Về cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may việt nam vào thị trường EU pptx (Trang 68 - 100)

1 3 Phân biệt xúc tiến thương mại với xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến bán hàng và

3.3.4.3. Về cung cấp thông tin

Nhà nước nên xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường EU nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu.

Nhà nước cần xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin, nối mạng xuyên suốt từ Trung Ương đến các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại các nước EU, các trung tâm xúc tiến thương mại các địa phương, các Sở Thương mại và các doanh nghiệp để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và thông suốt cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc phúc đáp và phản hồi thông tin cần nhanh chóng, cần thực hiện việc kết nối với các trang web chuyên ngành – có liên quan với nhau với thông tin được cập nhật thường xuyên.

Thực tế rằng, có sự hỗ trợ kịp thời và đầy đủ từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tập trung được nguồn lực tài chính và con người cho hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU. Từ đó có thể thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ do Nhà nước giao, và phấn đấu đạt được những mục tiêu do doanh nghiệp tự đặt ra.

Xét về mặt hiệu quả đối với đầu tư hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, để có thể triển khai đồng bộ các hoạt động như trình bày trong nội dung trên, Nhà nước có thể phải đầu tư lên đến cả triệu USD trong năm 2006 và phải duy trì với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10 – 15%, lúc này kim ngạch thương mại hàng dệt may tại thị trường EU có thể đạt 1 tỷ USD và có mức tăng trưởng bình quân 15 – 20%. Như

vậy, có thể đảm bảo mục tiêu và yêu cầu phát triển hoạt động xuất khẩu với thị trường EU.

Kết luận chương 3.

Thị trường EU giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam. EU là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ngoại thương hai chiều vượt mức 5 tỷ USD vào cuối năm 2005. Đây là nơi có khả năng cung cấp tài chính lớn cho hoạt động kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là nơi có khả năng cung cấp khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Riêng đối với ngành dệt may, thị trường EU là nơi có mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh nhất trong giai đoạn 1994 – 2005, và hứa hẹn sẽ là thị trường có tiềm năng lớn của hàng dệt may Việt Nam.

Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường EU, thông qua các hoạt động:

- Tăng cường tham gia hội chợ triển lãm.

- Đẩy mạnh việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Sử dụng quảng cáo ngoài trời và quảng cáo trên internet.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu về đặc điểm của người dân tại khu vực thị trường

EU.

Trong phương hướng sử dụng các hoạt động quảng cáo để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu phát triển, cần quan tâm các hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt pháp lý, công tác tổ chức, tài chính, đào tạo nhân lực, … Tóm lại, để có thể đạt tới mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt mức tăng trưởng bình quân 15 – 20% với mức thay đổi 10 – 15% trong chi phí quảng cáo

thì cần phối hợp đồng bộ giữa hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong và Tập thể biên soạn (2001), Quản

trị Kinh doanh Quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.

2. PGS. TS. Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam sang thị trường EU, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị.

3. PGS. TS. Lê Văn Sang, TS. Nguyễn Xuân Thắng (2000), Kinh tế các nước

Công nghiệp chủ yếu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

4. Tôn Thất Nguyễn Thiêm, Thị trường, Chiến lược, Cơ cấu – Cạnh tranh về giá

trị gia tăng, Định vị và Phát triển Doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

5. Bùi Phúc Trung – Hoàng Ngọc Nhậm; Giáo trình Toán Kinh Tế; Trường Đại

học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh.

6. PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Thâm nhập thị trường EU – Những

điều cần biết, Nhà xuất bản Thống Kê.

7. Báo cáo Phát triển Thế giới 2002 (2002), Xây dựng Thể chế hỗ trợ Thị

trường, Người dịch: Vũ Hoàng Linh, Hiệu đính: Vũ Cương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

8. Công nghiệp Dệt May và Thời trang Việt Nam (2001), Tổng quan tiềm năng

9. Nguyên bản Arman Dayan – Pháp, Người dịch: Đỗ Đức Bảo (1998), Nghệ thuật Quảng cáo, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Nguyên bản G. Hoaseng – Singapore, Nguyễn Cảnh Lâm biên dịch (2002),

Làm sao xuất khẩu có hiệu quả, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

11. Nguyên bản Jacques Locquin – Pháp, Truyền thông đại chúng – Từ thông tin

đến quảng cáo, Nhà xuất bản Thông tấn (2003).

12. Tài liệu từ Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Thương mại.

13. Tài liệu từ Cục Thương mại – Bộ Thương mại.

14. Tài liệu từ Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

15. Các thông tin Thương mại – Dệt May, Bộ Thương mại.

16. Các tạp chí thông tin Dệt May – Hiệp hội Dệt May Việt Nam.

17. Thời báo Kinh tế Việt Nam.

18. Thời báo Kinh tế Sài Gòn.

19. Các trang web: www.moi.gov.vn www.mot.gov.vn www.vcci.com.vn www.vinatex.com …

PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN BIỂU HIỆN QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ QUẢNG CÁO VAØ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

BẢNG: CHI PHÍ QUẢNG CÁO VAØ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN NĂM 2000 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2005

Đơn vị tính: USD 1,000

Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4 Tổng cộng

Kim ngạch 120,230 144,450 155,100 125,100 544,880 Năm 2000 Quảng cáo 80 85 90 83 338 Kim ngạch 130,290 150,420 200,100 141,350 622,160 Năm 2001 Quảng cáo 92 96 101 97 386 Kim ngạch 112,050 141,440 160,740 109,000 523,230 Năm 2002 Quảng cáo 103 105 110 108 426 Kim ngạch 93,700 112,700 219,800 153,200 579,400 Năm 2003 Quảng cáo 95 93 97 90 375 Kim ngạch 146,900 152,100 220,800 158,800 678,600 Năm 2004 Quảng cáo 100 101 115 104 420 Kim ngạch 146,660 193,200 339,860 Năm 2005 Quảng cáo 110 114 224

PHỤ LỤC 1 (tt)

BẢNG: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ

KHOẢN MỤC Y X GIẢI THÍCH

Mean 149460.4545 98.59090909 Giá trị trung bình

Standard Error 7247.143533 2.069840209 Sai số chuẩn

Median 146780 98.5 Trung vị

Mode #N/A 90 Yếu vị

Standard Deviation 33992.11624 9.708411134 Độ lệch chuẩn

Sample Variance 1155463966 94.25324675 Phương sai (mẫu)

Kurtosis 0.222928396 -0.62482982 Độ chóp

Skewness 0.7172237 -0.120688981 Độ nghiêng

Range 127100 35 Khoảng

Minimum 93700 80 Giá trị tối thiểu

Maximum 220800 115 Giá trị tối đa

Sum 3288130 2169 Tổng giá trị

Count 22 22 Số quan sát

PHỤ LỤC 3: DANH MỤC CÁC MẶT HAØNG DỆT MAY XUẤT KHẨU VAØO THỊ TRƯỜNG EU

Nhóm I A:

- Cat. 1: Sợi bông không đóng gói để bán lẻ.

- Cat. 2: Vải bông trừ các loại các loại vải the, xoăn nhăn như xốp, vải băng dải, nhung, nhung bông xù, vải xoăn nhăn, vải tua lụa, vải tuyn và các vải lưới khác.

+ Cat. 2a: Trong đó có các loại vải khác với loại vải mộc hoặc chuội tẩy trắng.

- Cat. 3: Vải sợi tổng hợp đứt quãng khác với loại vải băng dài, nhung, nhung lông xù, vải xoăn nhăn (bao gồm vải xoăn nhăn như xốp) và vải tua lua.

+ Cat. 3a: Trong đó có các loại vải khác với loại vải mộc hoặc chuội tẩy trắng.

Nhóm I B

- Cat. 4: Aùo sơ mi hoặc sơ mi ngắn tay nam, áo thun, áo lót dệt chui đầu (khác với các loại bằng len hoặc lông mịn), áo may-ô, và các loại sản phẩm tương tự bằng dệt kim.

- Cat. 5: Aùo săng đai (dệt che nửa mình trên), áo dệt chui đầu (có hoặc không có tay áo), bộ có săng đai và áo vét dệt, có gi-lê và áo vét (khác với loại cắt may), áo có mũ trùm đầu cho người trượt tuyết, áo blu-dông và các loại áo tương tự bằng dệt kim.

- Cat. 6: Quần đùi, quần soóc (khác với các loại quần mặc tắm) và quần dài được dệt cho đàn ông hoặc nam thiếu niên, quần dài được dệt cho phụ nữ hoặc nữ thiếu niên, bằng len, bông hoặc sợi nhân tạo, hoặc sợi tổng hợp; các bộ đồ mặc dưới thuộc quần áo khoác thể thao có lớp lót, khác với quần áo loại 16 hay 29, bằng vải bông hay sợi tổng hợp hay sợi nhân tạo.

- Cat. 7: Sơ mi nữ, áo bờ-lu, ao sơ mi thụng, sơ mi cộc tay dệt kim và khác với dệt kim, bằng len, vải bông hoặc sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo cho phụ nữ hoặc bé gái.

- Cat. 8: Sơ mi và sơ mi cộc tay khác với hàng dệt kim cho đàn ông hoặc bé trai, bằng len, vải bông hoặc sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo.

Nhóm II A:

- Cat. 9: Vải bông xoăn nhăn như xốp, đồ khăn vải làm vệ sinh hay làm bếp khác với hàng dệt kim, xoăn nhăn kiểu vải xốp bằng bông.

- Cat. 22: Chỉ sợi tổng hợp đứt quãng, không đóng gói để bán lẻ. + Cat. 22a: Trong đó, có sợi acrylique.

- Cat. 23: Chỉ sợi nhân tạo đứt quãng, không đóng gói để bán lẻ.

- Cat. 32: Nhung, nhung bông, vải xoăn nhăn và vải tua lua (trừ vải bông, xoăn nhăn như vải xốp và vải băng dài) và loại vải có mặt nhúm, bằng len, bằng bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

+ Cat. 32a: Trong đó, vải nhung kẻ bằng bông.

- Cat. 39: Khăn vải trải bàn, làm vệ sinh hoặc làm bếp khác với hàng dệt kim, khác với khăn vải bông xoăn nhăn giống vải xốp.

Nhóm II B:

- Cat. 12: Vớ (tất) dài, vớ dài làm quần đùi (bó sát người), vớ trong, vớ ngắn, vớ ngắn đến mắt cá chân, dây giữ vớ hoặc băng tương tự bằng dệt kim không phải cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả vớ dài co giãn, khác với các sản phẩm thuộc loại 70.

- Cat. 13: Xì líp và quần đùi cho đàn ông hoặc bé trai, xì líp và quần lót cho phụ nữ hoặc em gái hàng dệt kim bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp, hoặc sợi nhân tạo. - Cat. 14: Aùo khoác không thấm nước và các loại áo măng-tô khác, bao gồm cả áo choàng không tay, được dệt cho đàn ông hoặc em trai, bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo, khác với áo parkas thuộc loại 21.

- Cat. 15: Aùo măng-tô không thấm nước (bao gồm cả áo choàng không tay) và áo vét được dệt cho phụ nữ hoặc em gái, bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo, (khác với áo parkas thuộc loại 21).

- Cat. 16: Bộ quần áo, bộ com-lê và bộ y phục, khác với đồ dệt kim, cho đàn ông và em trai, bằng len, bằng bông, bằng sợi tổng hợp hay nhân tạo, trừ quần áo trượt

tuyết, quần áo khoác thể thao có lớp lót, lớp ngoài bằng một thứ vải duy nhất, cho đàn ông và em trai, bằng bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 17: Aùo vét và áo vét-tông khác với áo dệt kim cho đàn ông và em trai, bằng len, bông, hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 18: Aùo gi-lê cho mặc nửa người, xì-líp, quần đùi, áo sơ mi mặc ngủ, bộ pyjama, áo choàng mặc tắm, áo dài mặc ở nhà, và các loại hàng tương tự cho đàn ông hoặc em trai khác với hàng dệt kim.

Aùo gi-lê cho mặc nửa người, áo sơ mi mặc ban ngày, bộ áo liền quần hoặc thêm áo dài, váy ngắn, xì-líp, quần đùi, áo sơ mi mặc đêm, bộ pyjama, quần áo trong nhà, áo khoác mặc tắm, áo dài mặc ở nhà, và các loại hàng tương tự cho phụ nữ hoặc em gái khác với hàng dệt kim.

- Cat. 19: Khăn mùi xoa và khăn cài túi ngực khác với hàng dệt kim.

- Cat. 21: Aùo parkas, áo anoraks (loại thường dùng ở vùng Bắc cực), áo blu-dông và các loại áo tương tự , khác với áo dệt kim, bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo, áo trong bộ đồ thể thao khoác ngoài khi luyện tập có lớp lót, khác với các áo thuộc loại 16 hay 19, bằng bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 24: Sơ mi mặc đêm, bộ pyjama, áo khoác mặc tắm, áo dài mặc trong nhà và các mặt hàng tương tự, bằng dệt kim, cho đàn ông hay em trai.

Sơ mi mặc đêm, bộ pyjama, áo khoác mặc tắm, áo dài mặc trong nhà và các mặt hàng tương tự, bằng dệt kim, cho phụ nữ và em gái.

- Cat. 26: Aùo dài cho phụ nữ hay em gái bằng len, hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo. - Cat. 27: Váy, bao gồm cả váy, quần đùi cho phụ nữ hay em gái.

- Cat. 28: Quần dài, áo lao động có dải đeo, quần đùi và quần soóc (khác với quần mặc tắm) hàng dệt kim, bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 29: Bộ quần áo nữ và bộ y phục, khác với hàng dệt kim, cho phụ nữ hoặc em gái; bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo, trừ quần áo mặc trượt tuyết, quần áo thể thao mặc luyện tập có lớp lót, lớp ngoài làm bằng cùng một loại vải cho phụ nữ hay em gái bằng bông, hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 31: Xu-chiêng và yếm nịt, dệt hoặc dệt kim.

- Cat. 68: Quần áo và tã lót, quần áo cho trẻ sơ sinh trừ các loại găng tay cho trẻ sơ sinh thuộc các loại 10 hay 87, vớ dài, vớ thường và vớ ngắn cho trẻ sơ sinh khác với hàng dệt kim thuộc loại 88.

- Cat. 73: Quần áo thể thao mặc khi luyện tập hàng dệt kim, bằng len, bông hoặc sợi tổng hợp hay nhân tạo.

- Cat. 76: Quần áo lao động khác với quần áo dệt kim cho đàn ông hay em trai. Tạp dề, áo bờ-lu và quần áo lao động khác, khác với hàng dệt kim cho phụ nữ hay em gái.

- Cat. 77: Aùo liền quần và bộ quần áo trượt tuyết khác với loại dệt kim.

- Cat. 78: Quần áo khác với các loại dệt kim, trừ các loại quần áo thuộc các loại 6, 7, 8, 14, 15, 16, 17, 18, 26, 27, 29, 68, 76 và 77.

- Cat. 83: Aùo măng-tô, áo vét, áo vét-tông và quần áo khác bao gồm cả bộ áo liền quần, bộ quần áo trượt tuyết, bằng dệt kim, trừ quần áo thuộc các loại 4, 5, 7, 13, 24, 26, 27, 28, 68, 69, 72, 73, 74 và 75.

Nhóm III A:

- Cat. 33: Vải sợi mảnh tổng hợp làm từ sợi dệt kim tuyến hoặc polyjpropylène, khổ rộng dưới 3m, bao bì to và bao bì nhỏ, khác với loại dệt kim làm từ sợi dệt kim tuyến hoặc sợi dệt tương tự.

- Cat. 34: Vải sợi mảnh làm từ sợi dệt kim tuyến hoặc sợi tương tự bằng polypropylène hoặc propylène, khổ vải rộng 3m hoặc lớn hơn.

- Cat. 35: Vải sợi tổng hợp sợi liền khác với loại vải bố làm lớp thuộc loại 114. + Cat. 35a: Trong đó có các loại vải với loại vải mộc hoặc vải chuội tẩy trắng.

- Cat. 36: Vải sợi nhân tạo sợi liền, khác với loại vải bố làm lớp thuộc loại 114. + Cat. 36a: Trong đó có các loại vải khác với loại vải mộc hoặc vải chuội tẩy trắng.

- Cat. 37: Vải sợi nhân tạo ngắt quãng.

- Cat. 38a: Vải tổng hợp bằng dệt kim để làm ruy-đô và màn cánh cửa. - Cat. 38b: Màn cánh cửa khác với loại dệt kim.

- Cat. 40: Ruy-đô, rèm cửa bên trong, diềm màn, diềm cửa, vải che quanh giường và các mặt hàng khác bày trong nhà, khác với các loại hàng dệt kim, bằng len,

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may việt nam vào thị trường EU pptx (Trang 68 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)