Những nguyên tắc cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện hợp

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 26 - 27)

1.2.2 .Thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý

1.4. Những nguyên tắc cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện hợp

Bổ sung hợp đồng DVPL là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm đưa thêm vào hợp đồng một số nội dung, điều khoản nhằm mục đích rõ ràng, cụ thể hoặc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của các bên. Khi hợp đồng được bổ sung, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản bổ sung và chịu trách nhiệm pháp lý nếu có hậu quả xảy ra sau đó.

Chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các trường hợp chấm dứt của hợp đồng. Từ quy định trên, ta có thể khái quát các trường hợp chấm dứt của hợp đồng DVPL bao gồm: Hợp đồng đã được hoàn thành; Theo thỏa thuận của các bên; Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không cịn; Hợp đồng chấm dứt do hồn cảnh thay đổi cơ bản.

1.4.Những nguyên tắc cơ bản về pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện hợpđồng dịch vụ pháp lý. đồng dịch vụ pháp lý.

Hợp đồng nói chung và hợp đồng DVPL nói riêng đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản

khi giao kết và thực hiện hợp đồng. Các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình dựa trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm các điều cấm của luật, không trái với đạo đức và chuẩn mực xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên, phải được chủ thể khác tôn trọng. Trong hợp đồng, nguyên tắc này được thể hiện rõ ràng, rành mạch, xuyên suốt quá trình hình thành hợp đồng đảm bảo hợp đồng được thực hiện dựa trên ý chí tự nguyện của các bên.

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng: Mọi chủ thể tham gia đều bình đẳng, khơng được

lấy bất cứ lý do nào để phân biệt đối xử, được pháp luật bảo hộ như nhau về quyền nhân thân và quyền tài sản. Với nguyên tắc này, hợp đồng được giao kết và thực hiện sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong quan hệ hợp đồng.

Thứ ba, nguyên tắc thiện chí, trung thực là một ngun tắc khơng thể thiếu khi

giao kết và thực hiện hợp đồng. Các bên tham gia phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của mình một cách thiện chí, trung thực nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, đồng thời phải thể hiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện thỏa thuận, cam kết trong quan hệ này.

Thứ tư, nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và

lợi ích hợp pháp của người khác. Nguyên tắc này được đặt ra nhằm đảm bảo trật tự an ninh đất nước và xã hội. Trong hợp đồng, các bên được tự do thỏa thuận và đảm bảo lợi ích của mình nhưng lợi ích đó khơng được làm ảnh hưởng đến Nhà nước, cộng đồng và người khác. Nguyên tắc này cũng đề cao quyền con người trong hợp đồng.

Cuối cùng, nguyên tắc chịu trách nhiệm pháp lý. Nguyên tắc này được quy định

cụ thể trong hợp đồng khi các bên đang trong quá trình giao kết. Khi một trong các bên thực hiện khơng đúng hoặc có hành vi gian dối trong quá trình thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng đến lợi ích của đối phương sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là nguyên tắc, quy định bắt buộc làm cơ sở để giải quyết tranh chấp (nếu có), đồng thời là một trong những biện pháp buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng để bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ thể.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w