CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.3. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và phát triển giống Mắc ca
Nhân giống là một trong những biện pháp để phát triển nhanh các giống Mắc ca có năng suất cao và sản xuất. Mắc ca có thể được nhân giống bằng cả hai phương pháp hữu tính (từ hạt) và nhân giống vơ tính. Trong đó, nhân giống vơ tính là phương pháp được sử dụng phổ biến và được coi là hiệu quả nhất đối với Mắc ca (Rahman, 2020)[74] do phương pháp này có thể duy
trì được các đặc tính tốt ở cây mẹ, từ đó chủ động tạo ra các giống từ những nguồn gen của các giống đã được chọn lọc phục vụ sản xuất.
Nghiên cứu nhân giống bằng giâm hom cho loài cây này đã được tiến hành tại Nam Phi (Allan and Mitchell, 1968a)[30] và sau đó là Australia, kết quả ban đầu cho thấy các giống được chọn lọc tại Australia có khả năng ra rễ cao hơn so với các giống được chọn lọc tại Hawaii (Bell, 1996)[34]. Kết quả nghiên cứu về giâm hom Mắc ca cũng cho thấy, có sự khác biệt giữa các giống về khả năng ra rễ của hom giâm, ví dụ các giống Beaumont và Ikaika có tỷ lệ ra rễ cao tại vườn ươm thuộc New South Wales và Queensland (Australia) với tỷ lệ lên đến 80%, một số giống có tỷ lệ ra rễ thấp như 849 (23%), 816 (34%) (Alam et al., 2018b; Hardner and McConchie, 2006)[24], [43]. Tuy nhiên, các tác giả đã nhận định khơng có cơ sở khoa học vững chắc để kết luận giống có nguồn gốc từ Hawaii có tỷ lệ ra rễ thấp hơn so với các giống chọn lọc tại Australia do sự khác biệt về điều kiện giữa các vườn ươm (Hardner et al., 2009)[45].
Một số nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cũng đã được thực hiện (Hardner et al., 2009, Topp et al., 2019)[45], [92] nhưng chưa thật sự thành cơng, dù có thể tạo ra cây mơ sau 5 tháng ni cấy nhưng hệ số nhân chồi thấp do chưa có quy trình nhân giống tối ưu là ngun nhân chính hạn chế sự thành công của các nghiên cứu này (Topp et al., 2019)[92].
Mắc ca là cây lấy hạt, nên việc sử dụng cây ghép được ưa chuộng hơn so với hạt và các cây được nhân giống từ các phương pháp nhân giống sinh dưỡng khác do cây ghép thường có xu hướng ra quả sớm hơn (Dẫn theo Lê Đình Khả, 2015)[11]. Đến nay, hầu hết các giống Mắc ca sau khi được tuyển chọn thường được nhân giống bằng phương pháp ghép để phát triển vào sản xuất. Cành ghép hoặc mắt ghép từ các giống đã được chọn lọc thường được ghép vào cây hạt, cũng có một số nơi dùng cây hom để làm gốc ghép
(Hardner et al., 2009)[45]. Cành, mắt ghép của các loài M. tetraphylla, M.
ternifolia và M. integrifolia có tính tương thích cao đối với gốc ghép của 1
trong các loài này (Storey and Frolich, 1964)[89]. Tuy vậy, hiện tượng bất hợp ở giai đoạn tuổi cao (later-age incompatibility) đã được phát hiện ở cây ghép M. intergrifolia với gốc ghép của M. tetraphylla (Hardner et al., 2009) [45].
Kiểu gen (giống) được xác định là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của phương pháp ghép. Khơng có sự sai khác về tỷ lệ sống khi sử dụng gốc ghép là cây hạt hay cây hom cho mắt ghép của cùng 1 giống (Hardner et al., 2009)[45]. Bên cạnh đó, tuổi của cành nơi thu mắt ghép mới là yếu tố quyết định đến tỷ lệ ghép thành công khi các mắt ghép thu từ các cành già (vài năm tuổi) cho tỷ lệ thành công hơn so với mắt ghép thu từ các cành non trên cùng 1 cây mẹ (Rahman, 2020)[74].
Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ghép ở giai đoạn trồng tại hiện trường cũng đã được xác định. Nghiên cứu của Alam và cộng sự (2018a)[23] cho thấy gốc ghép có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và sản lượng của cây ghép, do gốc ghép quyết định quá trình hấp thu dinh dưỡng, mối tương quan này cũng được khẳng định trong nghiên cứu của (Rahman, 2020)[74]. Vì vậy, yếu tố chăm sóc và chọn lựa gốc ghép (pre-grafting) là yếu tố cần được chú trọng.