Kích thước nhân của một số dịng/giống Mắc ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 98 - 102)

Dịng/

giống

Thạch Thành Tân Un

Đường kính nhân (cm) XH Đường kính nhân (cm) XH

A38 1,83 1 1,73 3

842 1,82 2 1,76 1

Dòng/ giống

Thạch Thành Tân Uyên

Đường kính nhân (cm) XH Đường kính nhân (cm) XH

A16 1,78 4 1,68 5 816 1,78 5 1,67 6 849 1,75 6 1,58 8 344 1,75 7 1,56 11 246 1,71 8 1,45 12 814 1,68 9 1,75 2 741 1,64 10 1,45 13 A800 1,63 11 1,60 9 900 1,62 12 1,57 8 695 1,60 13 1,56 10 856 1,59 14 - - Daddow 1,56 15 - - 788 1,56 16 1,32 15 BV5 1,42 17 - - OC - - 1,70 4 NG8 - - - - ĐC - - 1,36 14 QN1 - - - - TB 1,68 1,56 Fpr <0,05 <0,05 Lsd 0,16 0,12

Kết quả cho thấy, khơng có sự sai khác về chỉ tiêu kích thước nhân trung bình tại các khảo nghiệm (đạt 1,6-1,7cm), giá trị trung bình tại các địa

điểm nghiên cứu dù thấp hơn so với kích thước nhân của Mắc ca tại Krong Năng, Đắc Lắc với giá trị trung bình đạt 1,87 cm (Nguyễn Đức Kiên và cộng sự, 2021)[15] nhưng vẫn nằm trong khoảng biến động về kích thước nhân trung bình của Mắc ca trên thế giới (từ 1,6cm đến 2,0cm) (Richrads et al. 2020)[88].

Kết quả đánh giá kích thước nhân cho thấy có sai khác về giá trị trung bình kích thước nhân qua các khảo nghiệm cũng như giữa các giống trong cùng một khảo nghiệm (Bảng 3.14). Kích thước nhân dao động trong khoảng 1,6 đến 1,8cm ở khảo nghiệm Thạch Thành, từ 1,4cm đến 1,8cm tại khảo nghiệm Tân Uyên. Sự sai khác rõ rệt giữa các giống về chỉ tiêu kích thước nhân giữa các khảo nghiệm và giữa các giống trong cùng 1 khảo nghiệm là cơ sở để chọn lọc được các giống Mắc ca có sản lượng, chất lượng cao cho từng vùng lập địa cụ thể.

Căn cứ kết quả đánh giá tổng hợp chỉ tiêu kích thước nhân qua các khảo nghiệm cho thấy, có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng về chỉ tiêu này của từng giống qua các khảo nghiệm, ví dụ tại Thạch Thành, các giống có kích thước nhân lớn là A38, A4 và 842, A16 và 816, ngược lại giống A38 lại có nhân nhỏ tại Tân Uyên. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Kiên và cộng sự (2021)[15] tại Krong Năng, Đắc Lắc thì các giống A4, A16, 816, 849, 800 và 344 là có kích thước nhân lớn (xấp xỉ 2,0 cm) cũng là những giống có kích thước nhân từ trung bình đến lớn tại các địa điểm này.

Qua phân tích tổng hợp qua các khảo nghiệm và dựa trên giá trị Lsd về kích thước nhân có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm có đường kính nhân to: OC, 842, A4, A16, 849 - Nhóm có đường kính nhân nhỏ: BV5, 788, 695, 741.

- Nhóm có đường kính nhân trung bình bao gồm các dịng/giống cịn lại do sự biến động về kích thước nhân qua các khảo nghiệm.

So sánh kích thước nhân và hạt cho thấy, thơng thường các giống có kích thước hạt lớn sẽ có nhân có đường kính lớn. Đây có thể là cơ sở để tiến hành nghiên cứu chọn giống Mắc ca trong thời gian tới. Nhìn chung, tương quan di truyền giữa kích thước hạt và kích thước nhân ở Mắc ca là tương đối cao (rg>0,60) (Hardner et al., 2001; Mai et al., 2021)[48], [58]. Do đó, có thể sử dụng các chỉ tiêu về hạt trong đánh giá và chọn lọc giống Mắc ca có chất lượng cao. Mức độ tương quan giữa các tính trạng này sẽ được đánh giá cụ thể hơn ở các nội dung tiếp theo của Luận án này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, một số giống dù có kích thước hạt lớn nhưng lại có kích thước nhân nhỏ, do có vỏ hạt dày.

Như vậy, có thể thấy kích thước hạt và nhân phụ thuộc vào cả yếu tố giống lẫn lập địa. Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của (Du Preez, 2015)[38] cho thấy các chỉ tiêu chất lượng hạt phụ thuộc và giống cũng như các yếu tố độ phì đất, độ ẩm đất, tuổi của cây mẹ thu hạt ... Vì vậy việc đánh giá các chỉ tiêu này trên từng địa điểm khảo nghiệm là rất cần thiết để chọn lọc được các giống vừa có sản lượng hạt cao đồng thời có kích thước hạt và nhân lớn.

3.2.3.2. Tỷ lệ thu hồi nhân

Tỷ lệ thu hồi nhân ở Mắc ca là chỉ tiêu rất quan trọng trong chọn giống lồi cây có giá trị kinh tế cao này. Do đó, ngồi cải thiện sản lượng hạt thì hướng nghiên cứu chọn giống có tỷ lệ thu hồi nhân cao cũng là hướng đi được quan tâm trong các chương trình cải thiện giống Mắc ca ở các nước trồng Mắc ca lớn trên thế giới (Topp et al., 2019; Zuza et al., 2021b)[92], [105]. Kết quả đánh giá tỷ lệ thu hồi nhân của các giống Mắc ca được tổng hợp tại Bảng 3.15.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự sai khác về tỷ lệ thu hồi nhân Mắc ca giữa các khảo nghiệm, trong đó tỷ lệ thu hồi nhân đạt 49,04% tại khảo nghiệm tại Tân Uyên cao hơn so với tại Thạch Thành (40,04%). Tuy nhiên, do nhiều hạn chế mà Luận án chỉ được tiến hành với một số giống ngẫu nhiên trên mỗi địa điểm, do đó số lượng giống trùng nhau giữa các khảo nghiệm là không nhiều. Vì vậy có thể chưa phản ánh hết tính biến dị về tỷ lệ thu hồi nhân của từng giống tại các địa điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)