Thanh điệu 61

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

3.1.2 Thanh điệu 61

Cũng giống nhƣ thể lục bát, thể STLB là thể thơ đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu. Tuy nhiên, quy tắc phối thanh của thể thơ này cũng giống nhƣ cách gieo vần không đƣợc ổn định.

Khi ở giai đoạn mới hình thành, trong câu thất trên, chữ thứ 3 thƣờng là thanh bằng (trừ tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao có chữ thứ 3 là thanh trắc). Trong quá trình sáng tác các thi sĩ đã nhận ra, để thanh bằng ở chữ thứ 3 trong câu thất trên là sẽ làm cho câu thơ trở nên trúc trắc nghe không thuận.

Ví dụ:

Thiếp trong cánh của chàng ngoài chân mây

Trong của này đã đành phận thiếp

[12, 115]

Vì vần có sự thay đổi từ vị trí thứ 3 sang vị trí thứ 5 nên thanh điệu cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Chữ thứ 3 mang thanh trắc tạo nên cấu trúc thanh điệu cân đối đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc – Bằng – Trắc.

Ví dụ:

Bến phì (b) gió thổi (t) đìu hiu (b) mấy (b). Hồn tử sĩ (t) gió ù (b) ù thổi (t).

[12, 114]

Sự thay đổi thanh điệu trong câu thất thứ nhất là cần thiết và phù hợp với tiến trình phát triển của thể thơ STLB. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu thể STLB đƣợc dùng để sáng tác các thi phẩm mang tính chất ngâm vịnh nên về thanh điệu dƣờng nhƣ không đƣợc chú trọng, chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng. Khi thể STLB đƣợc dùng vào sáng tác thể loại Ngâm khúc thì thanh bằng ở chữ thứ 3 của câu thất trên đã chuyển thành thanh trắc. Vần trắc với tính chất “không bằng phẳng” thích hợp với việc diễn tả những cung bậc tình cảm sâu kín, nhất là tâm trạng đau đớn, bi thƣơng của con ngƣời.

Có nhƣ vậy thể thơ mới phát huy đƣợc hết ƣu thế của mình trong việc diễn tả nội tâm con ngƣời. Sau đây là bảng khảo sát thanh điệu cuả thể thơ STLB trên một số tác phẩm tiêu biểu.

Bảng 3.2 Khảo sát thanh điệu qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến trong trình phát triển của thể thơ STLB

STT Tác phẩm Số lượng Thanh trắc vị trí thứ 3 Số câu Tỷ lệ

1 Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng

hát ả đào 20 19 95%

2 Bồ Đề thắng cảnh thi 4 1 25% 3 Tứ thời khúc vịnh 84 4 5% 4 Thiên Nam minh giám 236 116 49% 5 Chinh phụ ngâm 102 71 70% 6 Cung oán ngâm 89 86 97% 7 Văn chiêu hồn 46 39 85% 8 Tỳ bà hành 22 20 91%

Để đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc – Bằng – Trắc thì thanh điệu của chữ thứ 3 đã có sự thay đổi. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng (Tứ thời khúc vịnh chiếm 95%, Thiên Nam minh giám chiếm 51%) thì giai đoạn sau thanh điệu của chữ thứ 3 này đã có sự thay đổi. Chữ thứ ba thƣờng mang thanh trắc chứ không phải là thanh bằng (Chinh phụ ngâm khúc chiếm 70%, Cung oán ngâm khúc chiếm 97%, Tỳ bà hành chiếm 91%...). Sự chuyển biến về thanh điệu tạo nên sự hài hòa trong câu thơ, đọc câu thơ lên ta thấy thuận hơn, lắng đọng và cũng rất dễ nhớ.

Một phần của tài liệu Luận văn: KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ LOẠI NGÂM KHÚC ppt (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)