Phân tích cơ cấu và sự biến động của tổng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH ASENTEC Việt Nam (Trang 25 - 28)

- Mục đích: Nhằm đánh giá một cách đúng đắn sau một kì hoạt động

kinh doanh, tình hình cơ cấu phân bổ vốn cho nhu cầu kinh doanh như thế nào, giá trị của tài sản tăng hay giảm, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như thế nào.

- Nguồn tài liệu: Bảng cân đối kế toán ( Mục Tài sản ngắn hạn ( mã số 100), Tài

sản dài hạn ( mã số 200) , Nợ phải trả ( mã số 300) và Vốn chủ sở hữu ( mã số 400) ).

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp so sánh và lập bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa năm báo cáo so với năm gốc để thấy cơ cấu, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ sở các số liệu bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

+ Lập bảng phân tích dạng cột bao gồm các chỉ tiêu: Tổng vốn kinh doanh, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế tốn. Từ đó tính tốn so sánh giữa năm báo cáo so với năm gốc về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn cho kỳ tới. • Vốn lưu động:

- Mục đích : phân tích cơ cấu và sự biến động vốn lưu động nhằm thấy được

kết cấu VLĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng, tình hình tăng giảm của VLĐ qua các năm như thế nào, chúng ta sẽ đánh giá được việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng, qua đó sẽ có được những điều chỉnh hợp lý hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp.

- Nguồn tài liệu : Bảng cân đối kế toán ( mục Tài sản Ngắn hạn (mã số 100) trong

đó bao gồm Tiền và các khoản tương đương tiền ( mã số 110) ; Các khoản phải thu ngắn hạn ( mã số 130) ; Hàng tồn kho ( mã số 140) ; Tài sản ngắn hạn khác ( mã số 150) )

- Phương pháp phân tích : Phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh năm báo cáo so với năm gốc để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ sở các số liệu báo cáo tài chính tổng hợp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lập bảng phân tích dạng 8 cột bao gồm các chỉ tiêu: Tài sản ngắn hạn, Tiền, Các khoản phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản ngắn hạn khác trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế tốn. Từ đó tính tốn so sánh năm báo cáo so với năm gốc về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho kỳ tới.

• Vốn cố định

- Mục đích: phân tích cơ cấu và sự biến động vốn cố định nhằm thấy được

kết cấu VCĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng, tình hình tăng giảm của VCĐ qua các năm như thế nào? Qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh về quy mơ cũng như cơ cấu vốn đầu tư, có các quyết định quan trọng như đầu tư mới hay hiện đại hố tài sản cố định hiện có thơng qua việc đánh giá năng lực sản xuất của tài sản cố định, đánh giá việc sử dụng vốn có hợp lý hay khơng?

- Nguồn tài liệu: Bảng cân đối kế toán ( mục Tài sản Dài hạn ( mã số 200)

trong đó bao gồm Tài sản cố định ( mã số 220) ; Tài sản dài hạn khác ( 240))

- Phương pháp phân tích: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ và lập

bảng

+ Để phân tích ta sử dụng phương pháp so sánh giữa năm báo cáo so với năm gốc để thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, mức độ tăng (giảm) của các chỉ tiêu, trên cơ sở các số liệu báo cáo tài chính tổng hợp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Lập bảng phân tích dạng 8 cột bao gồm các chỉ tiêu: Tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế tốn. Từ đó tính tốn so sánh giữa năm báo cáo so

với năm gốc về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng, đưa ra nhận xét, đánh giá làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệu quả sử dụng vốn cố định cho kỳ tới.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH ASENTEC Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w