Nghiên cứu cải thiện giống Mắc ca tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 38 - 41)

1.CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Việt Nam

1.2.2. Nghiên cứu cải thiện giống Mắc ca tại Việt Nam

Hiện nay đã có một số kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và sản lượng hạt Mắc ca thông qua một số nhiệm vụ du nhập giống, gây trồng thử nghiệm và phát triển các dòng Mắc ca ở Việt Nam trong thời gian gần 20 năm qua, có thể kể đến như: Mai Trung Kiên (2007)[12], Nguyễn Đình Hải (2010)[7], Nguyễn Đức Kiên (2015)[14], .... các nghiên cứu bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Tại Cẩm Quỳ sau 4 năm trồng trong 11 giống khảo nghiệm các giống Mắc ca được trồng bằng cây ghép đều ra hoa 100%, trong đó giống 246, 842, 344 và Daddow có 100% cây có quả; các giống OC, 741, A800, 849, 816 và 856 có 50-87,5% cây có quả. Giống 246 có quả đậu cao nhất (27,6 quả/cây), tiếp đến là các giống 842, OC, 816, Daddow và A800 (có số quả tương ứng 26,5; 25,9; 25,0; 21,6; và 11,5 qủa/cây) và thấp nhất là NG8 (có 0,2 quả/cây) (Mai Trung Kiên, 2007)[12]. Tuy nhiên, đây chỉ là các đánh giá khả năng ra hoa đậu quả ở giai đoạn đầu, mà chưa theo dõi, đánh giá khả năng ra hoa đậu quả của các dòng Mắc ca trong và sau q trình quả chín và rụng.

Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu chọn giống Mắc ca giai đoạn 2002-2010, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng được 8 ha khảo nghiệm tại Hà Tây, Quảng Bình, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Đắc Nơng, Sơn La và Vĩnh Phúc, trong đó, các khảo nghiệm ở Ba Vì các dịng Mắc ca có tỷ lệ sống cao (87,5-100%), sau 3 năm trồng 25-100% số cây trong các dòng cây ghép 816, 246, 344, 842, 858, NG8 và Daddow (nhập từ Úc) và các dòng OC, A800 (nhập từ Trung Quốc) đã có hoa. Sau 4 năm tất cả các dịng cây ghép đều đã có hoa, trong đó các dịng 816, 344, 246, NG8, Daddow và OC đã đậu quả. Các khảo nghiệm khác (trồng năm 2003-2004) các dịng cây ghép đều có tỷ lệ sống cao (87,5-100%), sau 3 năm đã có một số dịng ra hoa (như OC, 741 và 816 tại Quảng Bình; dịng OC, 816 và 246 tại

Đắc Lắc), trong đó, dịng OC đã đậu quả tại Quảng Bình (Nguyễn Đình Hải, 2011)[8].

Cũng theo Nguyễn Đình Hải (2010)[7], các dịng 842, OC và 856 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao vượt cây hạt (ĐC) 3,4 lần (tại Ba Vì), các dịng OC, 741, 816 và 246 có sinh trưởng và sản lượng hạt vượt cây hạt (ĐC) 7,0 lần (tại Đồng Hới) và các dịng 849, 246, 816 và OC có sinh trưởng và sản lượng vượt cây hạt (ĐC) 4,0 lần khi được đánh giá ở giai đoạn tuổi 3 (năm 2004) (tại Krong Năng, Đắc Lắc).

Từ năm 2002 đến 2013, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp qua khảo nghiệm dịng vơ tính đã công bố chọn lọc và công nhận được các giống quốc gia: OC, 246 và 816 cho các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc và Trung du phía Bắc (Bộ NN&PTNT, 2020)[5]; giống tiến bộ kỹ thuật: 816, 849 cho vùng Tây Nguyên (Bộ NN&PTNT, 2011)[1]; các giống 842, 741, 800, 900, và 695 cho vùng Trung du miền Bắc (Bộ NN&PTNT, 2011)[2]; và giống Daddow và 842 cho vùng Trung du miền Bắc (Bộ NN&PTNT, 2020)[5].

Trên cơ sở các kết quả khảo nghiệm đã được thực hiện trên địa bàn vùng Tây Bắc; căn cứ vào Quyết định số 2039/QĐ-BNN-TCLN ngày 01/9/2011 của Bộ NN&PTNT[1] về việc công nhận giống tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho Trạm Cankina Ba Vì và các vùng sinh thái có điều kiện tương tự ở miền Bắc (gồm 5 giống: 842, 741, 800, 900, 695); căn cứ vào đặc điểm các giống cây đã lựa chọn để xác định cơ cấu cây trồng cho từng tỉnh, cụ thể: tỉnh Hịa Bình (gồm các giống: 800, 695, 741, 900); Sơn La (OC, 741, H2, 695); Điện Biên và Lai Châu (OC, 741, 900, 695); Lào Cai (741, 900, 695, 800); và Yên Bái (900, 741, OC, 800) (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2013a; 2013b)[18], [19].

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên bắt đầu nghiên cứu trồng thử nghiệm cây Mắc ca tại Buôn Ma Thuột với nguồn giống nhập nội từ Trung Quốc, Thái Lan, và Úc với các giống Mắc ca thương mại trên thế giới như: H2, 508, OC, 814, 246, 344, 741, 660, A4, A16, A38, A268, A203, 246, 344, Daddow, QN1... Sau 3 năm trồng các giống bắt đầu ra hoa đậu quả và đã chọn được các giống OC, H2, và A38 bước đầu có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên. Sau 9 năm trồng, sản lượng trung bình của 2 giống H2 và OC cho sản lượng đạt xấp xỉ 8 kg/cây/năm, tương đương với sản lượng trung bình của cây Mắc ca trồng tại Úc (8 kg/cây) và cao hơn so với Trung Quốc (6,58 kg/cây) ở cùng độ tuổi. Giống A38 sau 5 năm trồng đã cho sản lượng trung bình đạt hơn 5 kg/cây/năm. Khối lượng hạt và tỷ lệ nhân của các giống đạt được khá tốt so với vùng nguyên sản cũng như các khu vực trồng Mắc ca trên thế giới (Trần Vinh và Đặng Thị Thảo, 2016)[22].

Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2013)[13] đã đánh giá 6 dòng Mắc ca ghép (OC, A800, 246, 816, 842, và 849) khảo nghiệm tại Tây Bắc với đối chứng là cây hạt đại trà và hỗn hợp cây hom các dịng vơ tính sai quả chọn tại Ba Vì (Hà Nội). Sản lượng quả hàng năm đã có sự khác biệt đáng kể trong hai năm 2011 - 2012. Dòng OC, 246, và 816 có sản lượng quả cao nhất và ổn định trong số 6 dòng khảo nghiệm, đạt từ 2 - 6 kg/cây và được khuyến nghị trồng ở vùng đất bằng phẳng ở độ cao lên đến 700 m trên các dạng đất có tầng sâu, ẩm, thốt nước tốt ở vùng Tây Bắc.

Theo Nguyễn Đức Kiên (2015)[14], các khảo nghiệm dịng vơ tính trồng trong giai đoạn 2002-2008 đều có sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt (75%- 100%). Tại Krơng Năng các dịng 741, 246, 816, 849 và OC là những dịng có sản lượng hạt cao nhất, đạt từ 21 đến 26 kg/cây ở tuổi 11, vượt từ 31 đến 68% so với trung bình tồn khảo nghiệm và các giống đối chứng cây hạt. Trong đó, các dịng có sản lượng hạt cao và ổn định trong 3 năm 2013-2015 là OC và

246 đạt trên 20 kg hạt/cây. Tại Mai Sơn các dòng OC, 816, 246 và 842 cho sản lượng từ 8,5-14,7kg hạt/cây/năm ở tuổi 11. Tại Ba Vì các dịng OC, 246, 816, 842 và Daddow cũng cho sản lượng hạt đạt từ 6,9-8,7kg hạt/cây/năm ở tuổi 13. Khảo nghiệm hậu thế của 20 gia đình Mắc ca tại Ba Vì và Cầu Hai có sinh trưởng chậm, tỷ lệ bói quả rất kém và rụng sớm (Nguyễn Đức Kiên, 2015)[14].

Trong năm 2017 - 2018, Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học Lâm nghiệp cũng đã tiến hành trao đổi giống với Thái Lan và Trung Quốc cũng như Công ty Vinamacca và đã bổ sung thêm 3 giống S1 (Thái Lan), giống JW (Trung Quốc) và VM1 (Vinamacca) vào bộ giống của Viện phục vụ khảo nghiệm chọn lọc các giống mới. Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nhập nội thêm một số giống mới từ Úc và Trung Quốc để tăng cường sự đa dạng nguồn giống của Việt Nam.

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu trước đây về chọn giống Mắc ca tại Việt Nam bước đầu đã đạt được một số thành tựu đáng kể, trong đó nổi bật là: đã chọn lọc và công nhận được 3 giống Quốc gia, 10 giống tiến bộ kỹ thuật để phát triển rộng rãi trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn Mắc ca ở nước ta.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)