Nghiên cứu về nhân giống vơ tính Mắc ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Ở Việt Nam

1.2.3. Nghiên cứu về nhân giống vơ tính Mắc ca

Kỹ thuật nhân giống cây Mắc ca tại Việt Nam có khá nhiều cơng trình nghiên cứu. Nghiên cứu đạt được những thành tựu lớn trong lĩnh vực này phải kể đến các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp về các phương pháp nhân giống khác nhau cho cây Mắc ca trong đó quan trọng nhất nhân giống bằng hom và ghép. Các nghiên cứu về nhân giống bằng ghép, giâm hom cho các dòng Mắc ca đã được triển khai từ 2002 đã thu được những kết quả tốt, tỷ lệ sống của hai phương pháp nhân giống bằng hom và ghép đều đạt trên 70% cho tất cả các dịng Mắc ca. Tuy nhiên

thời gian để có được cây ghép đủ điều kiện trồng rừng là 28-32 tháng, cây hom từ 24- 28 tháng (Nguyễn Đình Hải, 2011)[7].

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến phương pháp giâm hom với 3 chất điều hoà sinh trưởng (IAA, IBA, NAA) ở 5 nồng độ khác nhau, đã chỉ ra chất điều hoà sinh trưởng IBA nồng độ 1500 ppm cho tỷ lệ ra rễ của hom là cao nhất (69,6%) và chỉ số ra rễ cũng cao nhất. Thời vụ giâm hom tháng 5 và sử dụng giá thể (1/3 trấu + 1/3 rơm băm nhỏ ủ hoai + 1/3 cát vàng) là thích hợp nhất. Loại hom tốt nhất cho cây Mắc ca là hom chồi vượt nửa hố gỗ (Nguyễn Đình Hải, 2011)[8].

Nghiên cứu các phương pháp ghép của Nguyễn Đình Hải (2011)[8] đã khẳng định rằng trong 3 phương pháp ghép khác nhau là ghép áp cành, ghép mắt và ghép nối tiếp thì phương pháp ghép nối tiếp là tốt nhất. Đối với thời vụ ghép thích hợp vào các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12 và tuổi gốc ghép 24 tháng là phù hợp nhất.

Nguyễn Ðức Kiên (2015)[14], khi nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật giâm hom và ghép đến tỷ lệ sống của cây hom và cây ghép, cũng đã khẳng định rằng loại hom giâm thích hợp nhất cho Mắc ca là hom cành bên hoặc hom chồi vượt nửa hóa gỗ lõi trắng vàng; thời vụ ghép thích hợp cho ghép Mắc ca là tháng 1-3 và tháng 9 - 12 cho tỷ lệ sống của hom ghép là 76,7% - 92,5%, sinh trưởng của chồi ghép sau 60 ngày từ 16,7 cm - 25,2 cm; Loại hom ghép thích hợp cho ghép Mắc ca là hom ghép để ¼ lá cho tỷ lệ sống đạt 94,2% và chồi ghép sinh trưởng tốt với chiều cao chồi đạt 24,8 cm; Khơng có sự sai khác về sản lượng hom giữa các cơng thức bón phân khác nhau. Tuy nhiên, công thức bón thúc 1 – 1,5 kg Fitomix + 1 kg compost/cây mẹ thì cho sản lượng hom cao nhất; Phương pháp chăm sóc sau ghép tốt nhất tại Tây Nguyên là phủ luống cây ghép bằng nilong trắng và tưới thấm 1 lần/ngày, duy trì độ ẩm khơng khi trên 85% và nhiệt độ từ 35-380C

(Nguyễn Đức Kiên, 2015)[14]. Hiện nay, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, sản lượng và kích thước hạt của các giống Mắc ca (Macadamia) tại một số tỉnh miền Bắc. (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w