7. Cấu trúc luận văn 1 0-
1.2.1 Cách gieo vần trong thể thơ STLB 24-
Nếu nhƣ trong thể thơ lục bát chỉ có 2 cú thức là câu sáu và câu tám thì ở thể STLB có tới 3 kiểu câu với lối kiến trúc thành từng khổ, mỗi khổ bốn câu, hai câu bảy, một câu sáu và một câu tám. Vì STLB có ba cú thức là câu bảy, câu sáu và câu tám nên số lƣợng vần trong STLB nhiều hơn so với lục bát. Với lối gieo vần rất riêng, thể STLB tỏ ra hữu hiệu trong việc bộc lộ, diễn tả tình cảm nội tâm của con ngƣời. Trong hai câu thất mở đầu: chữ cuối của câu thất trên hiệp vần với chữ thứ năm câu thất dƣới vì chúng đều là vần trắc (câu thất trắc). Ở các câu tiếp theo: chữ cuối câu thất dƣới vần với chữ cuối câu lục vì chúng mang vần bằng (câu thất bằng). Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu câu bát do chúng cùng mang vần bằng. Chữ cuối câu bát hiệp vần với chữ thứ năm của câu thất vì chúng đều là âm tiết gieo vần bằng. Nhƣ vậy, mỗi khổ bốn câu có từ năm tới sáu vần, gồm cả: vần lƣng (yêu vận) và vần chân (cƣớc vận); cả vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy hai câu lục và câu bát trong thể STLB không có gì khác so với hai câu lục bát trong thể lục bát. Nó vẫn tuân thủ theo luật lệ về cách gieo vần của thể lục bát.
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trong ví dụ trên ta thấy có tới năm chỗ gieo vần: Hai vần trắc “thấy”, “mấy” và ba vần bằng “dâu”, “màu”, “sầu”. Trong khổ thơ trên ta thấy chữ cuối câu thất trên vần với chữ thứ năm câu thất dƣới.
Ví dụ:
câu bát Dạ thường quanh quất mắt thường ngóng trông.
câu thất trên Trông mái đông lá buồm xuôi ngược,
câu thất dƣới Thấy mênh mông những nước cùng mây. câu lục Đông rồi thì lại trông tây,
câu bát Thấy non ngân ngất thấy cây rườm rà.
(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân )
Ở ví dụ này ta thấy từ “trông” ở câu bát hiệp vần với từ “đông” ở câu thất trên (đây là trƣờng hợp xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu nhƣng ít gặp trong giai đoạn sau) vì thƣờng thì vần kết thúc của câu bát (vần chân) sẽ hiệp vần lƣng với tiếng thứ năm của câu thất trên và là thanh bằng. Sau đó lại tiếp tục hiệp vần bình thƣờng ở những câu tiếp theo. Có thể nói đây là trƣờng hợp biệt lệ bởi lẽ thông thƣờng thì tiếp vần lƣng ở chữ thứ năm nhƣng cũng có thể tiếp vần lƣng ở từ thứ ba mà vẫn giữ vần bằng (từ thứ ba vốn là thanh trắc).
Theo TS Phan Diễm Phƣơng, ta có thể hình dung cách gieo vần của STLB nhƣ sau: Dòng thất trên (1) (2) (3) (4) 5 (6) (7) Dòng thất dƣới (1) (2) (3) (4) (5) (6) 7 Dòng lục (1) (2) (3) (4) (5) 6 Dòng bát (1) (2) (3) (4) (5) 6 (7) 8 Dòng thất trên (1) (2) (3) (4) 5 (6) (7)
Trong bài “Bàn thêm về đặc trƣng kết cấu vận luật thể thơ Song thất lục bát”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, 2009) Phạm Thị Phƣơng Thái đã
mô hình hóa sơ đồ cấu trúc khổ STLB nhƣ sau:
Nhƣ vậy, nếu ta đem so sánh với bài thơ thất ngôn Đƣờng luật của Trung Hoa thì thấy cả bài chỉ có một loại vần là vần chân.
Ví dụ:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm, Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng, Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ, Cô chu nhất hệ cố viên tâm. Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
(Thu hứng – Đỗ Phủ)
Vì thể thơ lục bát chỉ có hai cú thức là câu sáu và câu tám, nên số lƣợng vần trong STLB nhiều hơn so với lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu dòng bát. Nếu văn bản dài hơn một khổ gồm hai dòng thì vần đƣợc tiếp tục bằng cách tiếng thứ tám dòng bát hiệp vần với tiếng thứ sáu dòng lục (vần chân) tiếp theo và tiếng thứ sáu này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát tiếp theo đó. Trong đó các tiếng tham gia hiệp vần mang
tiếng vần tiếng vần tiếng vần vần chân bằng tiếng vần vần lưng bằng vần lưng bằng 5 vần lưng trắc 6 6 8 8 7 7 5
thanh bằng. Ví dụ:
Lơ thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa mai. Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Rõ ràng, vần và cách gieo vần trong STLB là rất phong phú. Câu thơ vừa có vần bằng lại vừa có vần trắc đan xen lẫn nhau tạo nên sự chuyển biến nhịp nhàng, diễn tả đƣợc mọi cung bậc tình cảm của con ngƣời. Điều này khiến cho thể STLB có những ƣu thế riêng mà thể lục bát không thể có đƣợc.