Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 27)

1.2.2 .Thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý

1.5. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Qua sự phân tích những vấn đề chung của pháp luật Việt Nam về DVPL và sự giao kết, thực hiện hợp đồng DVPL có thể rút ra được những điểm chính sau đây:

1.Khái niệm DVPL là một loại hình dịch vụ đặc biệt, cung ứng, hỗ trợ các vấn đề pháp lý đến cho cá nhân, tổ chức trong xã hội – những người có nhu cầu sử dụng pháp luật. DVPL được pháp luật Việt Nam cho phép cung cấp thông qua hợp đồng DVPL. Mỗi loại DVPL tương ứng với mỗi loại hợp đồng DVPL khác nhau và mang mục đích khác nhau.

2.Giao kết hợp đồng DVPL được thực hiện qua hai bước là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết. Khi hai bên thống nhất với các thỏa thuận trong quá trình giao kết thì hợp đồng DVPL sẽ được hình thành. Hợp đồng có hiệu lực thì sẽ ràng buộc pháp lý giữa các bên, buộc các chủ thể thực hiện đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng.

3. Hợp đồng DVPL mang bản chất của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại nên cũng mang đặc điểm của hai loại hợp đồng này và chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật chung và luật chuyên ngành cùng với các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành.

Trên cơ sở khái quát những quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng DVPL ở Chương 1, khóa luận tiếp tục tìm hiểu những vấn đề về thực trạng của các quy định này tại thực tiễn doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại Cơng ty Luật TNHH Hà Sơn nói riêng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY

LUẬT TNHH HÀ SƠN. 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Hà Sơn.

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hà Sơn.

Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Hà Sơn (Viết tắt là Công ty Luật TNHH Hà Sơn) được thành lập từ ngày 10/01/2012 dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty được sáng lập và điều hành bởi giám đốc Hà Huy Sơn với tên giao dịch là HASON LAW FIRM. Công ty cung cấp dịch vụ pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: Tham gia tố tụng, Tư vấn pháp luật, Đại diện ngoài tố tụng và Dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Những năm đầu thành lập, do nguồn vốn còn hạn hẹp, bộ máy cơng ty cịn đơn giản với hai luật sư và một kế toán. Sau 3 năm hoạt động và ổn định, đầu năm 2015, công ty tuyển chọn thêm nhiều luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật để có thể hồn thiện bộ máy, đẩy mạnh phát triển cơng ty. Đầu năm 2018, cơ cấu tổ chức của công ty được mở rộng với hai phịng chính là phịng tài chính, kế tốn và phịng hành chính, nhân sự dưới sự quản lý của Giám đốc (Luật sư) Hà Huy Sơn. Trong đó, phịng hành chính, nhân sự được chia thành hai phòng, ban nhỏ gồm Phòng tư vấn, hỗ trợ dịch vụ pháp lý và Phòng tranh tụng, giải quyết vụ việc, vụ án. Hiện nay, công ty với khoảng 15 nhân viên bao gồm các luật sư trẻ, năng động cùng với các luật sư với nhiều năm kinh nghiệm hành nghề và các chuyên viên tư vấn pháp luật, nhân viên hành chính khác.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

GIÁM ĐỐC (Luật sư) Phịng tài chính, kế tốn Phịng hành chính, nhân sự Phòng tư vấn, hỗ trợ dịch vụ pháp lý Phòng tranh tụng, giải quyết vụ việc,

Qua gần 9 năm thành lập và phát triển, hoạt động trong nhiều lĩnh vực dịch vụ pháp lý khác nhau, công ty đã tạo được chỗ đứng trong giới cung cấp dịch vụ pháp lý Hà Nội. Mặc dù quy mô cịn nhỏ nhưng với chất lượng dịch vụ mà cơng ty đem đến đã tạo dựng thương hiệu riêng đến với các khách hàng đã từng trải nghiệm. Dưới sự điều hành của Giám đốc (Luật sư) Hà Huy Sơn, công ty không ngừng phát triển, mở rộng nguồn vốn, đào tạo nhân lực, nâng cao chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, nhu cầu pháp luật đối với cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp) ngày càng nhiều, phát sinh tranh chấp ngày càng phổ biến nên việc thành lập các công ty hỗ trợ pháp lý là nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, Cơng ty Luật TNHH Hà Sơn được thành lập mang sứ mệnh phổ biến pháp luật đến mọi người dân, bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức, giúp đem đến một mơi trường bình đẳng, cơng bằng, phân minh trong xã hội tồn cầu hóa ngày nay.

2.1.2. Tình hình hoạt động của Cơng ty TNHH Hà Sơn.

Hiện nay, công ty hoạt động với bộ máy đơn giản, tinh gọn nên việc kiểm soát và quản lý được diễn ra dễ dàng. Đầu tiên, đối với nhân sự, công ty áp dụng đầy đủ các chính sách theo quy định của Bộ luật lao động 2012 cho nhân viên về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, chính sách bảo hiểm, chính sách cho phụ nữ mang thai, chính sách khen thưởng – phạt,.... Bên cạnh đó, theo nội quy cơng ty, đối với luật sư và chuyên viên tư vấn pháp luật sẽ phải học đào tạo và bồi dưỡng kiến thức pháp luật ba tháng một lần. Điều này giúp nhân viên thích ứng và bắt kịp được những nội dung đổi mới của pháp luật.

Đối với hoạt động kinh doanh, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn pháp luật và tham gia tố tụng. Công ty đã hỗ trợ pháp lý cho nhiều cá nhân, tổ chức, giải quyết nhiều vụ việc với tỷ lệ thành công cao. Đối với lĩnh vực tư vấn pháp luật cho cá nhân, công ty hỗ trợ giải đáp thắc mắc về pháp luật về các vấn đề như hơn nhân và gia đình, thừa kế, quyền và nghĩa vụ của cá nhân trong các loại hợp đồng, các vụ việc mang yếu tố nước ngồi,… Đối với doanh nghiệp, cơng ty trợ giúp pháp lý về thành lập doanh nghiệp, các tranh chấp về vấn đề lao động, đất đai, môi trường,… Với lĩnh vực tham gia tố tụng, công ty chủ yếu đại diện, tham gia tố tụng các vụ án hình sự cho cá nhân, giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với doanh nghiệp hoặc cá nhân với cá nhân. Điển hình các vụ việc do cơng ty giải quyết sẽ được thể hiện tại phần Phụ lục. Nhờ tham gia, giải quyết nhiều vụ việc, vụ án với tỷ lệ thắng cao, công ty đã dành được vị trí tin tưởng nhất định trong lịng khách hàng về chất lượng dịch vụ. Công ty đã xử lý hàng trăm vụ kiện chủ yếu liên quan đến vấn đề hình sự và dân sự, hành chính. Đối với các vụ việc liên quan đến lĩnh vực thương mại, do nguồn nhân lực cịn hạn chế, cơng ty vẫn chưa tiếp cận được các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.

Hiện tại, công ty tập trung cung cấp dịch vụ cho đối tượng là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân với quy mơ nhỏ, hộ gia đình, tập thể người lao động,… Cơng ty đang và sẽ phát triển, mở rộng bộ máy, mạng lưới kinh doanh để tiếp cận nhiều khách hàng lớn, tiềm năng.

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện dịch vụ pháp lý tại công ty luật TNHH Hà Sơn.

2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

2.2.1.1.Về chủ thể, hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà sơn.

(i). Quy định của pháp luật về chủ thể là bên cung cấp dịch vụ pháp lý.

Trong lĩnh vực cung cấp DVPL, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng bị ràng buộc khắt khe về mặt pháp lý so với các chủ thể trong quan hệ hợp đồng dân sự hoặc hợp đồng thương mại. Theo điều 23 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định hình thức hành nghề của luật sư bao gồm thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư và hành nghề luật sư với tư cách cá nhân. Như vậy, chủ thể cung cấp DVPL gồm tổ chức hành nghề luật sư và luật sư cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, doanh nghiệp không phải tổ chức hành nghề luật sư.

Thứ nhất, về tổ chức hành nghề luật sư, chủ thể này phải tuân thủ những điều

kiện khắt khe để có thể cung ứng DVPL cho khách hàng. Theo khoản 1 Điều 32 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định “Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: a)

Văn phịng luật sư; b) Cơng ty luật”. Cũng theo điều này khoản 3 quy định về điều

kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau: “a) Luật sư thành lập hoặc tham gia

thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; b) Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc”. Theo quy định của pháp luật, hình thức tổ chức hành nghề luật sư là văn phịng luật và cơng ty luật, trong đó, cơng ty luật bao gồm cơng ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Ngoài phải tuân thủ các điều kiện thành lập theo Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, tổ chức hành nghề luật sư còn chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2014. Do chủ thể này có tính chất đặc thù nên cơ quan quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư cũng đặc thù là Sở Tư pháp. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức

hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng tham thành lập một cơng ty thì có thể chọn thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có đồn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

Thứ hai, về luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, chủ thể này là luật sư cá nhân,

làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải tổ chức hành nghề cá nhân. Chủ thể này phải đáp ứng các tiêu chuẩn luật sư, điều kiện hành nghề luật sư theo Điều 10, Điều 11 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Theo khoản 3 điều 49 Luật này quy định “Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch

vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân cơng của Đồn luật sư mà luật sư là thành viên”. Như vậy, về phạm vi đối tượng cung ứng dịch vụ của chủ thể này bị giới hạn hơn so với chủ thể là tổ chức hành nghề luật sư.

(ii).Quy định của pháp luật về chủ thể là bên sử dụng dịch vụ pháp lý.

Về chủ thể bên sử dụng DVPL, trong hợp đồng DVPL, chủ thể sử dụng có thể là cá nhân, tổ chức. Đối với chủ thể là cá nhân tham gia giao kết hợp đồng phải là người có năng lực pháp luật dân sự theo điều 16 và điều 17 Bộ luật dân sự 2015. Đồng thời, chủ thể phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự cá nhân theo điều 19 Bộ luật dân sự 2015. Thơng thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng trừ các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo điều 22, điều 23, điều 24 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý, cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng nếu không vi phạm vào các điều khoản trên. Đối với tổ chức, phải có tư cách pháp nhân và năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo điều 74 và điều 86 Bộ luật dân sự 2015. Ví dụ chủ thể sử dụng DVPL là doanh nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện sau: Tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch; Được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014; Có tài sản để duy trì hoạt động và thực hiện việc kinh doanh thu lợi nhuận; Doanh nghiệp đã được đăng ký theo quy định của pháp luật. Tóm lại, bên sử dụng DVPL cũng phải tuân thủ khắt khe các điều kiện cụ thể khi tham gia giao kết hợp đồng DVPL.

(iii).Quy định của pháp luật về hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Hình thức của hợp đồng là cách thể hiện sự thỏa thuận của các bên. Khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định thì hợp đồng được coi là đã giao kết khi đã tn theo hình thức đó. Theo khoản 2 điều 26 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định “Hình thức hợp đồng dịch vụ pháp lý phải được làm thành

văn bản…”. Theo quy định này, các bên tham gia giao kết hợp đồng DVPL buộc phải

thực hiện dưới hình thức văn bản, nếu thay đổi hoặc làm trái quy định của pháp luật thì hợp đồng khơng có hiệu lực và giá trị về mặt pháp luật.

(iv).Thực tiễn thực hiện tại Công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể điều kiện chủ thể tham gia cũng như hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý buộc các đối tượng phải thực hiện đầy đủ. Công ty Luật TNHH Hà Sơn là một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chủ thể và hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Hiện nay, các hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý của công ty chủ yếu về tham gia hoặc đại diện tham gia tố tụng. Dựa trên hợp đồng mẫu, công ty đã soạn thảo sơ bộ hợp đồng chung gồm các điều khoản chung theo quy định của pháp luật để có thể rút ngắn được thời gian thảo luận và giao kết hợp đồng. Trước khi giao kết hợp đồng, công ty buộc khách hàng cung cấp một số thông tin cơ bản về bản thân và dịch vụ mà khách hàng muốn cung cấp. Điều này giúp công ty nắm bắt được đối tượng, chủ thể tham gia giao kết hợp đồng để có thể cung cấp dịch vụ pháp lý chính xác nhất. Sau quá trình thảo luận và thỏa thuận, cơng ty sẽ lập hợp đồng thành hai bản có đầy đủ chữ ký của hai bên. Điều đó đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp.

2.2.1.2. Về trình tự giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thực tiễn thực hiện tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Pháp luật hiện hành quy định quá trình giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý được tiến hành qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Về bản chất, quá trình giao kết của hợp đồng dịch vụ pháp lý giống với quá trình giao kết của hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Các bước tiến hành giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý cũng được tuân theo giống như hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.

(i). Giai đoạn 1: Đề nghị giao kết hợp đồng.

Để xác lập một hợp đồng DVPL thì các bên phải tham gia tiến hành hành giao

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w