Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Tài chính doanh nghiệp) (Trang 140 - 142)

CHƯƠNG 6 : THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

6.1. Tổng quan về thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

6.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân6.1.1.1. Khái niệm 6.1.1.1. Khái niệm

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu, thu trực tiếp trên thu nhập nhận được từ nhiều nguồn khác nhau của cá nhân trong một khoản thời gian nhất định, thường 1 năm hoặc từng lần phát sinh thu nhập.

6.1.1.2. Đặc điểm

- Thuế TNCN là thuế thuế trực thu, do đó người chịu thuế cũng là người nộp thuế và không thể chuyển gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác.

- Thuế TNCN là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội.

- Thuế TNCN thường mang tính chất lũy tiến cao vì nó được thiết lập theo nguyên tắc khả năng trả thuế, thuế suất thường được thiết kế theo kiểu lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính cơng bằng giữa các đối tượng nộp thuế.

- Thuế TNCN khơng bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ, vì nó khơng cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ nên nó khơng tao ra sự sai lệch giá cả hàng hóa, dịch vụ.

6.1.2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Sự ra đời của thuế TNCN bắt nguồn từ ba yêu cầu chính là thực hiện cơng bằng xã hội, tăng nguồn thu cho NSNN phục vụ cho nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của

Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Chính phủ và đồng thời góp phần điều hỉnh vĩ mơ nền kinh tế. Từ ba yêu cầu trên thuế TNCN có các vai trị sau:

- Thuế TNCN là một công cụ phân phối đảm bảo cân bằng xã hội;

Thuế TNCN là thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập nhận được của từng cá nhân thông qua đánh thuế TNCN, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập của từng người có thu nhập cao, nhờ đó san bằng tương đối sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.

- Thuế TNCN là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng cho NSNN;

Ở nước ta thuế TNCN tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong NSNN, ssong trong điều kiện phát triển kinh tế và tồn cầu hóa, thu nhập của cá nhân có xu hướng tăng nhanh, nên tỷ trọng thuế TNCN trong tổng thu NSNN sẽ có khả năng tăng lên.

- Thuế TNCN góp phần điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế;

Thuế TNCN không chỉ là công cụ huy động nguồn thu NSNN, thực hiện cơng bằng xã hội, mà cịn giữ vai trị điều tiêt nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau, tùy theo yêu cầu điều tiết vĩ mô nền kinh tế mà chính sách thuế TNCN ở mỗi nước được xây dựng phù hợp.

6.1.3. Nguyên tắc và phương pháp thiết lập chính sáchthuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhâncó thể hiểu nơm na là loại thuế được thu dựa trên thu nhập nhận được từ nhiều nguồn khác nhau (phải là các loại thu nhập chịu thuế theo quy định pháp luật) của cá nhân và cũng là một trong những loại thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nhà nước ta.Thuế thu nhập cá nhânđược xây dựng dựa trên các ngun tắc:

Ngun tắc “lợi ích” vì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về thể chế luật pháp, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự,… đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế.

Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” được thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hồn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế.

Theo đó, mặc dù cá nhân có nhiều nguồn thu nhập khác nhau nhưng trên thực tế khơng phải tồn bộ thu nhập phát sinh đều là đối tượng điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân.Thuế thu nhập cá nhânchỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. Mọi hệ

Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân thống thu nhập dù đánh trên từng loại thu nhập hay tổng thu nhập nói chung đều tính thuế trên thu nhập ròng để phản ánh đúng đắn khả năng kinh tế của người nộp thuế. Vì thế, thu nhập chịu thuế được xác định dựa trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi trừ đi một số khoản chi phí của người nộp thuế. Bên cạnh đó, việc đánh thuế thu nhập cá nhân cịn được thực hiện theo phương pháp lũy tiến, tức là theo mức thuế

thu nhập tăng dần lên. Thuế suất lũy tiến được coi là phương pháp hiệu quả nhất để đánh thuế theo “khả năng nộp thuế” của từng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thuế (Nghề Tài chính doanh nghiệp) (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)