- Phỏng vấn thông tin chung và kiến thức thực hành dinh dưỡng của các bà mẹ
2.5.2. Thực hiện nghiên cứu can thiệp
- Bước 1: chuẩn bị
+ Gặp, tư vấn và giới thiệu mục tiêu, nội dung nghiên cứu và các thông tin liên quan cho bố mẹ của trẻ tham gia nghiên cứu.
+ Bố mẹ của trẻ ký giấy cam kết tham gia. - Bước 2: tiến hành thu thập thông tin trước can thiệp
+ Thời điểm: ngay khi trẻ vào viện và tại thời điểm trẻ được xuất viện. + Thu thập các thông tin nhân trắc, chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng của
trẻ.
+ Sử dụng kết quả đo lường và khảo sát đã phân tích trong giai đoạn đầu. - Bước 3:
Nhóm bổ sung Bibomix:
+ Bắt đầu bổ sung khi trẻ ra viện
+ Bố mẹ của trẻ được hướng dẫn sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất [93]:
Mỗi ngày 01 gói sản phẩm Bibomix (1 gram) trong 6 tháng Dùng theo các bước:
o Bước 1: mở gói sản phẩm
o Bước 2: cho hết gói sản phẩm vào thức ăn nấu chín của trẻ o Bước 3: trộn đều vào một phần thức ăn.
Bảo quản sản phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và dùng trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nếu có ngày qn khơng ăn, ngày hơm sau sử dụng bình thường, khơng ăn bù. + Sản phẩm Bibomix được phát cho trẻ 1 tháng một lần (30 gói).
+ Nếu tháng có ngày thứ 31 thì cũng chỉ phát 30 gói, ngày thứ 31 tạm nghỉ vì theo khuyến cáo khơng dùng q 180 gói trong 6 tháng điều trị.
+ Nhóm 4 cộng tác viên được đào tạo, mỗi cộng tác viên phụ trách theo dõi 15 trẻ của nhóm bổ sung Bibomix. Hàng tuần, cộng tác viên trao đổi với bà mẹ qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp (khi có điều kiện) để nhắc nhở việc tuân thủ chế độ can thiệp, tình hình sức khỏe của trẻ, giải đáp các thắc mắc của cha mẹ trẻ. Thường xuyên báo cáo tình hình của trẻ cho nghiên cứu sinh.
+ Nghiên cứu sinh kiểm tra ngẫu nhiên việc tuân thủ sử dụng sản phẩm can thiệp bằng việc thăm trẻ, quan sát và theo dõi cách sử dụng sản phẩm tại nhà và thu vỏ gói sản phẩm đã sử dụng.
Nhóm đối chứng:
+ Được ni dưỡng bình thường.
+ 2 cộng tác viên được đào tạo, mỗi cộng tác viên phụ trách theo dõi 30 trẻ của nhóm đối chứng thường xuyên trao đổi với bà mẹ qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp (khi có điều kiện) để thăm hỏi tình hình sức khỏe của trẻ, giải đáp các thắc mắc của cha mẹ trẻ. Thường xuyên báo cáo tình hình của trẻ cho nghiên cứu sinh
Cả 2 nhóm trẻ: khi trẻ có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bà mẹ thơng báo
với nghiên cứu sinh để được tư vấn và hướng dẫn xử trí tại nhà, tại phịng khám ngồi giờ hoặc nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức-cấp cứu và khoa Tổng hợp, Bệnh viện sản nhi Hà Nam. Các vấn đề sức khỏe, số đợt mắc NKHHC của trẻ trong thời gian nghiên cứu được báo cáo và ghi chép lại.
- Bước 4: sau can thiệp (Sau 180 ngày)
+ Cân, đo chiều dài nằm của trẻ.
+ Xét nghiệm: lấy máu của đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu can thiệp để định lượng Hb, Kẽm huyết thanh.
+ Xử lý và phân tích các số liệu trước và sau can thiệp.
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức thực hiện nghiên cứu
Trong nghiên cứu can thiệp, có 120 đối tượng được lựa chọn ban đầu. Sau 6 tháng can thiệp số đối tượng được đánh giá đủ điều kiện đưa vào phân tích là 119 trẻ trong đó nhóm chứng là 59 trẻ, nhóm can thiệp là 60 trẻ. Có 1 trẻ bỏ cuộc vì gia đình khơng đồng ý cho lấy máu xét nghiệm. Điều này không ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Tất cả trẻ của nhóm can thiệp đều đạt yêu cầu sử dụng từ 120 gói sản phẩm trở lên trong 6 tháng can thiệp.