Thành lập và thống nhất các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xúc tiến

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may việt nam vào thị trường EU pptx (Trang 62 - 63)

1 3 Phân biệt xúc tiến thương mại với xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến bán hàng và

3.3.1. Thành lập và thống nhất các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xúc tiến

tiến thương mại trực thuộc điều hành Chính phủ nhằm hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói riêng thì xúc tiến thương mại đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các Doanh nghiệp. Bởi vậy để thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU, vấn đề đầu tiên trong giải pháp này chính là Nhà nước cần phải đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường EU thông qua việc đàm phán, ký kết các hiệp định cũng như các thoả thuận thương mại song phương và đa phương nhằm tạo ra các tiền đề, hành

lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Song song với chính sách “Ngoại

giao phục vụ kinh tế”, chúng ta cần thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại mang tính khu vực của Việt Nam tại EU để hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Theo đó, chúng ta có thể đặt một số trung tâm xúc tiến thương mại tại một số khu vực mang tính cầu nối giữa Tây Âu, Bắc Âu và ngay cả tại khu vực Đông Âu hoặc tại thị trường SNG… Việc làm này có thể thu hút được doanh nghiệp và cộng đồng người Việt thuê diện tích tại trung tâm để giới thiệu sản phẩm và bán hàng cũng như giao dịch mua hàng của EU tạo đầu mối xúc tiến cho các doanh nghiệp trong nước triển khai quan hệ buôn bán với các bạn hàng EU.

Bên cạnh đó, việc tạo lập các trung tâm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp là một đòi hỏi không thể bỏ qua. Hiện tại, việc xúc tiến thương mại được quản lý và thực hiện thông qua sự điều phối của Cục Xúc tiến thương mại trực thuộc Bộ Thương mại, Phòng Xúc tiến thương mại tại các tỉnh và thành phố, và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cũng có những hoạt động xúc tiến riêng, đồng thời là Hiệp hội Dệt May Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này đôi khi dẫn đến sự

lúng túng của các doanh nghiệp dệt may trong việc tìm đường đi cho mình. Do đó, cần thiết phải có sự tập trung quản lý hoạt động xúc tiến thương mại về một đầu mối, nơi có thể đưa ra những chủ trương – chính sách kịp thời, giúp doanh nghiệp có thể hiểu biết đầy đủ về thị trường EU về các mặt, như là: việc tham gia các hội chợ, triển lãm, tìm hiểu bạn hàng, tâm lý sử dụng sản phẩm của khách hàng, các yêu cầu về mặt kỹ thuật, công nghệ, cũng như các yêu cầu về trách nhiệm xã hội,… Thực tế, hoạt động của các doanh nghiệp rất cần thiết sự ổn định về mặt pháp lý và quản lý, cho nên, việc thành lập và thống nhất các cơ quan quản lý hoạt động xúc tiến thương mại sẽ có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu về thị trường, cũng như tạo cho doanh nghiệp tâm lý ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp có thể tập trung mọi nguồn lực cho các hoạt động quảng cáo và xuất khẩu, và hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Tăng cường hoạt động quảng cáo thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng dệt may việt nam vào thị trường EU pptx (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)