Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 43 - 46)

2.3.2 .Về mặt hạn chế

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về

giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Để thực hiện được mục tiêu chung là hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hợp đồng, tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng của các bên thì sau đây, tơi xin phép nêu lên một số giải pháp nhằm kiến nghị hồn thiện và góp phần cải thiện hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý.

3.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.

3.2.1.1.Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(i). Xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật luật sư về khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về luật sư nói riêng hiện nay khơng có quy định nào định nghĩa hay giải thích rõ về cụm từ “Hợp đồng dịch vụ pháp lý”, nên dẫn đến tình trạng nhiều tổ chức khơng phải là tổ chức hành nghề luật sư vẫn thực hiện ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Do vậy, để tạo sự minh bạch trong quan hệ hợp đồng này, Nhà nước cần phải quy định rõ ràng, thống nhất trong hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về luật sư nói riêng về khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đồng thời, khái niệm này cần phải phù hợp với pháp luật quốc tế, tạo sự đồng bộ, thống nhất giữa luật quốc gia và luật quốc tế. Ngoài ra, hiện nay có những tổ chức khơng phải tổ chức hành nghề luật sư nhưng vẫn cung cấp dịch vụ pháp lý. Vậy nên ngoài việc cần xây dựng định nghĩa hợp đồng dịch vụ pháp lý, ta cần xây dựng khái niệm và phạm vi của dịch vụ pháp lý làm cơ sở để áp dụng và xử lý các vi phạm có ý đồ “lách” luật.

(ii). Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về hình thức của hợp đồng dịch vụ pháp lý. Theo pháp luật hiện hành, hợp đồng được xây dựng dựa trên hình thức văn bản hoặc lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Nhưng đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý, hình thức hợp đồng này được quy định bắt buộc bằng văn bản theo khoản 2 Điều 26 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012. Điều này gây mâu thuẫn đối với nguyên tắc tự do

trong quan hệ hợp đồng. Vậy nên, tôi xin kiến nghị sửa đổi, bổ sung thêm hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Điều này đảm bảo nguyên tắc chung của pháp luật hợp đồng, đồng thời, mở rộng được các trường hợp giao kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(iii). Kiến nghị xây dựng pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ pháp lý nói riêng.

Quan hệ hợp đồng là một quan hệ đặc thù và rộng lớn, nên nó phải được điều chỉnh trong một đạo luật riêng biệt, bởi các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng không thể phân biệt được rằng loại hợp đồng này thuộc sự điều chỉnh của luật dân sự hay luật thương mại hay một đạo luật chun ngành nào đó. Vì vậy, Nhà nước cần một hành lang pháp lý để các chủ thể có thể ứng xử đúng theo pháp luật nên việc xây dựng hệ thống pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng là vơ cùng cần thiết. Pháp luật về hợp đồng cần được thống nhất chung và quy định thành một văn bản pháp luật bao gồm nhiều loại hợp đồng được điều chỉnh chi tiết, trong đó có hợp đồng dịch vụ pháp lý. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể ứng xử với nhau một cách phù hợp, các thỏa thuận được các bên tôn trọng, việc thực hiện hợp đồng sẽ diễn ra dễ dàng và sẽ giảm bớt được tranh chấp xảy ra khi có pháp luật hợp đồng điều chỉnh.

3.2.1.2. Hồn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý.

Một trong những tồn tại của hợp đồng dịch vụ pháp lý hiện nay là quy định về trách nhiệm do vi hợp đồng. Điều khoản này được các bên tự do thỏa thuận dựa trên các quy định chung của pháp luật. Nhưng điều bất cập hiện nay đó là pháp luật chưa quy định các điều khoản về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của bên sử dụng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Thực tế, theo quy định của Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 chỉ quy định trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ pháp lý nếu lỗi do bên cung ứng gây ra sẽ phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng và phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nó hồn tồn bất hợp lý với bản chất của hợp đồng song vụ khi quyền và trách nhiệm của các bên như nhau. Mặt khác, nếu tranh chấp xảy ra trong hợp đồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giải quyết dựa trên quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Nhìn từ góc độ pháp lý, ta có thể thấy hợp đồng dịch vụ pháp lý mang tính thương mại nên việc giải quyết tranh chấp được xử lý theo luật dân sự là hoàn toàn chưa hợp lý. Vậy nên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý trong Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 là cần thiết và cấp bách nhằm tạo nên một môi trường công bằng, minh bạch, rõ ràng.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý tại công ty Luật TNHH Hà Sơn.

Áp dụng quy định pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng dịch dịch vụ pháp lý nói riêng ln chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Chính vì vậy, bên cạnh việc triển khai các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp hợp đồng dịch vụ pháp lý thì cũng cần có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý.

(i). Tăng cường giáo dục pháp luật

Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư cá nhân có vai trị tích cực trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho mọi người, góp phần tạo lập mơi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình này đã gặp những trở ngại, cản trở từ nhiều yếu tố khách quan. Do vậy, Nhà nước cần phải tăng cường giáo dục pháp luật, tổ chức các hội chợ pháp luật cho người dân giúp phổ biến pháp luật, đồng thời giúp giao lưu giữa các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong ngành dịch vụ pháp lý có thể học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh. Nhà nước, các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư cá nhân đóng vai trị quan trong trong cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật đến tồn xã hội, là người đại diện trong hành lang pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.

(ii). Tập trung cơng tác đào tạo, bồi dưỡng luật pháp quốc tế và ngoại ngữ cho luật sư.

Nhà nước cần công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư trước những thách thức của hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa hiện nay. Nghề luật sư bao gồm nhiều lĩnh vực với nhiều nhóm hành nghề khác nhau, ở các cấp độ khác nhau được các văn bản pháp luật điều chỉnh. Do đó, đào tạo luật sư không chỉ là theo những tiêu chuẩn luật sư theo quy định của pháp luật mà cần phải có các tiêu chí khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp. Cụ thể, trong các tổ chức hành nghề luật sư sẽ bao gồm nhiều phịng, ban, trong đó mỗi luật sư sẽ phụ trách từng mảng lĩnh vực riêng như hơn nhân và gia đình, đất đai, dân sự, hành chính, hình sự, đầu tư nước ngồi,… Thế nhưng hiện nay, rất ít luật sư tham gia giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngồi bởi cản trở lớn nhất do khác biệt ngôn ngữ. Vậy nên, cần bồi dưỡng ngoại ngữ cho luật sư, điều này sẽ giúp mở rộng thị trường cung ứng, tiếp cận được luật pháp quốc tế.

Hội nhập quốc tế và tồn cầu hóa đã dẫn tới việc thực hiện áp dụng pháp luật không chỉ ở trong lãnh thổ một quốc gia mà cịn đan xem với nhiều thơng lệ quốc tế của nhiều hệ thống pháp luật các nước khác nhau. Điều này đã đặt ra yêu cầu cho việc

cung ứng dịch vụ pháp lý cần có những thay đổi để tương thích với những biến chuyển mới của quốc tế.

(iii). Luật sư hành nghề trong nước phải có ý thức tự bồi dưỡng nghiệp vụ cho bản thân.

Để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý thì một trong các yếu tố quan trọng, quyết định góp phần làm nên thành cơng đó là mỗi luật sư phải biết tự bồi dưỡng nghiệp vụ của mình. Ngồi việc chương trình đào tạo theo nội quy của doanh nghiệp mình làm việc, mỗi luật sư cần cố gắng học tập, tìm hiểu và nâng cao kiến thức, tiếp xúc nhiều vụ việc khác nhau, học hỏi kinh nghiệm để bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cho bản thân. Hiện nay, nhiều hội thảo dành cho luật sư được mở ra nhằm tạo cơ hội cho các luật sư giao lưu, trao đổi về những tồn đọng trong quy định pháp luật Việt Nam, đồng thời, bồi dưỡng thêm các quy định quốc tế giúp cho họ có thể vươn xa trong mơi trường cạnh tranh toàn cầu.

(iv). Hoàn thiện thể chế pháp luật phù hợp với tình hình xã hội.

Để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thách thức lớn đối với Nhà nước là hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển trong và ngoài nước. Đối với xã hội trong nước, nhiều ngành nghề kinh doanh ra đời, nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại hóa nên hệ thống pháp luật khơng thể dừng lại ở những quy định cũ, lạc hậu mà cần sửa đổi, bổ sung hợp với tình hình thay đổi của xã hội. Còn đối với hội nhập quốc tế, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo tạo động lực thúc đẩy cải cách hệ thống nội luật để hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế chung, tạo lập một mơi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w