Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thông lệ quốc tế được khuyến nghị bởi một số tổ chức tài chính quốc tế, có thể tổng kết và rút ra một số bài học cho Việt Nam về quản lý nợ CQĐP dưới góc độ quản lý của CQTW đối với CQĐP theo quy trình quản lý nợ như sau:
Thứ nhất, cần quy định về hạn mức vay nợ của CQĐP phù hợp
với nhu cầu huy động vốn của địa phương.
Lập kế hoạch vay, trả nợ CQĐP cần gắn chặt với các quy định về hạn mức vay nợ của địa phương để kiểm soát và hạn chế rủi ro về nợ. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nên hạn chế vay nợ đối với địa phương có quy mơ nhỏ hoặc phát triển kinh tế ở mức trung bình thấp. Nhưng song song đó, cũng cần quy định hạn mức vay nợ phù hợp với nhu cầu vay vốn đối với địa phương phát triển kinh tế tốt, nguồn thu cho NSĐP
dồi dào. Điều này phù hợp với nguyên tắc bình đẳng trong vay nợ trong quản lý nợ CQĐP, theo đó các địa phương phải đạt được mức phát triển nhất định để tự chủ về tài chính tồn bộ hoặc một phần, nhằm đảm bảo khả năng trả nợ và củng cố niềm tin đối với nhà đầu tư cũng như thị trường.
Thứ hai, cần đa dạng hóa cơng cụ vay nợ.
Trong q trình tổ chức thực hiện vay nợ, các tổ chức tài chính quốc tế khuyến nghị địa phương nên đa dạng hố các cơng cụ vay nợ để giảm thiểu rủi ro, gia tăng khối lượng, tính khả thi của thực hiện huy động vốn theo kế hoạch và tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển đầy đủ. CQĐP các nước tổ chức thực hiện vay, trả nợ CQĐP thông qua một số hình thức như phát hành trái phiếu CQĐP, vay lại nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ, và sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ,…
Thứ ba, cần ban hành các chỉ tiêu giám sát nợ chính quyền địa
phương.
Các chỉ tiêu giám sát nợ CQĐP có thể bao gồm các chỉ tiêu phán ánh về quy mô, cơ cấu, khả năng trả nợ cũng như hiệu quả quản lý nợ CQĐP. Về cơ bản, khơng có một chỉ tiêu cụ thể có thể đánh giá, giám sát được mức an tồn nợ của địa phương mà phải đặt trong tổng thể và đồng bộ với các chỉ tiêu khác. Q trình hồn thiện thể chế quản lý nợ CQĐP phải gắn liền với hoàn thiện quy định về các chỉ số giám sát, quản lý nợ CQĐP, đồng thời phải phát huy năng lực của địa phương trong việc phân tích, dự báo xu hướng, rủi ro danh mục nợ để đảm bảo các chỉ số nợ ln nằm trong ngưỡng an tồn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận án đã tổng luận và làm sâu sắc thêm các vấn đề liên quan đến quản lý nợ CQĐP như khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ, phương thức, tổ chức bộ máy, các nhân tố ảnh hưởng và nội
dung. Trên cơ sở đó, luận án xin rút ra một số kết luận:
- Dưới góc độ tiếp cận của đề tài, luận án đưa ra khái niệm quản lý nợ CQĐP theo quy trình quản lý nợ; xác định 03 mục tiêu, 06 nguyên tắc, 03 nhóm cơng cụ quản lý nợ CQĐP; nhận định 05 nhân tố khách quan và 04 nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý nợ CQĐP.
- Luận án đã cụ thể hóa và làm sáng tỏ quy trình quản lý nợ CQĐP với 03 nội dung gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát vay, trả nợ CQĐP. Tương ướng với từng nội dung, luận án tập trung làm rõ về: chương trình, kế hoạch vay, trả nợ CQĐP trong ngắn hạn cũng như trung và dài hạn; các hình thức huy động vốn của CQĐP; và nội dung giám sát vay, trả nợ CQĐP.
- Luận án nghiên cứu thông lệ tốt của quốc tế và rút ra bài học bài học cho Việt Nam về một số khía cạnh như: quy định hạn mức vay nợ CQĐP phù hợp với nhu cầu huy động vốn của địa phương; đa dạng hố các cơng cụ nợ CQĐP; và ban hành các chỉ tiêu để giám sát vay, trả nợ CQĐP.