CHƯƠNG 5 :THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
5.1. Tổng quan về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
5.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
5.1.1.1. Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ratrong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
- Sự ra đời của thuế TNDN xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước.
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế trong kỳ tính thuế.
5.1.1.2. Đặc điểm
- Thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, đồng thời cũng là "người" chịu thuế.
Thuế Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền tăng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và nộp vào NSNN, do đó nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận mới nộp thuế TNDN.
- Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế TNCN, thu nhập mà các cá nhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận do góp vốn liên doanh, liên kết... là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế TNDN. Do vậy, thuế TNDN cũng có thể được coi là một biện pháp quản lý thu nhập cá nhân.
- Tuy là thuế trực thu song thuế TNDN không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập cá nhân.
5.1.2. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Tạo cho Nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của tồn nền kinh tế nói chung. Theo qui luật khi trình độ kinh tế càng phát triển thì thuế TNDN càng chiếm ví trí quan trọng trong tổng thu NSNN.
- Phân phối lại thu nhập giữa các tổ chức kinh tế và Chính phủ. Điều này đặc biệt cần thiết trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, sự phân hóa giàu nghèo là khơng thể tránh khỏi, thuế TNDN là một 1 biện pháp tốt để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
- Điều tiết, kích thích tiết kiệm và đầu tư theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
- Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay.
5.1.3. Nguyên tắc thiết lập chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ nhất: Phải bao quát mọi khoản thu nhập phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp
Thứ hai: Phải thống nhất cách xác định thu nhập tính thuế
Thứ ba: Tuân thủ nguyên tắc khấu trừ chi phí khi xác định thu nhập tính thuế Thứ tư: Xác định thuế suất thuế TNDN hợp lý
Thuế Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp