1 3 Phân biệt xúc tiến thương mại với xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến bán hàng và
2.2. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt mayViệt Nam
2.2.1. Thị trường EU
Liên minh Châu Âu (The European Union) - EU là một Liên minh có tiềm lực kinh
tế, thương mại mạnh vào bậc nhất thế giới, bao gồm 15 quốc gia thành viên thuộc khu vực Tây và Bắc Âu với dân số xấp xỉ 400 triệu người. Đây là một trong 3 trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của thế giới, chiếm hơn 2,4% diện tích toàn cầu,
với tổng GDP vào khoảng 8562.0 tỷ USD (năm 2002) đồng thời chiếm tới 20% giá trị buôn bán và 46% nguồn vốn FDI của toàn thế giới. Tuy nhiên, những con số này sẽ thay đổi kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2004 tới đây, khi liên minh này chính thức có thêm 10 thành viên mới thuộc khu vực Đông Âu, vùng Biển Bantich và hai đảo quốc là Síp và Manta nâng số thành viên của khối này lên 25 quốc gia tương ứng với khoảng trên 450 triệu người tiêu dùng.
Như vậy, qua hơn nửa thập kỷ, so với thời điểm ban đầu chỉ gồm 6 quốc gia thành viên là Bỉ, Đức, HàLan, Luxembourg, Pháp và Ý thì giờ đây EU đã gần như trải khắp trên toàn lục địa Châu Âu vượt qua cả Khu vực Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) với số dân xấp xỉ 416 triệu người để vươn lên trở thành thị trường chung lớn nhất Thế giới.
Thực tiễn trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, với việc thành lập được một liên minh quan thuế và thiết lập được một thị trường chung cho người tiêu dùng, cũng như đưa đồng Euro vào sử dụng tại hầu hết các quốc gia thành viên trong khối, EU không những chỉ chứng tỏ được khả năng bền vững và phát triển của cộng đồng chung, mà còn ngày càng khẳng định đây sẽ là một thị trường chung lớn nhất và mạnh nhất trong tương lai.
Thị trường liên minh Châu Âu - EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù chúng ta đã xuất khẩu hàng dệt may sang EU từ năm 1980, thông qua các bạn hàng chủ yếu là một số nước thành viên của EU, tuy nhiên phải đến khi Hiệp định hàng Dệt may giữa Việt Nam và EU chính thức có hiệu lực kể từ năm 1993 thì luợng hàng Dệt may của Việt Nam xuất sang EU mới thực sự phát triển. Từ chỗ hầu như bị cấm vận, nhóm hàng này của Việt Nam xuất khẩu vào EU đến nay đã có lúc đạt tới 650 triệu USD (năm
2000). Hiện nay xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chiếm tới hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam và cùng với các thị trường khác trong năm 2003 vừa qua ngành hàng Dệt may đã vươn lên đứng đầu trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu vượt qua cả ngành dầu khí.
Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi được thực hiện cho đến nay đã ba lần được gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Theo hiệp định này, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21938 tấn đến 23000 tấn. Số CAT (Category) chiụ sự quản lý bằng hạn ngạch ở một số CAT nóng và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các CAT lên 27%. Tháng 3 năm 2000, Việt Nam đã đàm phán với EU thay đổi thời hạn điều chỉnh hiệp định Dệt may đến hết năm 2002 thay vì năm 2000, đồng thời tăng hạn ngạch hàng dệt may 16 CAT của Việt Nam xuất khẩu vào EU. Trọng lượng tăng 4324 tấn đạt mức trên 26% so với hạn ngạch cơ sở của 16 CAT; đơn vị sản phẩm tăng khoảng 15 triệu đạt mức tăng 25%; trị giá sản phẩm tăng khoảng 120 triệu USD, đạt khoảng 20% so vơi năm 1999 và sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu vào EU lên khoảng 750 triệu USD vào năm 2000. Tính tỷ lệ tăng bình quân 16 CAT, đạt 55%.
Cùng với những ưu đãi ngày càng nhiều từ EU dành cho Việt Nam trong hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào EU tăng rất nhanh. Theo số liệu của Bộ Thương mại Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 1995-2004, như sau.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU giai đoạn 1995 - 2004
Đơn vị tính:Triệu USD .
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
TKN 355 428 460 546 605 544.8 622.1 523.2 579.4 678.6
TT* - 37.22 34.01 40.41 34.63 28.79 31.71 19.01 15.86 15.47
• Riêng 6 tháng đầu năm 2005: 339.860
• TT*: Tỉ trọng so với xuất khẩu cả nước – tỷ lệ %. Nguồn: Bộ thương mại
Qua bảng thống kê, qua hơn 10 năm thực hiện Hiệp định về hàng dệt may (1993) và gần 10 năm thực hiện Hiệp định Buôn bán hàng dệt may (1996) giữa Việt Nam và EU, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 1995- 2000 nhưng từ 2001 đến nay kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta đang giảm dần, và thực tế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chỉ chiếm 1,4% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của thị trường EU (đứng thứ 12 trong nhóm các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này). Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Thứ nhất, nguyên ngân khách quan, do có hơn 80% hàng dệt may của ta xuất khẩu sang EU phải gia công cho nước thứ ba nên hiệu quả kinh tế thấp. Tiếp đến phải kể đến là số lượng hàng hoá EU dành cho Việt Nam còn quá thấp (chỉ bằng 5% của Trung Quốc và 10-20% của các nước ASEAN) và số hạn ngạch bị hạn chế thành nhiều nhóm hàng (29 nhóm so với 20 nhóm của Thái Lan và 8 nhóm của Singapore).
Mặt khác, nguyên nhân chủ quan là do hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguyên phụ liệu của ngành may cũng như trang thiết bị kỹ thuật cho ngành may của chúng ta còn hạn chế, cho nên sản phẩm của chúng ta về khả năng cạnh tranh còn kém so với nhiều nhà cung cấp khác tại thị trường EU. Bên cạnh đó, do phương thức phân bổ hạn ngạch chưa hợp lý cũng đã kìm hãm tính năng động và sáng tạo của các doanh nghiệp may.
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng, đó là việc xúc tiến xuất khẩu nói chung và xúc tiến xuất khẩu hàng dệt may nói riêng chưa được quan tâm một cách hợp lý, với đặc thù của sản phẩm xuất khẩu và hạn chế trong việc tiếp xúc với thị trường, nên người tiêu dùng tại thị trường EU vẫn còn khá xa lạ đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam.
Trong số các bạn hàng nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam tại EU thì Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất chiếm 49.9% tổng giá trị dệt may Việt Nam xuất vào EU. Tiếp đến là Pháp 10.8%, Hà Lan 10.3%, Anh 9.4%, Bỉ 6.1%, Tây Ban Nha 5.1%, Italia 4.4%, Đan Mạch 2%, Thuỵ Điển 1.9%, Aùo 1.5%, Phần Lan 0.6%, Ai Len 0.4%, Luxembourg 0.3%, Hy Lạp 0.2% và Bồ Đào Nha 0.1%.
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam tại thị trường EU thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2 CƠ CẤU MẶT HÀNG DỆT MAY XK 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005 CỦA CẢ NƯỚC Vải 2% Quần áo trẻ em 2% Áo thun 11% Áo len 4%Áo 4% Áo khốc 7% Áo sơmi 7% Quần áo trẻ em 18% Đồ lĩt 3% Quần áo các loại 4% Áo jacket 20% Mặt hàng khác 18% Nguồn: Vinatex tổng hợp 2.2.2. Các thị trường khác 2.2.2.1. Thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ với dân số khoảng 250 triệu người, GNP năm 2004 vượt trên 8000 tỷ USD, hiện là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ hiện là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của sản phẩm Việt Nam, với kim ngạch được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 1999 – 2005
Đơn vị tính: US$1,000
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005*
TKN 34,707.6 49,569.3 47,461 975,770 1,976,609 2,474,382 509,053
• *: Số liệu 3 tháng đầu năm 2005
• TT**: Tỉ trọng so với xuất khẩu cả nước – tỷ lệ %.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Qua bảng số liệu, thị trường Hoa Kỳ có sự gia tăng kim ngạch rất lớn trong giai đoạn 1999 – 2005, đặc biệt có sự gia tăng đột biến từ năm 2001 qua năm 2002. hơn nữa, khi xét về tỉ trọng so với tình hình xuất khẩu dệt may của cả nước, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ có sự thay đổi rất lớn cũng từ năm 2001 qua năm 2002, và đến năm 2004 là đạt hơn 56% so với xuất khẩu cả nước. Đây là thị trường có nhiều triển vọng đối với hàng dệt may của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực và Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO.
2.2.2.2. Thị trường Nhật Bản
Là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ ba của Việt Nam, đứng sau Hoa Kỳ và EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường này không ngừng gia tăng qua các năm, biểu hiện như sau:
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 1999 – 2005
Đơn vị tính: US$1,000
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005*
TKN 417,127 619,580.9 591,501 489,950 478,191 531,092 142,565
TT** 23.88 32.75 30.15 17.80 13.09 12.11 -
• *: Số liệu 3 tháng đầu năm 2005
• TT**: Tỉ trọng so với xuất khẩu cả nước – tỷ lệ %.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tại thị trường Nhật có sự biến động khá lớn trong suốt giai đoạn 1999 – 2005. Đầu tiên là gia tăng mạnh giữa năm 1999 và năm 2000, sau đó lại sụt giảm từ năm 2000 cho đến năm 2003, tiếp đó lại tăng trưởng khá tốt trong năm 2004. Và theo dự báo của Bộ Thương mại, có khả năng năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tại thị trường nãy có sự gia tăng nhẹ.
Nếu xét theo tỉ trọng so với xuất khẩu cả nước, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật có sự biến động rất lớn giữa hai năm 2001 và 2002, đó là giảm từ 30.15% xuống còn 17.80% so với cả nước, và sau đó là giảm hẳn.
Tuy nhiên, theo dự báo đây cũng là thị trường có nhiều triển vọng với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam do có những nét khá tương đồng về mặt văn hóa, địa lý và dân cư.
2.3. Tổng hợp tình hình tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU qua các năm qua các năm
2.3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu
Trong suốt giai đoạn từ đầu năm 200 đến hết tháng 06/2005, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU đã có biến động rất lớn, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4: Tổng hợp kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU giai đoạn 2000 – 6 tháng đầu năm 2005
Đơn vị tính: USD 1,000
Kim ngạch Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Tổng cộng Năm 2000 120,230 144,450 155,100 125,100 544,880 Năm 2001 130,290 150,420 200,100 141,350 622,160 Năm 2002 112,050 141,440 160,740 109,000 523,230 Năm 2003 93,700 112,700 219,800 153,200 579,400
Năm 2004 146,900 152,100 220,800 157,800 678,600
Năm 2005 146,660 193,200 - - 339,860
(Nguồn: Tổng hợp - Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan
- Hiệp hội Dệt-May Việt Nam)
Qua bảng tổng hợp kim ngạch xuất khẩu, việc tiêu thụ hàng dệt may thay đổi qua các quý trong năm, kim ngạch thấp nhất vào quý 1 và đạt mức cao nhất vào quý 3, và kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các quý trong năm, riêng quý 3 đạt mức tăng trưởng cao nhất so với các quý còn lại trong năm.
Đối với các quý còn lại, kim ngạch thay đổi từ quý 1 tới quý 4, tuy nhiên sự thay đổi cũng không theo một trật tự nhất định. Cụ thể là vào các năm 2000, 2001, 2003 và 2004 kim ngạch theo trật tự từ thấp đến cao là quý 1 – quý 4 – quý 2 – quý 3; nhưng riêng năm 2002 trật tự lại là quý 4 – quý 1 – quý 2 – quý 3.
Xét theo các năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may cũng biến động theo hướng tăng, cụ thể là từ 544,000 ngàn USD vào năm 2000 tăng lên mức 622,160 ngàn USD vào năm 2001, tiếp theo là mức 579,000 ngàn USD vào năm 2002 và 678,600 ngàn USD vào năm 2004. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm đối với việc tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường xấp xỉ 107%. Cá biệt, vào năm 2002, kim ngạch xuất khẩu có sự sụt giảm đáng kể, 84% so với kim ngạch năm 2001. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu trong suốt thời kỳ 2000 – 2005.
2.3.2. Kim ngạch xuất khẩu phân theo Cat. (nhóm mặt hàng)
Theo số liệu được tổng hợp từ các nguồn, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, nói chung, và kim ngạch của từng Cat., nói riêng, sang khu vực thị
trường EU tăng trưởng đều qua các năm (Xem phụ lục số ba và phụ lục số bốn). Trong đó, những Cat. là thế mạnh của Việt Nam phải được nhắc đến là: Aùo sơ-mi nam dệt kim (Cat. 4), áo len (Cat. 5), quần (Cat. 6), sơ-mi nữ (Cat. 7), sơ-mi nam không phải dệt kim (Cat. 8), đồ lót nam (Cat. 13), áo khoác nữ (Cat. 15) và áo khoác đặc biệt (Cat. 21) với kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tại thị trường EU.
Bên cạnh các sản phẩm nêu trên, hàng tơ tằm (Cat. 153), bít tất / vớ (Cat. 12), trang phục dạ hội (Cat. 16 và Cat. 29) và quần áo thun (Cat. 72) cũng đạt mức tăng trường đáng kể trong giai đoạn 2000 – 2005, góp phần vào việc nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
2.4. Phân tích tác động của quảng cáo thương mại đến việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU
2.4.1. Mối quan hệ giữa quảng cáo với kim ngạch xuất khẩu thể hiện qua các quý trong suốt giai đoạn năm 2000 – 6 tháng đầu năm 2005:
Quan hệ giữa tổng chi phí cho quảng cáo và tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam tại thị trường EU được tổng hợp trong bảng số liệu như sau:
Bảng 2.5: Tổng hợp kim ngạch xuất khẩu & chi phí quảng cáo hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU giai đoạn 2000 – 6 tháng đầu năm 2005
Đơn vị tính: USD 1,000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng cộng
Kim ngạch 120,230 144,450 155,100 125,100 544,880 Năm 2000 Quảng cáo 80 85 90 83 338 Kim ngạch 130,290 150,420 200,100 141,350 622,160 Năm 2001 Quảng cáo 92 96 101 97 386
Kim ngạch 112,050 141,440 160,740 109,000 523,230 Năm 2002 Quảng cáo 103 105 110 108 426 Kim ngạch 93,700 112,700 219,800 153,200 579,400 Năm 2003 Quảng cáo 95 93 97 90 375 Kim ngạch 146,900 152,100 220,800 158,800 678,600 Năm 2004 Quảng cáo 100 101 115 104 420 Kim ngạch 146,660 193,200 - - 339,860 Năm 2005* Quảng cáo 110 114 - - 224
• *: Năm 2005 chỉ tính quý 1 và quý 2.
(Nguồn: Tổng hợp - Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan
- Hiệp hội Dệt-May Việt Nam)
Thông qua số liệu tổng hợp được, sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm MS-Excel, với quy ước là chi phí quảng cáo các quý là biến độc lập, kim ngạch xuất khẩu theo quý là biến phụ thuộc (biến động theo chi phí quảng cáo) tác giả đưa ra được mô hình biểu hiện mối quan hệ giữa kim ngạch xuất khẩu và chi phí quảng cáo hàng dệt may tại thị trường EU thông qua phương trình hồi quy, như sau:
Y = 6956.28 + 1445.41X
Với quy ước:
- Y là biến phụ thuộc - thể hiện kim ngạch xuất khẩu,
- X là biến độc lập - thể hiện chi phí quảng cáo. (Xem phụ lục số một).
Như vậy, xét về mặt thời gian chi phí quảng cáo với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam tại thị trường EU có quan hệ tuyến tính với nhau.
Xét về thời gian, kim ngạch mặt hàng dệt may mang nặng tính thời vụ, đặc biệt là