Một số yếu tố liên quan đến suydinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân ở trẻ sử dụng hồi qui đa biến logistic (đã kiểm soát yếu tố tuổi và giới)

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC - HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT ĐA VI CHẤT BIBOMIX ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI SAU MẮC VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP (FULL TEXT) (Trang 118 - 119)

- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ

So sánh giữa trẻ trai và trẻ gái cho thấy, mặc dù ở trẻ trai tỷ lệ các thể SDD đều có xu hướng cao hơn so với trẻ gái nhưng khơng thấy sự khác

4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến suydinh dưỡng thấp còi và nhẹ cân ở trẻ sử dụng hồi qui đa biến logistic (đã kiểm soát yếu tố tuổi và giới)

sử dụng hồi qui đa biến logistic (đã kiểm soát yếu tố tuổi và giới)

Kết quả phân tích đa biến (đã kiểm sốt tuổi và giới) trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nghề nghiệp của bố là yếu tố liên quan chặt chẽ nhất đến tình trạng SDD thấp cịi của trẻ và thời điểm cho trẻ ăn bổ sung và nghề nghiệp của mẹ là yếu tố liên quan chặt chẽ nhất đến tình trạng SDD nhẹ cân của trẻ.

Trình độ học vấn và kinh tế của cha mẹ là một trong những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ quan trọng nhất trên thực tế. Suy dinh dưỡng thường hay xuất hiện hơn ở các gia đình mà cha mẹ có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp cận thấp với các nguồn thơng tin chính xác về chế độ chăm sóc trẻ...những điều này khiến trẻ khơng được chăm sóc đúng cả về chế độ dinh dưỡng, dự phòng các bệnh lý nhiễm trùng, phát hiện sớm các vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe khác và dẫn đến hậu quả là suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ xuất hiện [107]. Trình độ học vấn của bố mẹ là tiền đề cho nghề nghiệp cũng như tình trạng kinh tế hộ gia đình, khả năng nhận thức và thực hành chăm sóc trẻ. Kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Thục và cộng sự cho thấy có mối liên quan giữa SDD với một số yếu tố như nghề nghiệp của người mẹ (bà mẹ làm nghề nơng

nghiệp thì có khả năng con bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,1 lần so với nhóm bà mẹ làm nghề khác), thời gian bố vắng nhà và tình trạng kinh tế hộ gia đình (trẻ thuộc hộ gia đình nghèo thì xác suất bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,6 lần và nguy cơ SDD thấp cịi cao 1,8 lần so với nhóm trẻ thuộc hộ gia đình khá/giàu)... Trẻ là con của các bà mẹ có trình độ văn hóa dưới cấp 3 thì nguy cơ bị SDD thấp còi cao gấp 1,4 lần trẻ là con của bà mẹ có trình độ văn hóa cao hơn, nhóm bà mẹ có kiến thức về dinh dưỡng chưa tốt có xác suất con bị SDD thấp cịi cao gấp 2,3 lần so với nhóm bà mẹ kiến thức tốt, nhóm bà mẹ có thực hành về dinh dưỡng chưa tốt xác suất có con bị SDD thấp cịi cao gấp 2,6 lần so với nhóm bà mẹ có thực hành tốt [72]. Các bà mẹ làm các công việc nhàn và ổn định về thời gian sẽ có nhiều thời gian chăm sóc trẻ nên nguy cơ trẻ bị SDD thấp hơn so với các bà mẹ làm công nhân thường hay phải tăng ca, nơi làm việc xa nhà… có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 [44].

Chế độ ăn của trẻ đóng vai trị quan trọng đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ, phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết của bà mẹ về dinh dưỡng trong đó có ni con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung hợp lý là hai vấn đề quan trọng nhất. Trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao hơn khi khơng được sử dụng sữa mẹ hồn tồn trong 6 tháng đầu và bú mẹ đến 24 tháng. Hoặc trẻ được cho ăn dặm bằng các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao cũng ít suy dinh dưỡng hơn so với các trẻ thường xuyên sử dụng các thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng giàu năng lượng như kẹo, bánh, socola,...[107]. Nhìn chung, những yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ luôn hiện hữu bên cạnh chúng ta. Vì vậy, việc tuyên truyền tư vấn để bố mẹ tự trang bị thêm kiến thức về chăm sóc trẻ sẽ giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy cơ trên nhằm giúp trẻ phịng tránh suy dinh dưỡng nói chung và thấp cịi, nhẹ cân ở trẻ nói riêng.

Một phần của tài liệu LATS Y HỌC - HIỆU QUẢ BỔ SUNG BỘT ĐA VI CHẤT BIBOMIX ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 6-23 THÁNG TUỔI SAU MẮC VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP (FULL TEXT) (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w