Thực trạng quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 37 - 40)

2.1.2 .Tình hình hoạt động của Cơng ty TNHH Hà Sơn

2.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý

Hiện nay, tùy vào từng DVPL khách hàng yêu cầu, công ty sẽ sẽ soạn thảo nội dung hợp đồng dựa vào nội dung dịch vụ đó. cơng ty tham gia tố tụng với tư cách Nhìn chung, hợp đồng cơng ty soạn thảo vẫn dựa trên những nội dung cơ bản của pháp luật quy định. Công ty cũng tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về các điều khoản trong nội dung giao kết hợp đồng DVPL. Trên thực tế, các điều khoản trong hợp đồng sẽ được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích cho khách hàng, tránh việc liệt kê quá nhiều điều khoản theo quy định của pháp luật khiến khách hàng khó hiểu nhưng khơng được trái các quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, tranh chấp về thù lao và chi phí hiếm khi xảy ra trên thực tế. Cụ thể, trước khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, công ty và khách hàng đã trao đổi trước về chi phí phát sinh (Ví dụ như thủ tục, nộp lệ phí,…) và thù lao luật sư nhận được khi hồn thành vụ việc. Vì vậy, nếu hai bên thống nhất về các mức chi phí và thù lao thì sẽ tiến đến giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nhưng theo quy định của pháp luật, việc đề cập thêm vấn đề này để đảm bảo tính pháp lý cao cho hợp đồng và bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

2.2.2. Thực trạng quy định pháp luật về thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý và thựctiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn. tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

2.2.2.1. Về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

(i). Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ pháp lý.

Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015. Từ quy định của pháp luật, ta có thể khái quát quyền của bên sử dụng dịch vụ bao gồm: Quyền yêu cầu thực hiện công việc theo thỏa thuận, Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, Quyền u cầu trong trường hợp có sai sót. Cịn đối với nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ như sau: Nghĩa vụ cung cấp thông tin, Nghĩa vụ trả tiền dịch vụ. Như vậy, song song với quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ cũng mang những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành

Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được quy định chi tiết tại Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Theo quy định tại điều 39 Luật này, tổ chức hành nghề luật sư có một số quyền hạn nhất định như thực hiện DVPL, nhận thù lao từ khách hàng, hợp tác với tổ chức luật sư nước ngoài,… Ngoài các quyền theo quy định của Luật luật sư, bên cung ứng dịch vụ có quyền u cầu khách hàng cung cấp thơng tin, quyền yêu cầu trả tiền dịch vụ, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của luật dân sự. Song song với việc thực hiện các quyền hành của mình, tổ chức hành nghề luật sư còn thực hiện các nghĩa vụ khác khi cung cấp DVPL cho khách hàng. Nghĩa vụ phải thực hiện bao gồm: Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã giao kết, bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt nam theo quy định tại điều 40 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Bên cạnh đó, khi nhận và thực hiện vụ, việc thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện những trách nhiệm khác theo điều 24 Luật này và Điều 25 Luật này về bảo mật thơng về khách hàng, vụ, việc.

Ngồi ra, với chủ thể là luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cũng có một số quyền và nghĩa vụ nhất định khi cung cấp DVPL theo hợp đồng lao động của cơ quan, tổ chức không phải tổ chức hành nghề luật sư. Đối với chủ thể này, hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012 về quyền và nghĩa vụ của các bên. Mặt khác, luật sư vẫn phải được hưởng các quyền theo Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Như vậy, chủ thể này sẽ chịu sự điều chỉnh của hai văn bản pháp luật là Bộ luật lao động 2012 và Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012

(iii). Thực tiễn thực hiện tại Cơng ty Luật TNHH Hà Sơn.

Trong q trình hoạt động, cơng ty đã thực hiện nhiều hợp đồng DVPL, đảm bảo được quyền lợi của khách hàng cũng như lợi nhuận của công ty. Đối với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng DVPL, công ty luôn tạo điều kiện cho hai bên thỏa thuận, thống nhất để đi đến hợp đồng hoàn chỉnh nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật. Song, trong cả quá trình hoạt động đến nay, công ty chưa xảy ra vi phạm, tranh chấp trong hợp đồng dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng cũng như uy tín của cơng ty.

2.2.2.2. Về nội dung thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Khi thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản về đối tượng, thời gian, phương thức và các thỏa thuận khác mà nội dung của hợp đồng đã xác định. Ngoài ra, hợp đồng DVPL là hợp

đồng song vụ, nghĩa là các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong hợp đồng nên việc thực hiện hợp đồng này phải tuân theo cách thức của hợp đồng song vụ. Theo quy định tại điều 410 Bộ luật dân sự 2015, khi các bên đã thỏa thuận thời gian thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn, khơng được hỗn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp việc hỗn thực hiện hoặc khơng thực hiện được do lỗi của một bên. Ngoài ra, trong trường các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào mất nhiều thời gian khi thực hiện hơn thì nghĩa vụ đó thực hiện trước. Như vậy, theo quy định của pháp luật, các bên phải tuân thủ đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng và không được làm trái với các thỏa thuận đó.

Pháp luật quy định nội dung thực hiện hợp đồng DVPL nhằm ràng buộc pháp luật đối với các chủ thể tham gia. Thực tế, các quy định này là nền tảng thực hiện các hợp đồng DVPL của các tổ chức hành nghề luật sư nói chung và Cơng ty Luật TNHH Hà Sơn nói riêng. Mặc dù, các quy định về nội dung thực hiện hợp đồng pháp lý cịn chưa rõ ràng và cụ thể nhưng cơng ty đã dựa các các quy định chung để tạo lập nội dung hợp đồng dịch vụ pháp lý một cách hoàn chỉnh và đúng với tinh thần, bản chất của pháp luật về hợp đồng.

2.2.2.3. Về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Pháp luật hiện nay chưa có quy định về vấn đề sửa đổi, bổ sung hợp đồng DVPL. Vậy nên, dựa vào bản chất và tính chất, ta có thể định nghĩa các vấn đề trên qua Bộ luật dân sự 2015. Theo nội dung pháp luật tại Chương 1, nhìn chung, pháp luật quy định khá chi tiết về việc bổ sung, sửa đổi hợp đồng. Điều này giải quyết được mọi trường hợp phát sinh trong hợp đồng DVPL. Nhưng trên thực tế, tại Công ty Luật TNHH Hà Sơn, việc sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng ít khi xảy ra. Bởi lẽ, điều này sẽ làm gián đoạn trong quá trình thực hiện hợp đồng, kéo dài thời gian thực hiện và khiến hai bên phải ngừng thực hiện hợp đồng để thảo luận. Mặt khác, nếu trong trường hợp đặc biệt mà một trong các điều khoản khơng thực hiện được trong hồn cảnh đó khiến các bên phải thỏa thuận đưa ra điều khoản thay thế hoặc sửa đổi điều khoản thì các chủ thể tham gia phải có trách nhiệm với việc sửa đổi đó. Song song với vấn đề sửa đổi hợp đồng thì việc bổ sung thêm các điều khoản cho hợp đồng thì diễn ra phổ biến hơn. Trong trường hợp phát sinh thêm khi thực hiện hợp đồng, khi khách hàng hoặc luật sư muốn bổ sung thêm điều khoản vào hợp đồng DVPL thì phải thơng báo và được sự chấp thuận của bên còn lại. Đồng thời, khi bổ sung thêm vào hợp đồng, các bên đều phải có nghĩa vụ tơn trọng và thực hiện đúng các điều khoản bổ

sung đó. Ngồi ra, việc sửa đổi hay bổ sung trong hợp đồng DVPL, các bên phải giữa nguyên hình thức của hợp đồng.

Trong hợp đồng DVPL, ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng là một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Trên thực tế, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng chỉ xảy ra khi một trong các bên vi phạm hợp đồng. Tại Công ty Luật TNHH Hà Sơn, theo như khảo sát, đa số hợp đồng bị đơn phương chấm dứt do bên sử dụng dịch vụ không thực hiện chi trả các chi phí thủ tục như đã thỏa thuận dẫn đến luật sư không thể tiếp tục thực hiện các nội dung của hợp đồng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w