Kính thước quả của một số giống Mắc ca tại các khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 86 - 89)

Dịng/

Giống

Thạch Thành Tân Un

Đường kính quả (cm) XH Đường kính quả (cm) XH

A38 3,12 1 2,70 12 A4 2,93 2 - - 814 3,07 3 3,13 4 842 2,87 4 3,17 3 Daddow 2,87 5 - - 816 2,86 6 3,32 2 741 2,84 7 2,68 13 856 2,76 8 - - A16 2,74 9 3,07 5 849 2,73 10 2,92 8 695 2,73 11 2,96 6 246 2,71 12 2,85 9 788 2,71 13 2,47 15 900 2,69 14 2,82 11 A800 2,61 15 2,93 7 344 2,60 16 2,84 10 BV5 2,52 17 - - OC - - 3,33 1 ĐC - - 2,65 14 TB 2,79 2,92 Fpr <0,05 <0,05 Lsd 0,24 0,17

Hình 3.10. Quả Mắc ca chưa tách vỏ 3.2.2. Sản lượng và kích thước hạt của một số giống Mắc ca 3.2.2. Sản lượng và kích thước hạt của một số giống Mắc ca

Trong sản xuất và kinh doanh Mắc ca thì bên cạnh sản lượng hạt thì các chỉ tiêu chất lượng hạt và nhân có vai trị rất quan trọng. Trong các yếu tố chất lượng thì các chỉ tiêu đường kính và khối lượng hạt và nhân Mắc ca đóng vai trò quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm tại vườn, giá cả thu mua tại nhà máy cũng như giá trị sản phẩm Mắc ca (Du Preez, 2015)[38]. Đây cũng là các chỉ tiêu dễ đo đếm, đánh giá đồng thời chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố giống, khí hậu, đất đai và điều kiện chăm sóc. Do đó, luận án đã tiến hành đánh giá các chỉ tiêu về sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca trên các lập địa làm cơ sở chọn lọc các giống có sản lượng và chất lượng cao để phát triển vào sản xuất.

3.2.2.1. Sản lượng hạt

Kết quả đánh giá chỉ tiêu sản lượng hạt trong giai đoạn 2016-2020 của các khảo nghiệm Thạch Thành, Tân Uyên và Lạc Thủy cho thấy, có sự biến động về sản lượng hạt hàng năm giữa các giống tham gia khảo nghiệm, trong

đó sản lượng hạt dao động trong khoảng 0,3kg/cây đến 8,89kg/cây (Bảng 3.10), mức dao động này tương tự như kết quả nghiên cứu của Allan và cộng sự (2007)[28] cho các giống Mắc ca trồng tại Ukulinga (Nam Phi).

Kết quả đánh giá cịn cho thấy: có sự sai khác rõ rệt về sản lượng hạt giữa các giống trong cùng một khảo nghiệm ở tất cả các năm theo dõi. Sự sai khác giữa các giống Mắc ca cũng như sự biến động về sản lượng giữa các năm trong các khảo nghiệm cũng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây tại Tây Bắc, Tây Nguyên cũng như tại Ba Vì (Nguyễn Đình Hải, 2010; Nguyễn Đức Kiên, 2015)[7], [14] cũng như các nghiên cứu trên thế giới (Hardner, et al., 2009)[45].

Sự biến động về sản lượng quả của các giống giữa các năm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khí hậu, thời tiết, mùa ra hoa của các giống. Do đó, sản lượng thu được qua từng năm có sự biến động khá lớn. Sự biến động về sản lượng hạt giữa các năm cũng như sự thay đổi về thứ tự xếp hạng của các giống cũng đã được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu về Mắc ca trên thế giới (Hardner et al., 2001; Ondabu et al., 2007; Wasilwa et al., 1999a; Wasilwa et al., 1999b; Wasilwa et al., 2000)[48], [70], [98], [99], [100]. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2013)[13] tại Mai Sơn, Sơn La cho thấy sản lượng hạt của các giống bị sụt giảm rõ rệt nếu mùa ra hoa của Mắc ca trùng với thời điểm gió khơ nóng hoạt động mạnh, các giống ra hoa muộn hơn thì vẫn duy trì được sản lượng ổn định. Xu hướng thay đổi về sản lượng hạt cũng được xác định tại hầu hết các địa điểm khảo nghiệm trong khuôn khổ của Luận án (Bảng 3.10).

Tại khảo nghiệm Thạch Thành, có thể thấy xếp hạng sản lượng của các giống ở tuổi 6 và tuổi 7 có sự đồng nhất rất lớn, theo đó các giống sản lượng cao ở tuổi 6 cũng đồng thời là các giống sản lượng cao ở tuổi 7. Tuy nhiên, ở tuổi 8 lại có sự biến thiên rõ rệt so với các tuổi 6 và 7. Cụ thể một số giống có

sản lượng trung bình ở tuổi 7 lại có sản lượng cao ở tuổi 8 hoặc ngược lại một số giống có sản lượng thấp ở tuổi 7 thì lại đứng trong nhóm cao ở tuổi 8 trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)