Sự chuyển biến về mặt nội dung của thể thơ STLB từ ngâm vịnh đến

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 68 - 122)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

3.2 Sự chuyển biến về mặt nội dung của thể thơ STLB từ ngâm vịnh đến

diễn tả nội tâm

3.2.1 Những đặc trưng về nội dung của thể thơ STLB ở giai đoạn sơ khai

Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao đƣợc xem là tác phẩm văn học viết đầu tiên sử dụng những câu song thất lục bát. Trong một chừng mực nhất định, bài hát chúc lành của tiến sĩ họ Lê, làng Đông Ngạc đƣợc coi là dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện những câu thơ STLB thành văn.

Tuy nhiên, tác phẩm có tính chất sơ khai của thể STLB mới chỉ bộc lộ tâm trạng chung của mọi ngƣời chứ không phải là bộc lộ nội tâm kín đáo của một nhân vật trữ tình cụ thể. Bài thơ chỉ mang tính chất vịnh cảnh, ngợi ca công đức của nhà vua:

Ba hàng vui vẻ ngày vui

Tung ba tiếng chúc, gió mười dặm xuân Nhởn nhơ cõi thọ nền nhân

Vui lòng hy hạo tụng ân bình hòa

Đó là những câu thơ ca ngợi mùa xuân trong không khí tƣơi vui của ngày hội làng, hay thực chất là để ca ngợi cuộc sống yên lành. Nhờ ơn công đức của vua mà dân có đƣợc cuộc sống vui tƣơi, hạnh phúc. Khi mùa xuân vừa tới, mọi ngƣời mở hội cùng nhau hát khúc hát thái bình. Toàn bài toát lên tâm trạng hồ hởi, vui vẻ của ngƣời dân. Họ bằng lòng với cuộc sống yên bình mà nhà vua ban phát cho họ:

Vui xuân xuân yến ngày lâu Thọ bôi kể chục, ca trù điển trăm

Mừng thế trị năm năm xuân tịch Tụng thần hưu thân tích vô cương

Xuân kỳ giải thưởng đào nương Chúc dâng hai chữ phụ khang mừng làng

Âm điệu chủ đạo của bài thơ đƣợc tạo nên từ không khí tƣng bừng, vui vẻ.

Xét về phƣơng diện nội dung, bài thơ này vẫn thiên về vịnh cảnh thiên nhiên và ca ngợi công đức của nhà vua chứ chƣa đi vào phản ánh những tâm sự thầm kín hay nỗi đau đớn dằn vặt của nhân vật trữ tình.

Nếu với Việt sử diễn âm (khoảng giữa thế kỷ XVI), thể thơ lục bát đã xác lập đƣợc chuyên thể thì với thể STLB, việc xác lập chuyên thể diễn ra muộn hơn. Trong quá trình thể thơ STLB vƣơn lên thành một hình thức độc lập, Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải có vị trí quan trọng. Bởi lẽ, từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII với việc ra đời của bài Tứ thời khúc vịnh, thể thơ STLB đã nhanh chóng xác lập cho mình một vị trí xứng đáng trên thi đàn dân tộc về phƣơng diện hình thức là chủ yếu.

Nhƣng về phƣơng diện nội dung, bao trùm toàn bài thơ Tứ thời khúc vịnh vẫn chỉ là không khí ngợi ca. Tuy nội dung toàn bài vịnh khung cảnh thiên nhiên nhƣng thực chất là ngợi ca công đức của vua, chúa. Nhờ ơn các vị quân vƣơng đã đặt ra quân phép cai trị và ban “năm phúc tới dân” nên dân chúng có cuộc sống yên lành. Họ cầu mong Lê Hoàng, Trịnh Vƣơng đƣợc muôn đời bền vững để dân mãi đƣợc hƣởng cuộc sống ấm no.

Gót lẫn đầu, đội ơn vị dục, Hoàng cực cho năm phúc tới dân,

Bốn mùa được những mùa xuân, Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời

Cuộc sống của muôn dân cũng nhƣ phong cảnh thiên nhiên dƣới thời vua Lê chúa Trịnh hiện lên vui tƣơi sống động. Khi mùa xuân về, khắp kinh đô náo nhiệt, tƣng bừng:

Thiều quang đến lòng người hớn hở, Thửơ ba dương là cỡ lập xuân

Đâu đâu chịu lệnh đông quân Cửa giao lừng lẫy đón xuân rước về

Khắp bốn bề non sông hoa cỏ Hết cùng lên cõi thọ đền xuân Nhà nhà tống cựu nghinh tân Tú mi là thiếp, nghi xuân là bùa.

Khung cảnh thiên nhiên mỗi mùa có lại có những nét đặc trƣng riêng. Trong đó, mùa xuân đƣợc mong chờ và chào đón nồng nhiệt nhất. Khắp thiên hạ vui mừng đón rƣớc chúa xuân. Ngay cả cây cỏ non sông, dƣờng nhƣ nơi nơi đều lên “cõi thọ” chào đón mùa xuân về. Không khí chuẩn bị của mọi nhà thật tƣng bừng, náo nhiệt. Họ xua bỏ tà khí, những thứ không may của năm cũ để đón nhận niềm hạnh phúc, tƣơi vui của năm mới. So với bốn mùa thì mùa xuân phong cảnh ở kinh đô náo nhiệt, tƣơi vui hơn cả nên khi mùa xuân qua đi, mọi ngƣời đều thấy tiếc nuối. Những ngƣời gan dạ nhƣ những bậc đại trƣợng phu cũng phải mềm lòng tiếc nuối khi mùa xuân qua đi.

So bốn mùa đâu bằng xuân rốt Khí trời hòa vật tốt người thanh.

…Tiếc xuân có phú chắc hiềm Trượng phu lòng sắt dễ mềm vậy vay.

Hết khung cảnh mùa xuân là tới mùa hè với hình ảnh của chim Đỗ Vũ, hoa Hải Đƣờng, lá sen… Sau cái nắng oi ả của mùa hè sẽ là những ngày dịu mát của mùa thu “Thần Nhục thu sớm giong yến trắng – Khí mát về hơi nắng hầu thui”. Nhƣng những ngày thu dịu mát rồi cũng qua đi nhƣờng chỗ lại cho mùa đông lạnh giá. Đó là sự tuần hoàn của thiên nhiên đất trời. Mỗi mùa với mỗi sắc thái khác nhau đã tạo nên khung cảnh thiên nhiên đất Việt.

Ngƣời dân có đƣợc cuộc sống yên bình ấm no là nhờ công đức của vua Lê chúa Trịnh. Vì vậy, khắp thần dân trong nƣớc đều đội ơn vua chúa. Họ hết

lòng ca tụng đấng quân vƣơng của mình. Khắp nơi đều dâng những lời chúc tụng, mong đƣợc thỏa lòng thảo ngay:

Khắp xa gần ơn nhờ đức đội Đều thu về một mối xa thư Tám phương xem bẵng đình trừ Huyền – trân lọ đến. Cư – tư lọ vào

Hầu no nao nỗi lòng ngay thảo Chúc một thơ Thiên bảo hòa dâng

Đức tày nhật nguyệt thăng hằng, Thịnh bằng tùng bách, thọ bằng non sông.

Qua việc khảo sát và phân tích hai tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao và Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải, chúng tôi nhận thấy: Trong giai đoạn này, mặc dù các tác giả đã sử dụng những dòng STLB để sáng tác, nhƣng những tác phẩm ở thời kỳ này không đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ nhƣ những tác phẩm trƣờng thiên ngâm khúc. Bởi lẽ, các tác phẩm thời kỳ này thƣờng mang tính chất ngợi ca và thể hiện niềm tin vững chắc ở tƣơng lai của đất nƣớc. Bao trùm trong hai tác phẩm là không khí tƣơi vui, nhộn nhịp – trái ngƣợc với bầu không khí ảm đạm u buồn trong tác phẩm trữ tình ngâm khúc. Ở đây, các tác giả chủ yếu đi vào vịnh cảnh, miêu tả hiện tƣợng khách quan. Những tâm sự riêng tƣ của con ngƣời cá nhân dƣờng nhƣ chƣa đƣợc họ quan tâm và thể hiện một cách thỏa đáng. Sở dĩ nhƣ vậy, là do đặc trƣng của văn học giai đoạn này vấn đề cái tôi cá nhân ít đƣợc các tác giả quan chú ý đến. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra và chứng minh thể thơ STLB rất phù hợp để diễn tả những cung bậc tình cảm và đời sống nội tâm của nhân vật trữ tình. Tác giả Đặng Thanh Lê viết:

“các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ thứ XVIII đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi kịch” [26, 47]. Vì thế

thể tài ngâm vịnh ở giai đoạn này không phù hợp với hình thức diễn đạt của thể STLB nên khi sử dụng thể STLB sáng tác nó đã không thu đƣợc kết quả cao. Dƣờng nhƣ lối gieo vần ở chữ thứ 3 và mang thanh bằng đã khiến cho âm điệu của bài thơ bay bổng hơn. Vì vậy, mô hình gieo vần lƣng ở chữ thứ 3 của câu thất trên rất hợp với âm điệu ngâm vịnh ngợi ca trong sáng tác ở giai đoạn này.

Tuy chƣa đạt đƣợc thành tựu rực rỡ nhƣng những sáng tác ở giai đoạn này có thể coi là bước thể nghiệm quan trọng để tìm ra nội dung chuyển tải phù hợp cho thể STLB.

3.2.2 Giai đoạn xuất hiện những dấu hiệu chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm

Khi mới ra đời những dòng STLB đã đƣợc đƣa vào để sáng tác những bài thơ mang tính chúc tụng, ngâm vịnh cảnh thiên nhiên và ca ngợi công đức của nhà vua. Nhƣng sang nửa cuối thế kỷ XVII, nó đã có dấu hiệu chuyển biến so với giai đoạn trƣớc. Điều này đƣợc thấy rõ trong tác phẩm Thiên Nam minh giám (khuyết danh).

Sự chuyển biến thể hiết trƣớc hết là về mặt đề tài sáng tác. Ở thời gian đầu, hầu hết các tác phẩm STLB đều viết về đề tài thiên nhiên. Cùng viết về thiên nhiên, nhƣng mỗi bài lại có những sắc thái riêng. Có bài nói tới thiên nhiên chỉ là cái cớ để ngợi ca cuộc sống thái bình của đất nƣớc, có bài nói tới thiên nhiên là để ca ngợi công đức của vua chúa hiền tài.

Sang nửa cuối thế kỷ XVII, với sự ra đời của Thiên Nam minh giám,

đề tài sáng tác của thể thơ STLB đã đƣợc mở rộng hơn. Thiên Nam minh giám

là tác phẩm dài hơi (gồm 940 câu). Các nhà nghiên cứu đã xác định thời điểm ra đời là vào khoảng nửa sau thế kỷ XVI, có thể là lúc thịnh thời của chúa Trịnh Tráng. Tác phẩm nêu những tấm gƣơng sáng của nƣớc ta từ họ Hồng Bàng đến buổi đầu Lê Trung Hƣng. Nếu nhƣ Thiên Nam ngữ lục (thể lục bát)

ra đời cùng thời với Thiên Nam minh giám nhằm mục đích diễn ca lịch sử, thì

Thiên Nam minh giám lại lấy việc trực tiếp bình luận đánh giá những sự kiện và nhân vật lịch sử làm nhiệm vụ trung tâm.“ Thiên Nam minh giám lấy việc trực tiếp trực tiếp bình luận, đánh giá lịch sử làm nhiệm vụ trung tâm. Ở đây, tác giả đã dựa vào những nhận thức, suy ngẫm của mình mà đưa ra những lời biểu dương ca ngợi hay phê phán chê bai đối với các nhân vật lịch sử.” [44, 137]. Thông qua đó, tác giả đã phê phán những kẻ lợi dụng quyền lợi để làm những việc vô đạo. Đặc biệt theo tác giả, nhân tố đứng đầu làm rối loạn đạo đức cƣơng thƣờng là những ngƣời phụ nữ nên tác giả đã lên án họ. Mỵ Châu bị chê là ngây dại vì tin chồng nghe theo chồng mà không đoái đến cha, để ngƣời đời chê cƣời:

Nết Mỵ Châu cả ngây cả dại, Những bợ người nào đoái có cha…

Ngẫm hay những khách thuyền quyên, Dù khôn nhưng lại phiên phiên kẻo nhầm…

Há cười gieo giếng chỉn ngây, Nước kia rửa sạch ngọc này hay chưa.

Thiên Nam minh giám đã nói về con ngƣời cụ thể nhƣng là nhân vật anh hùng, lịch sử, vẫn là cảm xúc công dân chứ chƣa phải là tâm sự riêng tƣ của con ngƣời cá nhân. Vì vậy, trong một số khổ thơ tuy có kết cấu giống những khổ thơ STLB chuẩn mực ở thế kỷ XVIII- XIX nhƣng nó vẫn chƣa có sức lắng đọng, chƣa gây đƣợc ấn tƣợng mạnh đối với ngƣời đọc.

Ghê thay loài dữ dám lờn giốngthiêng

Dương phi dại(t) bỏ giềng quân hậu

Lấy áo rồng lẩn giấu cho trai.

Ví dù Đinh gán Lê nài,

Dƣơng Phi bị lên án là thông dâm với kẻ bề tôi hãm hại con mình. Bà đã làm rối loạn nghĩa vua tôi. Sau này, bà lại đƣợc phong làm hoàng hậu. Đây là vết nhơ mà ngàn năm sau ngƣời đời vẫn còn nguyền rủa.

Nguyên Phi Ỷ Lan bị lên án vì tính hay ghen. Vì ghen tuông mù quáng, bà đã xui vua giết Dƣơng Thái Hậu và bảy mƣơi hai thị nữ:

Nết nữ nhi khá chê Lan hậu Tiếng hờn ghen để dấu nghìn thu.

Cớ sao gái cố trả thù,

Phụ trăm cung nữ vào mồ thác oan.

Ngoài ra, tác giả còn lên án một loạt các nhân vật khác nhƣ: Cù Hậu, Cảo Nƣơng, Chiêu Hoàng, Nghiêu hậu…

Ngoài việc lên án những ngƣời phụ nữ tai tiếng trong lịch sử, tác giả còn lên án một số vị tƣớng lĩnh có công trong việc dựng nƣớc nhƣ Trần Thủ Độ. Vì ông là ngƣời có công lớn trong việc dựng nên nhà Trần nhƣng “phụ vua gian hậu nhiều lèo”.

Nọ Thủ Độ cậy công dấy nước, Quấy trong đời làm ngược ở cao.

Phụ vua gian hậu nhiều lèo, Công nhiều ắt có tội nhiều ắt cam.

Qua các dẫn chứng trên, chúng ta thấy trong tác phẩm này, ngƣời viết đã có thái độ công bằng, khách quan trong việc đánh giá mọi hạng ngƣời trong xã hội: dù là dân thƣờng hay vua chúa , dù là tƣớng hay quân…

Bên cạnh việc phê phán những ngƣời vì lợi ích cá nhân mà làm trái với đạo lý cƣơng thƣờng, Thiên Nam minh giám còn nêu gƣơng sáng và đề cao những ngƣời anh hùng hào kiệt.

Tác giả viết về Hai Bà Trƣng với vẻ đẹp rực rỡ nhƣ những vầng hào quang sáng ngời:

Hai Trưng vì nghĩa thương dân Giận Tô quái gở cất quân trả hờn.

Dấy một cơn rồng vươn hùm thét, Nổi gió oai thổi hết loài gian.

Lạ thay đôi sức hồng nhan, Sáu mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.

Dựng ngôi báu cõi bờ bằng vững, Phụng mệnh trời gái chẳng dám đương

Thiên Nam minh giám còn biểu dƣơng những ngƣời có công chiến đấu chống giặc ngoại xâm dành lại nền độc lập cho dân tộc.

Đấng tôn thất khá khen Quốc Tuấn, Đuổi giặc Nguyên nhiều bận ra tay…

Phạm Ngũ Lão đã nên danh tướng, Chí hồng bằng mở lượng bể non…. Lời dám khoe đành lòng được trọn, Tay chưa hè khỏi quyển lược thao.

Ngâm thơ thỏa chí càng cao, Lâm ly Trương Tử ước ao Vũ Hầu.

Bên cạnh đó, tác phẩm này cũng có những đoạn xƣng tụng vang lên rất sảng khoái, mang âm hƣởng hào hùng:

Nơi Lam Sơn thấy điềm hạc đến, Trên Cảnh tinh sáng hiện tốn cung.

Tượng trời vận mở hanh thông, Nước trong có thánh mang trong có hiền.

Lê Hoàng cất ba nghìn hùm sói, Gối bác trời khua đuổi giặc Minh,

Vì dân lấy đức tuốt thành lấy oai.

Có thể thấy Thiên Nam minh giám đã dựa vào những tài liệu lịch sử có từ những đời trƣớc để nêu lên những tấm gƣơng tốt xấu trong xã hội cho ngƣời đời sau nhìn vào đó mà biết giữ mình và học theo. So với những tác phẩm ra đời cuối thể kỷ XV đầu thể kỷ XVI thì Thiên Nam minh giám đã có bƣớc tiến rõ rệt, tác phẩm không chỉ đơn thuần mang tính chất ngâm vịnh khung cảnh thiên nhiên hay ca tụng chế độ cung đình mà tác phẩm đã chú ý đến những vấn đề mang tầm vóc lớn lao của thời đại của lịch sử.

Qua tìm hiểu một số tác phẩm viết bằng thể STLB trong thời kỳ đầu (từ thế kỷ XVII trở về trƣớc), chúng tôi nhận thấy, nội dung của thể STLB đã có những chuyển biến nhất định. Việc các tác giả lựa chọn kiểu cấu trúc nào cho phù hợp cho việc diễn tả nội dung của tác phẩm không phải là việc làm không có căn cứ. Bởi lẽ, ngay từ tác phẩm ra đời sớm nhất Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao đã xuất hiện hai kiểu cấu trúc (kiểu cấu trúc thứ nhất là gieo vần ở vị trí thứ ba mang thanh bằng và kiểu cấu trúc gieo vần ở vị trí thứ năm, chứ thứ ba mang thanh trắc ở câu thất trên). Trong những tác phẩm có nội dung thuần túy ca ngợi, hầu nhƣ các tác giả đều lựa chọn kiểu cấu trúc vần lƣng ở vị trí thứ ba và mang thanh bằng. Tuy nhiên, tác phẩm Thiên Nam minh giám có nội dung vừa phê phán vừa ca ngợi thì kiểu cấu trúc vần lƣng ở vị trí thứ năm và chữ thứ ba thanh trắc đã tăng lên rất nhiều. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá “Thiên Nam minh giám trở thành một tác phẩm nặng về trữ tình, kiểu trữ tình vịnh sử” [44, 139]. Điều này cho thấy, đã xuất hiện tác phẩm dài hơi bƣớc đầu chú ý đến việc diễn tả đời sống nội tâm của con ngƣời.

Tuy giai đoạn này chƣa có sự chuyển biến vƣợt bậc đáng kể về mặt nội dung nhƣng tác phẩm Thiên Nam minh giám cũng đƣợc coi là một mốc có những dấu hiệu của sự chuyển biến về nội dung chuyển tải của thể STLB

trong tiến trình phát triển. Từ khi ra đời cho đến thời điểm này tuy chƣa đạt đến độ hài hòa giữa nội dung và hình thức nhƣng “sự thống nhất trong nội

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 68 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)