- Phân loại theo mức độ nặng nhẹ
1.6. Tình hình thiếu vi chất dưỡng ở trẻ em
Thiếu kẽm thường thấy ở những trẻ thiếu máu và suy dinh dưỡng. Theo cách ước tính của WHO năm 2000, ở bất cứ nơi nào, khi tỷ lệ SDD thể thấp cịi >20% được coi là thiếu kẽm [247]. Tình trạng thiếu kẽm cũng khá phổ biến ở những nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển trong đó đối tượng trẻ nhỏ là nhóm có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất [249].
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu hay gặp nhất, có thể kết hợp với thiếu acid folic nhất là phụ nữ trong thời kỳ có thai. Uớc tính tồn thế giới có tới hơn hai tỷ người bị thiếu sắt, trong đó hơn một tỷ người có biểu hiện thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em còn rất cao ở các nước đang phát triển: 53% ở Ấn Độ, 45% ở Indonesia, 37,9% ở Trung Quốc, và 31,8% ở Phillipines. Ở các nước phát triển tỷ lệ này thấp hơn: Mỹ (3-20%), Hàn Quốc (15%) [246].
Hình 1.12. Mức độ thiếu vi chất dinh dưỡng ở các khu vực trên thế giới [246]
Kết quả ngiên cứu của Lê Danh Tuyên (năm 2009) cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng thấp cịi và thiếu máu (với OR = 3,39, p<0,05) [83]. Theo kết quả nghiên cứu Nguyễn Thanh Hà, trẻ từ 6-36 tháng tuổi bị SDD thấp cịi có tỷ lệ thiếu máu và thiếu kẽm là 40,9% và 40,0% [22]. Kết quả nhiên cứu của Berger J, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn và cộng sự (năm 2006) cũng cho thấy việc kết hợp bổ sung sắt và kẽm cho trẻ sơ sinh có tác dụng cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng và tốc độ phát triển của trẻ [113].
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều kết quả trong phịng chống các bệnh thiếu vi chất có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Kết quả điều tra về tình trạng thiếu đa vi chất dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tại các vùng nông thôn Việt Nam của Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự [235]. Cho thấy: tỷ lệ thiếu kẽm, selenium, magnesium, và đồng là cao (86,9%, 62,3%, 51,9%, và 1,7%, theo thứ tự). Mặt khác 55,6% trẻ bị thiếu máu và 11,3% số trẻ bị thiếu vitamin A. Thiếu đồng thời từ 2 vi chất dinh dưỡng trở lên chiếm tới 79,4% trẻ. SDD thường kết hợp với thiếu vi chất dinh dưỡng, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hà cho thấy trẻ 6-36 tháng tuổi bị SDD thấp ccịi có tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A và thiếu kẽm cao (tuần tự là 40,9%; 27,2% và 40,0%) [22].
Việt Nam đã thanh toán thiếu vitamin A lâm sàng trong giai đoạn 1995- 2000 và tiếp tục duy trì cho đến nay. Kết quả này có được là do chương trình cho trẻ nhỏ 6-36 tháng tuổi uống viên nang vitamin A liều cao, hoạt động truyền thông, đa dạng hóa bữa ăn và trẻ nhỏ 6-36 tháng tuổi (VAC). Theo báo cáo của các bệnh viện những năm gần đây, hầu như không gặp các trường hợp khô mắt do thiếu vitamin A. Tuy nhiên thiếu vitamin A tiền lâm sàng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.
Điều tra về thiếu máu ở trẻ em của Lê Thị Hợp tại một số vùng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội, của Nguyễn Xuân Ninh tại vùng núi miền Bắc, của Cao Thị Thu Hương cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em Việt Nam vẫn còn ở mức rất cao tới 60-90% [35], [54], [147] .
Nghiên cứu điều tra tình hình thiếu vi chất ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc của Nguyễn Xuân Ninh và cộng sự năm 2011 đã phát hiện thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em là 29,1%, thuộc mức trung bình về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp (Ferritin<30ng/mL) là 49,1%. Trong số những trẻ thiếu máu, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt (cả Hemoglobin và Ferritin thấp) là 52,9% [53]. Theo kết quả điều tra năm 2014-2015 của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỷ lệ này cao hơn ở miền núi 31,2%, nông thôn (28,4%) và thấp hơn ở thành thị (22,2%) [53].
Nghiên cứu trên nhóm trẻ 6 - 23 tháng tuổi ở Phú Thọ cho thấy, tỷ lệ thiếu máu của trẻ 6-23 tháng là 53,6% [3].
Điều tra ở 6 tỉnh miền núi phía Bắc của Nguyễn Xuân Ninh năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm trung bình là 81,2% cho trẻ em, như vậy vẫn ở mức rất cao so với thế giới, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng [53]. Phạm Vân Thúy điều tra ngẫu nhiên 586 trẻ 12-72 tháng tuổi ở 19 tỉnh trên toàn quốc (112 cụm: 56 cụm thành thị và 56 cụm nông thôn) vào năm 2010 cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm là 51,9%, tỷ lệ thiếu kẽm ở nơng thơn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với khu vực thành thị; tỷ lệ thiếu vitamin A là 10,1% [74]. Theo điều tra năm 2014-2015 của Viện dinh dưỡng, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4%, đặc biệt rất cao ở miền núi (80,8%), nơng thơn (71,6%) và ở thành thị có thấp hơn nhưng vẫn khá cao (49,7%) [92]. Như vậy, thiếu kẽm cũng đang là một vấn đề sức khỏe được quan tâm ở Việt Nam.