Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng quả và hạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 32 - 34)

1.CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng quả và hạt

Mắc ca

Một loạt các yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến sản lượng hạt và tỷ lệ thu hồi nhân Mắc ca, bao gồm: giống, điều kiện khí hậu và tuổi cây (Stephenson and Gallagher, 1989)[84]. Ngoài ra, quá trình thụ phấn chéo (Trueman and Turnbull, 1994)[94], mối quan hệ giữa nước và cây trồng (Stephenson et al., 2003)[87], nhiệt độ (Stephenson et al., 1986)[85] và mức

độ tích lũy các bon (carbohydrate) trong cây (Wilkie, 2009)[102] cũng được ghi nhận là có ảnh hưởng đến tỷ lệ thu hồi nhân ở Mắc ca.

Sự khác biệt về sản lượng hạt trước hết có liên quan đến tính thích ứng với khí hậu, nhiệt độ tối ưu cho trồng Mắc ca khoảng 23-240C và tối đa là 380C, nhiệt độ đất cao không gây ra cây chết, nhưng hạn chế sự phát triển (Allan, 1972; Liang et al., 1983; Shigeura, 1981; Shigeura and Ooka, 1984)[25], [55], [80], [81]. Trồng ở vùng lạnh hơn dẫn đến sự phát triển chậm hơn và ra quả muộn (Thompson, 1957)[97]. Nghiên cứu của Trouchoulias và Lahav (1982)[93] thì nhiệt độ phù hợp để trồng Mắc ca khoảng 15-300C.

Sản lượng hạt và tỷ lệ thu hồi nhân cao còn được xác định là có liên quan đến độ cao nơi trồng cũng như tỷ lệ thụ phấn chéo, phương pháp quản lý tưới tiêu và độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng của hạt (từ tháng 10 đến giữa tháng 1 năm sau) (Du Preez, 2015)[38].

Warner và Fox (1972)[97] cũng như Williams (1955) [103] đã xác định cây Mắc ca có sản lượng hạt cao thì có hàm lượng Ni-tơ trong lá cao hơn so với cây có sản lượng hạt thấp. Các nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hàm lượng Ni-tơ trong lá cao sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn và làm tăng khả năng tích lũy dầu ở hạt.

Theo các tác giả Stephenson và Gallagher (1989)[84]; Olesen (2005) [68] để tối ưu hóa sản lượng và chất lượng hạt Mắc ca, các yếu tố như: thời gian và mức độ phát sinh cành mới (extent of vegetative flushing), cũng như quá trình dự trữ các bon trong cây cũng rất quan trọng. Sự phát triển của quả chủ yếu phụ thuộc vào quá trình quang hợp (Huett, 1996; McFadyen et al., 2004)[50], [61] và mức dinh dưỡng tối ưu (Stephenson et al., 2002)[83]. Khi quang hợp không đáp ứng đủ nhu cầu các bon cho sự tăng trưởng và tích lũy dầu của hạt (Stephenson and Trochoulias, 1994)[86] thì sản lượng hạt sẽ phụ

thuộc phần lớn vào nguồn các bon dự trữ của cây (Stephenson and Gallagher, 1989)[84].

Năng suất quang hợp ở Mắc ca bị hạn chế bởi một loạt các yếu tố, như độ nhạy nhiệt độ cao (Allan and De Jager, 1979)[29], nhiệt độ thấp đối với sự khuếch tán CO2 bên trong (Lloyd et al., 1992)[56], khả năng kháng cao với sự vận chuyển của nước qua trung bì (Stephenson and Trochoulias, 1994)[86], độ nhạy cao đối với áp suất hơi nước (Kriedemann, 1986; Lloyd et al., 1991)[54], [57]. Ảnh hưởng của các yếu tố này có thể được tăng cường do các tác động về độ ẩm (quá cao hoặc quá thấp) (Kriedemann, 1986; Searle and Lu, 2002; Stephenson & Trochoulias, 1994), [54], [78], [86] mất cân bằng dinh dưỡng (Huett, 1996)[50] và che bóng (Huett, 2004)[51]. Stress do nước (water stress) có ảnh hưởng bất lợi nhất đến sản lượng và chất lượng hạt Mắc ca (Searle and Lu, 2003; Stephenson et al., 2002; Stephenson and Gallagher, 1989) [79], [83], [84].

Sâu bệnh cũng là nguyên nhân quan trọng có ảnh hưởng đến sản lượng hạt ở Mắc ca. Tại Australia, trong vụ sản xuất năm 2012 - 2013, tỷ lệ bệnh khô hoa xuất hiện làm giảm sản lượng từ 10 - 30% ở các chồi bị bệnh. Tỷ lệ bệnh khô hoa trên cây Mắc ca (M. integrarifolia) biểu hiện hoại tử và chết héo cuống đang gia tăng ở nước này. Dựa trên hình thái khuẩn lạc và hình thái bào tử, phần lớn (41%) các nấm phân lập được từ các mẫu mô được xác định là các nhóm lồi Pestalotiopsis spp. Neopestalotiopsis spp.

(Akinsanmi et al., 2017)[22].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)