CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.3. Đặc điểm khí hậu và đất đai các địa điểm nghiên cứu
2.3.1. Đặc điểm khí hậu
Bốn khảo nghiệm dịng vơ tính Mắc ca được khảo nghiệm tại các vùng địa lý khác nhau (Đông Bắc Bộ, Tây Bắc, và Bắc Trung Bộ). Số liệu diễn biến các yếu tố khí hậu được lấy ở các trạm khí tượng gần nhất so với các điểm khảo nghiệm theo cơng bố của Cục Khí tượng thủy văn (Bảng 2.3).
Bảng 2.3. Đặc điểm khí hậu các địa điểm nghiên cứu (trung bình 5 năm: 2015-2019) Địa điểm nghiên cứu Lượng mưa (mm) Tháng mưa >100mm Lượng bốc hơi (mm) Nhiệt độ (0C) TB năm Tối cao Tối thấp Thạch Thành 1564,8 4-10 825,8 24,5 40,5 6,0 Tân Uyên 1809,6 5-11 604,8 21,9 37,8 2,7 Lạc Thủy 1874,4 5-10 768,0 24,5 41,0 5,6 Ba Vì 1869,6 4-10 721,2 23,1 41,7 5,1
-Thạch Thành (Thanh Hóa): Thạch Thành nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
chịu ảnh hưởng khí hậu miền Bắc nhiều hơn miền trung và do đó có đặc điểm riêng của tiểu vùng là khí hậu nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: mùa hè và mùa đơng. Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Tây (gió Lào), mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc; nhiệt độ trung bình hàng năm 24,50C, cao hơn nhiệt độ trung bình của cả nước là 0,50C; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4
đến tháng 10 với lượng mưa trung bình năm từ 1.500 đến 1.700 mm. Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm dao động 83 - 88%, trung bình cả năm là 85%.
- Tân Uyên (Lai Châu): Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường xuất hiện gió khơ hanh, ít mưa nên lượng nước rất ít. Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm là 21,90C. Lượng mưa ở Tân Uyên khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng 6, 7, 8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
- Lạc Thủy (Hòa Bình): Địa hình huyện Lạc Thuỷ mang tính chất đặc
trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Khí hậu mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa khá rõ rệt: mùa khơ và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa, lượng mưa tương đối cao (trên 1.800mm), chủ yếu tập trung vào tháng 6 và 7. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 - 86%, cao nhất vào các tháng 7 và 8. Nhiệt độ trung bình năm 24,50C, cao nhất là 410C, thấp nhất là 5,60C.
- Ba Vì (Hà Nội): thuộc vùng Trung tâm miền Bắc, có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,10C, lượng mưa trung bình trên 1.800 mm, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10.
2.3.2. Đặc điểm đất đai
-Thạch Thành (Thanh Hóa): Khảo nghiệm được xây dựng trên đất vườn hộ, thuộc
loại đất xám có nguồn gốc hình thành từ đá vơi, đất có tầng dầy (>80cm), dễ thoát nước, tại đây Mắc ca được trồng xen với dứa trong
những năm đầu, sau năm thứ 6 chủ yếu là rừng trồng Mắc ca thuần loài, một phần nhỏ được trồng xen với nghệ.
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về đất của các khu vực khảo nghiệm
Địa điểm pH KCL Mùn % Đạm % Chất dễ tiêu P205 K20 Ba Vì 4,05 1,04 2,45 0,96 0,06 Lạc Thủy 5,44 2,66 3,57 9,62 0,14 Thạch Thành 5,20 3,45 4,09 12,8 0,20 Tân Uyên 5,35 3,14 5,35 17,4 0,12
- Tân Uyên (Lai Châu): Khảo nghiệm được xây dựng trên đất sườn đồi, có dộ dốc thấp. Đất đai là dạng đất đỏ vàng và vàng nhạt phát triển trên đá phiến thạch sét, có kết cấu tương đối chặt, với tầng đất trung bình (<80cm), khảo nghiệm dịng vơ tính Mắc ca được trồng xen với chè từ khi khảo nghiệm đến thời điểm hiện tại.
- Lạc Thủy (Hịa Bình): Khảo nghiệm được xây dựng trên khu vực có
tầng đất canh tác trung bình (<60cm), có nguồn gốc hình thành từ đá vơi, trước đó được sử dụng để trồng Keo, sau đó Mắc ca được trồng xen với dứa và nghệ.
- Ba Vì (Hà Nội): Khảo nghiệm được xây dựng trên đất đồi thoái hóa, có hiện tượng đá ong hóa, chính vì thế đất có hàm lượng mùn thấp, tầng đất mỏng (<30cm), thiếu dinh dưỡng bao gồm cả đạm, lân, kali và có hàm lượng nhôm trao đổi khá cao, đất nhiều đá lẫn với thực bì chủ yếu là Sim, Mua, cây bụi.