CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Qua trình du nhập và phát triển cây Mắc ca ở Việt Nam
1.2.1.1. Quá trình du nhập cây Mắc ca ở Việt Nam
Mắc ca được đưa vào Việt Nam năm 1994 với một vài cây từ hạt chưa qua chọn lọc và được trồng thử nghiệm tại Trạm Thực nghiệm Giống Ba Vì,
đến năm 1999 một số cây bất đầu cho quả, năm 2010 có 2 cây đã đạt được 10 kg quả/cây/năm (Nguyễn Đình Hải, 2010)[7].
Trong giai đoạn 2002-2010, đã có một số đơn vị nhập giống Mắc ca từ Australia, Trung Quốc, Thái Lan để trồng thử ở nước ta, cụ thể như sau:
Năm 2002 - 2003, một số đơn vị đã nhập giống Mắc ca trồng thử nghiệm tại Con Cuông (Nghệ An), Tràng Định (Lạng Sơn), Xí nghiệp giống cây lâm nghiệp Lạng Sơn. Năm 2006, tại Lâm trường Con Cuông (Nghệ An) trồng 41 cây dòng OC sau 4 năm, 35 cây đã cho quả, 36 cây H7 có 5 cây đã cho quả và 6 cây H2 có 4 cây đã cho quả (Nguyễn Đình Hải, 2010)[7].
Năm 2002, Hiệp hội Macadamia Úc đã chuyển giao 9 dòng Mắc ca (246, 344, 741, 842, 816, 849, 856, NG8, và Daddow) cho Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp cùng với 2 dịng vơ tính OC và A800 nhập từ Trung Quốc. Những dịng này được bắt đầu thử nghiệm ở các địa điểm khác nhau tại Việt Nam. Đây là nguồn giống quan trọng để tiếp tục công tác cải thiện giống Mắc ca ở nước ta. Trong giai đoạn từ 2002-2010, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã trồng khảo nghiệm được 8,0ha dịng vơ tính Mắc ca tại 7 địa điểm là Ba Vì (Hà Nội), ng Bí (Quảng Ninh), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Bình), Krơng Năng (Đắk Lắk), Đắk Plao (Đắk Nông), Đại Lải (Vĩnh Phúc). Sản lượng hạt cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và từ thấp đến trung bình ở các tỉnh khác (Nguyễn Đình Hải, 2010)[7].
Trong giai đoạn 2002-2009, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên tiến hành nhập 8 giống Mắc ca từ Trung Quốc và Thái Lan để xây dựng các khảo nghiệm tại một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Trần Vinh và Đặng Thị Thùy Thảo, 2016)[20].
Năm 2003, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp đã nhập 70 kg hạt gieo ươm cây con làm gốc ghép và năm 2005 nhập
được 100 kg hạt Mắc ca của 20 giống sai quả để xây dựng các khảo nghiệm hậu thế (Nguyễn Đình Hải, 2010)[7].
Năm 2005, Cơng ty VINAMACCA đã tham gia và thực hiện dự án CARD (mã số 037/VIE/05), qua đó Chính phủ Úc cung cấp nguồn giống Mắc ca (bao gồm 10 dòng: 816, 849, 842, 814, 246, 344, 741, A4, A38, và A16) để làm cây đầu dịng. Bên cạnh đó, Cơng ty cũng nhập 13 dòng khác nhau từ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Hawaii (Mỹ), gồm các dòng: OC, 800, 788, 508, QN1, Daddow, 660, A268, ... để trồng thử nghiệm tại Ba Vì và một số địa điểm tại Tây Ngun (Hồng Hịe và cộng sự, 2007)[10].
Như vậy, đến nay đã có hơn 20 giống Mắc ca được du nhập về và trồng khảo nghiệm ở nước ta (Bộ NN&PTNT, 2016)[3], tuy nhiên, các khảo nghiệm này chủ yếu được triển khai ở khu vực Tây nguyên và một số tỉnh Tây Bắc với số lượng dòng hạn chế. Việc tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng và sản lượng trồng ở các khu vực có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc phát triển cây Mắc ca với số lượng dòng lớn hơn chỉ mới bắt đầu được tiến hành trong vài năm gần đây.
1.2.1.2. Hiện trạng gây trồng Mắc ca ở Việt Nam
Theo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn (2020)[5], diện tích trồng Mắc ca ở Việt Nam từ năm 2000 tăng dần theo thời gian, đến 2020 tổng diện tích trồng Mắc ca đạt 18.840 ha, tập trung chủ yếu tại hai vùng Tây Nguyên và Tây Bắc; trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 6.853ha, sản lượng năm 2021 ước đạt khoảng 8.840 tấn hạt tươi/năm.
Cũng theo Bộ NN&PTNT (2020)[5], năng suất Mắc ca bình quân tại Việt Nam đạt 3 tấn hạt tươi/ha; sản lượng ước đạt khoảng 6.570 tấn hạt tươi/năm, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015. Năm 2020, Việt Nam lần đầu
tiên đứng vào nhóm 10 nước xuất khẩu nhân mắc ca hàng đầu trên thế giới với khối lượng xuất khẩu đạt 1.590 tấn nhân mắc ca.
Đến nay, khu vực Tây nguyên trồng được 8.769,6 ha (trồng thuần loài 989,7 ha, chiếm 11,3%; trồng xen 7.779,9 ha, chiếm 88,7% tổng diện tích đã trồng trong khu vực). Tại vùng Tây Bắc, cây Mắc ca phát triển chậm hơn so với vùng Tây Ngun. Tổng diện tích trồng Mắc ca tồn vùng 6.670 ha (trồng thuần loài 4.504,1 ha, chiếm 67,5%; trồng xen 2.166,1 ha, chiếm 32,5% diện tích đã trồng trong khu vực) (Bảng 1.2) (Bộ NN&PTNT, 2021) [6].
Như vậy, Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 khu vực chủ yếu trồng cây mắc ca hiện nay, chiếm 93,2% diện tích đã trồng cả nước. Về phương thức trồng, khu vực Tây Bắc chủ yếu trồng thuần loài, tập trung; khu vực Tây Nguyên chủ yếu trồng xen canh với các cây công nghiệp, cây nông nghiệp khác như cà phê, chè, hồ tiêu…Ngồi ra, cịn có 14 tỉnh trồng cây mắc ca ngoài quy hoạch bao gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên với tổng diện tích 1.113,9 ha, trong đó diện tích trồng thuần lồi đạt 297,76 ha, diện tích trồng xen đạt 816,1 ha.
Bảng 1.2. Diện tích trồng Mắc ca tính đến tháng 5/2021TT Vùng trồng TT Vùng trồng Quy hoạch (ha) Đã trồng ( ha) Tỷ lệ % Trồng thuần Trồng xen Diện tích ( ha) Tỷ lệ % Diện tích ( ha) Tỷ lệ % 1 Tây Bắc 3.450 7.648 221,7 5218,2 68,2 2429,8 31,8 2 Tây Nguyên 6.490 9.868 152,0 1691,5 17,1 8176,5 82,9 3 Vùng khác 1.324 1106 83,5 218 16,5 Tổng 9.940 18.840 189,5 8015,7 42,6 10824,3 57,4