Luật phối thanh của thể thơ STLB 2 9-

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 31 - 36)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

1.2.3Luật phối thanh của thể thơ STLB 2 9-

Qua tìm hiểu về vần và nhịp điệu trong STLB ta có thể rút ra kết luận lối hiệp vần và cách ngắt nhịp của STLB khác với thơ Đƣờng luật nên dẫn đến hệ quả là cách phối thanh của STLB cũng không giống với thơ Đƣờng luật. Bởi lẽ các chữ thứ hai, thƣ tƣ, thứ sáu trong câu thất đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu còn chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm lại tự do về thanh điệu. Ví dụ:

Khuê trung(b) thiếu phụ(t) bất tri(b) sầu,

Xuân nhật(t) ngưng trang(b) thướng thúy(t) lâu. Hốt kiến(t) mạch đầu(b) dương liễu(t) sắc, Hối giao(b) phu tế(t) mịch phong(b) hầu.

(Khuê oán - Vƣơng Xƣơng Linh) Triêu từ(b) Bạch Đế(t) thái vân(b) gian,

Thiên lí(t) Giang Lăng (b) nhất nhật(t) hoàn. Lưỡng ngạn(t) viên thanh(b) đề bất(t) trú, Khinh châu(b) dĩ quá(t) vạn trùng(b) san.

(Tảo phát Bạch Đế thành – Lí Bạch)

Chữ Dòng 1 2 3 4 5 6 7 1 0 B 0 T 0 B T 2 0 T 0 B 0 T B 3 0 T 0 B 0 T T 4 0 B 0 T 0 B B

Khi xét những dòng STLB ở thời kì phồn thịnh (khoảng thế kỉ XVIII), ta thấy thanh điệu trong hai câu thất ngôn của khổ STLB ngƣợc lại với thơ Đƣờng luật. Các chữ ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu của các câu là những chữ tự do về thanh điệu. Còn các chữ thứ ba, thứ năm và thứ bảy thì đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu. Trong đó, các chữ thứ năm và thứ bảy của hai câu thất đối nhau từng đôi một theo đúng luật bằng - trắc, riêng chữ thứ ba không bảo đảm tính chất ấy. Bởi lẽ có trƣờng hợp chữ thứ ba của câu thất trên là thanh bằng chứ không phải là thanh trắc (vần có thể gieo ở vị trí này). Hai câu lục bát thì ngƣợc với hai câu thất các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm và thứ bảy tự do về thanh điệu còn các chữ thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu.

Ví dụ:

Từ nắng hạ (t) mưa thu (b) trái tiết,(t) Xót mình rồng (b) mệt mỏi (t) chẳng yên.(b) Xiết bao(b) kinh sợ(t) lo phiền,(b)

Miếu thần(b) đã đảo(t) thuốc tiên(b) lại cầu.(b)

(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân)

Ai ngờ bỗng (t) một năm (b) một nhạt(t) Nguồn cơn kia (b) ai tát (t) mà vơi(b)? Suy đi (b) đâu biết (t) cơ trời (b)?

Bỗng không(b) mà hóa (t) ra người(b) vị vong!(b)

(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều) Có thể khái quát về cách phối thanh của thể thơ STLB theo mô hình sau:

Chữ 1 2 3 4 5 6 7 8 Ghi chú Câu thất trắc 0 0 Trắc 0 Bằng 0 Trắc Có khi chữ thứ 3 là bằng Câu thất bằng 0 0 Bằng 0 Trắc (vần) 0 Bằng (vần) Câu lục 0 Bằng 0 Trắc 0 Bằng (vần) 0 Có khi chữ thứ 2 là trắc Câu bát 0 Bằng 0 Trắc 0 Bằng (vần) 0 Bằng (vần)

Nhìn vào mô hình phối thanh điệu của thơ Đƣờng luật và thơ STLB, rõ ràng nhận thấy luật phối thanh trong thơ STLB tự do, uyển chuyển hơn thơ Đƣờng luật.

*Tiểu kết

Qua tìm hiểu về vần, nhịp và cách phối thanh điệu của thể thơ STLB chúng ta có thể khẳng định rằng thể thơ STLB của ta khác xa so với thể thơ thất ngôn Đƣờng luật của Trung Hoa. Nhìn bề ngoài, hai câu thất ngôn của thể thơ STLB và hai câu thất của thể thơ thất ngô n Trung Hoa có hình thức giống nhau về số lƣợng chữ trong câu nhƣng lại khác nhau về mọi phƣơng diện. Trƣớc tiên là về cách ngắt nhịp, nếu nhƣ câu thất ngôn của thể thất ngôn Đƣờng luật đƣợc ngắt nhịp là 4/3 (chẵn trƣớc lẻ sau) thì hai câu thất của song thất lục bát l ại ngắt nhịp 3/4 (lẻ trƣớc chẵn sau). Nhịp điệu của câu thơ xuất

hiện trên cơ sở lặp lại và luân phiên âm luật theo cấu tạo đơn vị của ngôn ngữ. Xét về vần thì câu thất ngôn của Trung Hoa chỉ có một loại vần chân (cƣớc vận) và tất cả là vần bằng còn vần trắc nếu có chỉ là ngoại lệ. Trong khi đó hai câu thất của ta có tới hai loại vần là vần chân (cƣớc vận) và vần lƣng (yêu vận), đồng thời có cả vần bằng và vần trắc. Về luật phối thanh cũng vậy, câu thất ngôn Đƣờng luật phối thanh theo quy luật: nhị, tứ, lục, phân minh (chữ thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu) còn câu thất của ta thì ngƣợc lại chữ thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu tự do còn chữ thứ ba, thứ năm và thứ bảy đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu.

Có thể trong quá trình giao thoa văn hóa giữa hai nƣớc, dân tộc ta đã học tập thể thơ thất ngôn Đƣờng luật của Trung Hoa nhƣng chúng ta đã cải biến về cách thức sử dụng vần luật để làm nên thể thơ riêng của dân tộc. Chính sự khác biệt về tính nhạc điệu trong hai câu thất của ta đã làm nên sự giàu có và độc đáo cho câu thơ . Cũng nhờ có tính nhạc mà thể STLB có lợi thế ƣu trội hơn hẳn thể song thất của Trung Hoa trong việc biểu đạt tiếng nói của tình cảm, tâm tƣ con ngƣời. Bất kỳ hình thƣ́c nào cũ ng nhằm biểu đạt một nội dung nào đó , thậm chí còn phải biểu đạt sâu sắc nội dung nếu muốn tồn tại và phát triển lâu bền. STLB cũng vậy , khi thể thơ mới ra đời nó đòi hỏi phải có nội dung mới phù hợp với nó. Vì vậy STLB cũng đã nhanh chóng tìm ra nội dung mới: “Nội dung của song thất lục bát là một ca khúc nội tâm” [35, 210]. Cũng chính tác giả Phan Ngọc đã từng nói: “Cần phải có hình thức đó thì tình cảm mới có thể mang hình thức một đợt sóng đi lên với hai câu thất, dừng lai ở một câu lục ngắn gọn, để tỏa ra trong câu bát dài nhất, rồi lại vươn lên trong một khổ mới và cứ thế, đợt sóng tình cảm lên xuống ăn khớp với hình thức của ngôn ngữ” [35, 210]. Phải chăng thế mà nhóm tác giả cuốn Những khúc ngâm chọn lọc

(tập1) đã khẳng định: “Trong các thể thơ dân tộc của ta không có thể thơ nào phù hợp với ngâm khúc bằng STLB. STLB là thể thơ duy nhất mà đặc điểm của

nó là nhịp điệu có tính chất chu kỳ, điều đó thích hợp với việc miêu tả một đối tượng có tính chất đứng yên, ít biến động” [35, 16].

Quả thật STLB với những đặc trƣng độc đáo của mình đã góp phần tạo nên sự phong phú về nhạc điệu, sƣ̣ diễn tả sâu sắc nội tâm con ngƣời trong nhƣ̃ng hoàn cảnh đặc biệt , tạo nên sự đặc sắc hiếm có c ủa thể lo ại Ngâm khúc. Điều này đã khẳng định tài năng của thế hệ các thi sĩ, họ đã sáng suốt lựa chọn những hình thức thơ phù hợp để chuyển tải “nội dung của thời đại”

CHƢƠNG 2:

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ SONG THẤT LỤC BÁT

Trong suốt một thời gian dài, xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể thơ song thất lục bát (STLB), ngƣời ta đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tựu chung lại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thể thơ này là thể thơ thuần túy Việt Nam. Nhƣng ngọn nguồn của nó đƣợc bắt đầu từ đâu? Hầu hết giới nghiên cứu đều khẳng định thể thơ STLB có tiền lệ từ văn học dân gian. Vậy thể STLB chỉ đơn thuần có tiền lệ từ văn học dân gian hay còn có tiền lệ nào khác? Vấn đề này sẽ đƣợc chúng tôi giải quyết trong Chƣơng 2.

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 31 - 36)