7. Cấu trúc luận văn 1 0-
2.2.2 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII 52-
Cho đến nay vẫn chƣa ai có thể trả lời chính xác thể thơ STLB ra đời từ bao giờ. Hiện nay, nhiều tác giả vẫn coi bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (1462 – 1529) là tác phẩm đầu tiên có xuất hiện những dòng STLB thành văn. Đây là tác phẩm có vị trí quan trọng vì đã có một số ý kiến cho rằng tác phẩm này là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học bác học (văn học viết). Chúng tôi cũng tạm coi đây là một cứ liệu quan trọng để tìm hiểu về tiến trình phát triển của thể STLB. Để hiểu rõ quá trình vận động của thể thơ này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những câu thơ song thất thành văn trong hai tác phẩm có hình thức “lai tạp” là Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao và bài Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải.
Bên cạnh tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao ta còn thấy những dòng STLB đƣợc xuất hiện trong tác phẩm Bồ Đề thắng cảnh thi (khuyết danh). Cũng giống nhƣ bài chúc làng của Lê Đức Mao,
Bồ Đề thắng cảnh thi là một tác phẩm có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là là một tác phẩm viết bằng thể STLB. Bởi lẽ, bài thơ có cấu trúc chia làm ba phần:
Phần thứ nhất là đoạn thơ bằng bát cú lục ngôn:
Tịnh kiền khôn kẽ một bầu, Bao hình thế bốn bề thâu. Phong lưu hậu, xây nền hậu,
Thú vị mầu, ngụ ý mầu.
Quán nguyệt, trông in đáy nước, Chày kình vang nện bên lầu.
Yên vui bởi dân thuần cổ, Ấy xưa sau, sở thích cầu.
Phần thứ hai là một đoạn thơ viết theo thất ngôn bát cú Đƣờng luật để họa lại đoạn thơ bát cú lục ngôn ở trên:
Áng ngọc vầy nên ngọc đúc bầu, Thanh quang mọi vẻ mọi đồ thâu. Một vầng than thán qui mô rộng, Đòi hây hây ý thú mầu.
Cửa trúc mảng xem mai điểm tuyết, Thềm hoa nhác thấy nguyệt ngang lầu. Mở lề tuần tỉnh dần du thưởng,
Phương-trương, bồng-lai lọ phải cầu.
Phần thứ ba là một đoạn thơ viết bằng thể STLB gồm 18 câu. Đặc điểm của những dòng STLB ở đoạn này là: Trong bài có 8 câu thất, thì có 4 câu thất trên hiệp vần ở chữ thứ 3, chứ không phải ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp sau này và các vần của nó đều là vần bằng.
Ví dụ:
Doành la dòng bạc phau phau,
Đỉnh đang mấy phát khoan mau dầu lòng.
Chợt ngược trông Điêu- diêu quán dịch,
Ướm hỏi xem lại lịch nhường bao?
Trong đó tất cả các câu thất dƣới đều đƣợc gieo vần ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp thông thƣờng:
Ví dụ:
Tắt qua nẻo ngác sông Đào,
Luận công trị thủy, xiết bao công trình.
Vững âu vàng nguyên bổn đặt an.
Cách ngắt nhịp trong câu thất của bài Bồ Đề thắng cảnh thi giống với cách ngắt nhịp trong thể STLB. Cặp câu thất 100% đƣợc ngắt theo nhịp 3/4:
Ví dụ:
Dùng gió đưa/ tưng bừng gióng giả, Này bãi thò/ kia ngả sông Dâu.
Hay :
Bạt ba đào/ thuận dòng thẳng ruổi, Đến Anh- thường/ vừa độ nghỉ ngơi.
Nhìn vào cấu trúc của khổ STLB trong bài Bồ Đề thắng cảnh thi ta thấy những dòng STLB này tuy không giống hoàn toàn những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện nhƣng nó cũng đã mang dáng dấp của thể STLB.
Ví dụ dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện:
Ngập ngừng gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn đẫy nước trào mênh mông.
Tin thường lại người không thấy lại, Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
[12, 118]
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào và Bổ Đề thắng cảnh thi tuy mới chỉ là những bài có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là bài thơ STLB, nhƣng những dòng STLB trong hai tác phẩm này có nhiều điểm tƣơng đồng với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Đặc biệt trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào có một số khổ về mặt cấu trúc giống hoàn toàn với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Sau những câu STLB đƣợc dùng xen kẽ trong bài ca của Lê Đức Mao và bài Bồ Đề thắng cảnh thi đến cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII, HoàngSĩ Khải tiếp tục sử dụng những câu thơ STLB để viết Tứ thời khúc vịnh.
* Tiểu kết
Từ những dẫn rất cụ thể đã trình bày chúng tôi nhận thấy: Rõ ràng, đặc trƣng kết cấu vận luật của thể STLB có rất nhiều điểm tƣơng đồng với đặc trƣng kết cấu của thể thức văn vần dân gian. Vì vậy có thể khẳng định thể thơ STLB “…được hình thành trên những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt” [44, 123].
Sƣ̣ xuất hiện , tồn tại và phát triển của bất kỳ thể loại văn học nào cũng đều phải trải qua quá trình thai nghén , tìm tòi , học hỏi và sáng tạo không ngƣ̀ng của rất nhiều thế hệ , tầng lớp thi sĩ – văn sĩ. Đóng góp vào sƣ̣ ra đời và phát triển rực rỡ của thể thơ STLB - thể thơ độc đáo, đặc sắc của dân tộc ta là công sƣ́c của nhƣ̃ng nghệ sĩ dân gian (văn học dân gian) và phải chăng đó còn là sƣ̣ đóng góp của các nhà Nho tài năng của nền văn học viết trung đại . Nền văn học trung đại Việt Nam trong quá trình vận động đã có những chặng đƣờng phát triển nhất định.
Có thể nói, ở thời kì đầu ông cha ta thƣờng sáng tác phỏng theo khuôn mẫu của nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mô phỏng sáng tác nƣớc ngoài các nghệ sĩ cũng luôn tìm tòi con đƣờng đi riêng cho mình. Bởi vậy, ngay từ thế kỉ XIII trong sáng tác của Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, đã thấy có những nét sáng tạo mới về cách gieo vần, ngắt nhịp... Sự sáng tạo này ngày càng đƣợcphát triển mạnh mẽ hơnđể tạo những điều kiện nhất định cho một loạt các thể loại văn học dân tộc nhƣ: Truyện Nôm, thơ trữ tình ngâm khúc, hát nói… ra đời. Điều đó cho chúng ta thấy , nguồn gốc cũng nhƣ quá trình hình thành , phát triển của thể loại STLB trong lòng văn học dân tộc không chỉ bắt nguồn từ riêng hình thức văn học dân gian mà rất có thể còn là sản phẩm sáng t ạo của các nhà Nho trong văn học viết .
Qua những điều đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy: Nguồn gốc của thể STLB ngoài tiền lệ từ các thể thức văn vần dân gian, phải chăng còn có tiền lệ từ trong nền văn học viết. Thấy đƣợc điều đó chúng ta mới thấy hết đƣợc công lao sáng tạo của các thi sĩ nƣớc nhà trong quá trình sáng tạo ra thể thơ đặc sắc của dân tộc.
Để có đƣợc hình thức diễn đạt tối ƣu nhƣ ngày nay, thể STLB đã phải trải qua một thời gian dài. Trong quá trình phát triển, thể STLB đã lựa chọn cho mình hình thức diễn đạt phù hợp. Chính những khúc ngâm trữ tình trƣờng thiên đó đã đƣa thể thơ STLB phát triển đến đỉnh cao.
CHƢƠNG 3:
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT TỪ NGÂM VỊNH ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM