CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.3. Một số nhận định chung
Trên cơ sở các dẫn liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu chính, đặc biệt là các nghiên cứu về khả năng sinh trưởng và sản lượng hạt; tương tác kiểu gen-hồn cảnh với các tính trạng sinh trưởng, sản lượng hạt Mắc ca; khảo nghiệm và tuyển chọn dịng vơ tính, luận án có thể rút ra một số nhận định sau:
- Cây Mắc ca phân bố tự nhiên ở Australia nhưng đã nhanh chóng trở thành cây trồng có giá trị cao, được trồng rồng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới. Thơng qua các chương trình cải thiện giống, đã có hơn 40 giống Mắc ca có chất lượng cao đã được được chọn lọc và được phát triển ở cả trên những vùng trồng mới. Tuy nhiên, do những đặc điểm về sinh thái, sinh lý của lồi cây này, khơng phải tất cả các giống đã được trồng rộng rãi ở các nước này có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở các vùng lập địa khác. Do đó, việc khảo nghiệm giống để đánh giá năng suất và chất lượng hạt từ đó chọn lọc ra các giống phù hợp nhất với từng điều kiện lập địa là rất cần thiết.
- Các nghiên cứu về biến dị và khả năng di truyền; tương tác kiểu gen- hoàn cảnh và sinh trưởng, sản lượng hạt Mắc ca ở trên thế giới cũng đã đạt được các kết quả nhất định. Trong khi đó, ở nước ta các nghiên cứu về khả năng di truyền, tương tác kiểu gen - hồn cảnh của các tính trạng sinh trưởng, sản lượng và chất lượng hạt Mắc ca mới chỉ bắt đầu được triển khai cho một vài khảo nghiệm nhất định thuộc khu vực Tây Nguyên.
- Các nghiên cứu khảo nghiệm giống ở nước ta trước đây mới chỉ thực hiện chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc với số lượng giống Mắc ca
đưa vào khảo nghiệm còn hạn chế, đồng thời cũng chưa được thực hiện một cách có hệ thống ở các khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển cây Mắc ca đối với khu vực phía Bắc, đặc biệt là vùng Tây Bắc nơi có điều kiện lập địa phù hợp, cơ cấu cây trồng các lồi cây có giá trị kinh tế cao còn hạn chế, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU