang trong giai đoạn lựa chọn, chuẩn bị nghề nghiệp cho tƣơng lai. Mỗi vùng địa lý trong tỉnh chúng tôi chọn một trƣờng THPT, mỗi trƣờng lại chọn ngẫu nhiên 200 HS lớp 12, 50 cha mẹ HS và các giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm công tác hƣớng nghiệp để điều tra, cụ thể nhƣ sau:
- Trƣờng THPT Hạ Hoà huyện Hạ Hoà, đại diện cho khu vực miền núi: Gồm 200 HS lớp 12, 13 giáo viên, 50 cha mẹ HS. HS lớp 12 trƣờng THPT Hạ Hoà chủ yếu là con em các gia đình làm nông nghiệp cho nên điều kiện và hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đầu tƣ cho học tập còn hạn chế, chất lƣợng học tập chƣa cao.
- Trƣờng THPT Hùng Vƣơng thị xã Phú Thọ, đại điện cho vùng trung du của tỉnh: Gồm 200 HS lớp 12, 13 giáo viên, 50 cha mẹ HS. HS lớp 12 trƣờng THPT Hùng Vƣơng có sự tƣơng đối đồng đều ở 3 thành phần gia đình là cán bộ công chức nhà nƣớc, kinh doanh buôn bán và làm ruộng. Chất lƣợng học tập của học sinh khá đồng đều, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và đại học cao và hàng năm đều tăng.
50
- Trƣờng THPT Việt Trì thành phố Việt Trì, đại diện cho vùng đồng bằng của tỉnh: Gồm 200 HS lớp 12, 14 giáo viên, 50 cha mẹ HS. HS lớp 12 trƣờng THPT Việt Trì chủ yếu là con em các gia đình cán bộ công chức nhà nƣớc và kinh doanh buôn bán, kinh tế gia đình khá giả, chất lƣợng học tập tốt, tỉ lệ đỗ đại học hàng năm cao. Các em có rất nhiều điều kiện và thời gian để đầu tƣ cho học tập.
2.2. Thực trạng xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trƣờng THPT dƣới ảnh hƣởng của nền KTTT (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ)
Chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng ankét đối với học sinh lớp 12, các giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp, và đối với cha mẹ học sinh, trao đổi trực tiếp với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trƣờng. Qua đó nhằm khảo sát và đánh giá đúng thực trạng về công tác giáo dục hƣớng nghiệp và xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 dƣới sự ảnh hƣởng của KTTT hiện nay.
Chúng tôi đã thiết kế 4 mẫu phiếu (ankét), mẫu phiếu A1 - điều tra học sinh, mẫu phiếu A2 - điều tra giáo viên, mẫu phiếu A3 - điều tra cha, mẹ học sinh và mẫu phiếu A4 dùng để xin ý kiến chuyên gia về việc khảo nghiệm các biện pháp. Việc điều tra đƣợc tiến hành trên 600 HS lớp 12, 40 giáo viên chủ nhiệm lớp 12 đồng thời là ngƣời phụ trách giáo dục hƣớng nghiệp và 150 cha mẹ HS. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
2.2.1. Thực trạng về nhận thức và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12: sinh lớp 12:
* Để tìm hiểu nhận thức của học sinh lớp 12 về mục đích giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (mẫu phiếu A1). Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
51
Bảng 2.1: Nhận thức của HS lớp 12 về mục đích của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT
Trường Phương án trả lời THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 127 63,5 139 69,5 145 72,5 411 68,5 2 14 7,0 11 5,5 9 4,5 34 5,6 3 5 2,5 4 2,0 4 2,0 13 2,1 4 15 7,5 10 5,0 12 6,0 37 6,1 5 39 19,5 36 18,0 30 15,0 105 17,5 Chú thích các phương án trả lời:
1. Giúp học sinh chọn đúng nghề trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
2. Cung cấp cho học sinh thông tin về những nghề hiện có trong xã hội.
3. Dạy cho học sinh một số nghề nhất định, nhằm giúp họ bước vào cuộc sống và lao động.
4. Cung cấp thông tin về nghề đồng thời dạy nghề phù hợp cho học sinh.
5. Giúp học sinh chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ, THCN.
Qua bảng 2.1 chúng tôi nhận thấy, đa số học sinh đã nhận thức đúng về mục đích của GDHN trong trƣờng THPT (68,5%). Có sự chênh lệch giữa các trƣờng song không đáng kể: THPT Hạ Hoà (63,5%); THPT Hùng Vƣơng (69,5%); THPT Việt Trì (72,5%). Có tƣơng đối ít học sinh lựa chọn các phƣơng án trả lời 2, 3, 4 (tƣơng ứng là (5,6%; 2,1%; 6,1%). Một điều đáng chú ý là có khá nhiều học sinh cả 3 trƣờng lựa chọn phƣơng án 5: “Giúp HS chuẩn bị chọn ngành nghề và thi vào các trường ĐH, CĐ và THCN” (17,5%).
Qua tìm hiểu chúng tôi đƣợc biết, hầu hết học sinh đều nắm đƣợc mục đích, ý nghĩa của giáo dục hƣớng nghiệp thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên. Tuy nhiên, theo các em thì biết đƣợc mục đích của GDHN là một chuyện còn việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân lại là chuyện khác, các em vẫn chọn nghề theo ý muốn chủ quan của mình. Điều này chứng tỏ rằng bài giảng của giáo viên chƣa có chất lƣợng, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động GDHN còn thấp nên chƣa thu hút đƣợc HS tham gia, chƣa thực sự tác động đƣợc vào động cơ nghề nghiệp của học sinh. Bên cạnh đó lại
52
chú ý nhiều đến công tác tuyển sinh chuẩn bị cho học sinh làm hồ sơ thi vào các trƣờng đại học, cao đẳng và THCN cho nên đã khiến nhiều học sinh nhầm tƣởng hoạt động này là mục đích của GDHN trong trƣờng THPT.
* Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho HS lớp 12 trong trường THPT, bằng câu hỏi số 2 (mẫu phiếu A1). Chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.2: Nhận thức của học sinh lớp 12 về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 12 trong trường THPT
Trƣờng Phƣơng án án trả lời THPT Hạ Hoà THPT HùngVƣơng THPT ViệtTrì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 126 63 127 63,5 135 67,5 388 64,6 2 74 37,0 73 36,5 65 32,5 212 35,3 3 0 0 0 0 0 0 0 0
Ghi chú các phương án trả lời:
1. Rất quan trọng, rất cần thiết. 2. Quan trọng, cần thiết.
3. Không quan trọng, không cần thiết.
Có tới 64,6% số học sinh cho rằng việc định hƣớng nghề nghiệp cho HS lớp 12 trong trƣờng THPT là rất quan trọng, rất cần thiết, 35,3% số HS còn lại cho rằng là quan trọng, cần thiết. Không có học sinh nào xem đó là điều không quan trọng, không cần thiết. Những số liệu trên đây đã phần nào chứng minh HS lớp 12 hiện nay thực sự đã ý thức và có nhu cầu đƣợc hƣớng nghiệp một cách nghiêm túc trong nhà trƣờng. Nội dung, phƣơng pháp, cách tiến hành các hoạt động hƣớng nghiệp trong các trƣờng THPT hiện nay chƣa có sự phù hợp, vì vậy chƣa thoả mãn đƣợc nhu cầu của học sinh. Qua bảng 2.2 chúng tôi cũng nhận thấy tỉ lệ học sinh lựa chọn các nội dung trả lời là tƣơng đối đồng đều, chƣa có sự khác biệt rõ rệt giữa các trƣờng. ở nội dung trả lời (1): Trƣờng THPT Hạ Hoà (63,0%), THPT Hùng Vƣơng (63,5%) và THPT Việt Trì (67,5%). ở nội dung trả lời (2): Trƣờng THPT Hạ Hoà (37,0%), THPT Hùng
53
Vƣơng (36,5%) và THPT Việt Trì (32,5%), còn ở nội dung 3 không có HS nào lựa chọn.
* Thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt)
hướng nghiệp:
Để khảo sát vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 (Mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.3: Thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia các giờ học (giờ sinh hoạt) hướng nghiệp
Trường Nội dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % Thái độ 1 43 21,5 51 25,5 55 27,5 149 24,8 2 72 36,0 75 37,5 69 34,5 216 36,0 3 85 42,5 74 37,0 76 38,0 235 39,1 Hành vi 1 142 71,0 135 68,5 150 75,5 427 71,1 2 40 20,0 48 24,0 37 18,5 125 20,8 3 18 9,0 17 8,5 13 6,5 48 8,0
Ghi chú nội dung: Thái độ:
1. Chú ý nghe và trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và những định hướng của bản thân.
2. Làm một việc riêng gì đó để nó trôi qua nhanh chóng.
3. Nói chuyện với nhau trong lớp, không để ý đến bài giảng của giáo viên. Hành vi:
1. Rất thường xuyên, chưa bỏ buổi nào. 2. Thỉnh thoảng mới tham gia.
3. Rất ít khi tham gia hoặc không tham gia.
Những số liệu trong bảng 2.3 đã cho thấy những biểu hiện về thái độ và hành vi của HS lớp 12 khi tham gia vào các hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp là khá rõ ràng. Về thái độ có 24,8% HS trong giờ học đã chú ý nghe giảng, trao đổi với giáo viên về nghề nghiệp và việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân, nhƣng lại có tới 36,0% HS làm việc riêng để mong thời gian trôi qua nhanh chóng và 39,1% HS nói chuyện riêng trong lớp, không để ý đến bài giảng của giáo viên. Nếu cộng cả 2
54
tỉ lệ này lại sẽ đƣợc con số rất lớn: 75,1% số học sinh có thái độ bất hợp tác với giáo viên trong các giờ học, giờ sinh hoạt hƣớng nghiệp.
Về hành vi tham gia của HS, có 71,1% rất thƣờng xuyên tham gia, không bỏ buổi nào, 20,8% HS thỉnh thoảng mới tham gia và có 8,0% HS rất ít tham gia hoặc không tham gia. So với sự biểu hiện về thái độ thì sự biểu hiện về hành vi của HS là khả quan hơn rất nhiều, tỉ lệ HS tham gia các hoạt động giáo dục một cách thƣờng xuyên là rất cao (71,1%) và 20,8% HS có tham gia. Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là tại sao tỉ lệ HS có thái độ bất hợp tác thì cao nhƣng tỉ lệ tham gia một cách thƣờng xuyên lại rất cao? Qua trao đổi với giáo viên và HS chúng tôi đƣợc biết, các trƣờng quản lý HS rất chặt, không cho HS bỏ học hay nghỉ học không có lý do chính đáng và điều này còn liên quan đến việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em nên sĩ số vẫn đƣợc duy trì tƣơng đối đầy đủ. Nhƣng HS tham gia không đƣợc tự nguyện và thoải mái nhƣ các môn học khác đặc biệt là các môn học có liên quan đến thi tốt nghiệp hoặc thi Đại học. Điều này chứng tỏ rằng HS có nhận thức, có hiểu biết về giáo dục hƣớng nghiệp nhƣng cũng chỉ mang tính hình thức chứ chƣa hiểu rõ bản chất của nó. Vì vậy HS tham gia phần lớn mang tính chất chống chế, bắt buộc mà đáng lẽ việc tham gia này phải là một hoạt động chủ yếu, quan trọng trong suốt quá trình HS lớp 12 lựa chọn nghề nghiệp. Những nguyên nhân trên đã góp phần không nhỏ làm cho các buổi học, buổi sinh hoạt hƣớng nghiệp diễn ra với hiệu quả thấp và cuối cùng thì HS vẫn lựa chọn nghề nghiệp một cách tự do, tự phát.
Trên cơ sở tìm hiểu và nắm đƣợc những nhận thức, thái độ, hành vi của HS lớp 12 về hoạt động giáo dục hƣớng nghiệp. Chúng tôi bắt đầu tìm hiể u xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của các em trong điều kiện có sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay.
* Để tìm hiểu thời điểm xuất hiện nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 4 (Mẫu phiếu A1) và thu đƣợc những kết quả nhƣ sau:
55
Có 7,5% số HS có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp từ trƣớc khi vào học THPT (cuối cấp THCS); 57,1% số HS có nhu cầu chọn nghề trong quá trình học THPT (từ lớp 10 đến 12); 32,8% HS có nhu cầu chọn nghề khi bắt đầu làm hồ sơ thi vào các trƣờng ĐH, CĐ, THCN; và chỉ có 2,5% HS là chƣa có dự định gì cho việc lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai.
Qua kết quả điều tra trên đã cho thấy:
- Công tác hƣớng nghiệp ở bậc THCS thực sự chƣa đƣợc chú trọng, chƣa phát huy đƣợc vai trò phân luồng HS sau khi học xong THCS. Qua trao đổi với HS các em cho rằng, khi học lớp 9, chỉ những HS nào không có ý định học tiếp lên THPT thì mới quan tâm đến việc chọn nghề, ngƣợc lại những HS quyết định học tiếp THPT thì đa số việc quan trọng mà các em cần làm là cố gắng để vào lớp 10 ở một trƣờng đã chọn, còn việc định hƣớng nghề nghiệp hầu nhƣ các em không quan tâm cùng với ý nghĩ: “Cứ học rồi sẽ hay”.
- Tỉ lệ học sinh lựa chọn nghề nghiệp trong quá trình học THPT là nhiều nhất (57,1%). Con số này phần nào phản ánh đúng mục tiêu của giáo dục THPT bởi vì, trong quá trình học tập, các em đƣợc tiếp xúc với môi trƣờng lao động sản xuất rộng lớn hơn, các môn học với nội dung có tính hƣớng nghiệp trở nên rõ ràng hơn, công tác hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng đƣợc quan tâm hơn bên cạnh đó là sự hoàn thiện về nhân cách, về mặt xã hội... điều đó đã thúc đẩy các em có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp tƣơng lai cho bản thân. Con số này cũng chứng tỏ HS hiện nay đã tỏ ra chủ động, độc lập trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp từ khá sớm.
- 32,8% là tỉ lệ HS lớp 12 có nhu cầu lựa chọn nghề nghiệp khi bắt đầu làm hồ sơ thi vào các trƣờng CĐ, ĐH. Có nghĩa là trƣớc đó các em chƣa có dự định gì hoặc phân vân chƣa biết chọn ngành nghề nào, nhƣ vậy ở những HS này là chƣa có sự định hƣớng nghề nghiệp đúng đắn cho đến thời điểm đó, do vậy, việc lựa chọn ngành nghề, trƣờng để các em làm hồ sơ dự thi khó có thể nói là có sự chuẩn bị và suy nghĩ chín chắn đƣợc.
56
Khi chúng tôi tiến hành những điều tra này thì HS lớp 12 đã hoàn thành tất cả thủ tục làm hồ sơ dự thi vào các trƣờng CĐ, ĐH. Tuy nhiên vẫn có 2,5% số HS trả lời rằng chƣa có dự định gì về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp, có nghĩa là các em cũng không làm hồ sơ thi vào trƣờng nào. Những HS này đều là những HS học lực dƣới trung bình, HS cá biệt hoặc không tin vào khả năng bản thân có thể vƣợt qua kì thi tốt nghiệp sắp tới.
Những dự định nghề nghiệp của HS lớp 12 chỉ có thể đƣợc thực hiện sau khi tốt nghiệp THPT. Một trong những biểu hiện tập trung nhất của xu hƣớng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 chính là việc thực hiện những dự định nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT.
* Để khảo sát những dự định nghề nghiệp của học sinh lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 (mẫu phiếu A1) và thu đƣợc kết
quả nhƣ sau:
Bảng 2.4: Dự định lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 sau khi tốt nghiệp THPT
Trườn g Nội dung THPT Hạ Hoà THPT Hùng Vương THPT Việt Trì Tổng SL % SL % SL % SL % 1 119 59,5 138 69,0 133 66,5 390 65,0 2 44 22,0 32 16,0 40 20,0 116 19,3 3 18 9,0 11 5,5 5 2,5 34 5,6 4 6 3,0 7 3,5 2 1,0 15 2,5