CHƯƠNG 6 : THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
6.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
6.4.1. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cứ trú
a). Thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.
* Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ gia cảnh.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
- Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế theo quy định
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác đinh bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế.
Đối với cá nhân kinh doanh khơng thực hiện chế độ kế tốn hóa đơn,chứng từ nộp thuế theo phương pháp khoán, thu nhập chịu thuế TNCN được xác định sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế =
Doanh thu ấn đinh trong kỳ tính thuế x
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Đối với cá nhân kinh doanh chỉ hạch tốn được doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ khơng hạch tốn , khơng xác đinh được chi phí, thu nhập chịu thuế TNCN được xác định sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳtính thuế =
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định
Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện chế độ kế tốn hóa đơn, chứng từ nộp thuế, thu nhập chịu thuế TNCN được xác định sau:
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
=
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế
-
Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế
+
Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế - Xác định các khoản giảm trừ: là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế
+ Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộcnhư: BHXH, BHYT,BHTN... + Các khoản giảm trừ gia cảnh:
+ Mức giảm trừ gia cảnh:
Đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng trên tháng, khơng phân biệt một số tháng trong năm tính thuế khơng có thu nhập hoặc thu nhập dưới 9 triệu đồng trên tháng.
Đối với mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng là 3,6 triệu đồng/ tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ ni dưỡng.
Ngun tắc tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc:
Đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế .
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Việc giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế và đối tượng nộp thuế có trách nhiệm ni dưỡng phát sinh tháng nào thì được tính giảm trừ của tháng đó.
Trường hợp nhiều đối tượng nộp thuế có chung người phụ thuộc phải ni dưỡng thì các đối tượng nộp thuế phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một đối tượng nộp thuế.
Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc được giảm trừ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong việc kê khai này.
Người phụ thuộc bao gồm các đối tượng sau:
- Con: con đẻ, con ni, con ngồi gia thú gồm: con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật, khơng có khả năng lao động, con đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, khơng có thu nhập học thu nhập nhưng bình quân trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000đ/ tháng.
- Vợ (chồng), cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ, cha chồng, mẹ chồng của đối tượng nộp thuế ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, khơng có khả năng lao động, khơng có thu nhập hoặc có thu nhập bình qn bình qn trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000đ/ tháng.
- Các cá nhân khác là người ngoài độ tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị tàn tật, khơng có khả năng lao động, khơng có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân bình quân trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000đ/ tháng, mà người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng gồm: anh, chịem ruột, ơng nội, bà nội....
+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo khuyến học, năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế năm đó, nếu giảm trừ khơng hết trong năm thì cũng khơng được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính tiếp theo.
* Thuế suất
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần cụ thể như sau:
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân
Bậc thuế thuế/nămPhần thu nhập tính (triệu đồng) thuế/thángPhần thu nhập tính (triệu đồng) Thuế suất
(%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35
Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiền cơng là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu lũy tiến từng phần , trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập nhân(x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
b). Thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất: Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế là khoản thu nhập nhận được từ hoạt động cho cơ sở sản xuất, kinh doanh vay, mua cổ phần hoặc góp vốn sản xuất, kinh doanh dưới hình thức khác.
Ví dụ: Tháng 5/ N , ơng X có thu nhập từ cổ tức được chia do mua cổ phần từ công ty A là 10 triệu đồng, thuế TNCN ông X phải nộp trong tháng 5/ N đối với thu nhập từ đầu tư vốn.
10 triệu đồng x 5% = 500.000 đồng c).Thu nhập từ đầu tư chuyển nhượng vốn - Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất:
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
- Thu nhập tính thuế: Là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn.
- Giá chuyển nhượng: Là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
- Giá mua: Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua căn cứ theo hợp đồng.
- Các chi phí liên quan khác được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: Là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định.
Thuế suất: 20% trên thu nhập tính thuế.
Ví dụ: Năm 2015, Cơng ty TNHH Việt Dũng được thành lập, Ông H đã góp
200 triệu đồng vào vốn kinh doanh của Cơng ty, đến nay ơng H nhượng lại phần vốn góp của mình cho ơng K với giá theo hợp đồng chuyển nhượng vốn là 300 triệu đồng, các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn là 2 triệu đồng. Thuế TNCN ông H phải nộp là:
(300tr. đồng - 200tr. đồng - 2tr.đồng) x 20% = 19,6tr. đồng. - Đối với chuyển nhượng chứng khốn.
Có hai phương pháp tính thuế
* Nếu các nhân chuyển nhượng chứng khốn có đăng ký nộp thuế: Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20%
Thu nhập tính thuế là giá bán chứng khốn trừ giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.
* Nếu các nhân chuyển nhượng chứng khốn khơng đăng ký nộp thuế:
Từ đầu năm thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Số thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 0,1% d). Thu nhập từ đầu tư chuyển nhượng bất động sản - Áp dụng thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng BĐS
Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS được tính theo mức thuế suất 2% tính trên giá BĐS chuyển nhượng. Trường hợp giá này thấp hơn giá mức do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trưng ương quy định thì thực hiện giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định được xác định cụ thể như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Giá BĐS chuyển nhượng x Thuế suất 2%
- Áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng BĐS Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 25%
e). Thu nhập từ bản quyền. Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế : là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng khi chuyển giao, chuyển quyền sử dụng.
Ví dụ: Tháng 12/N Ơng A có thu nhập từ chuyển giao cơng nghệ 25.000.000 đồng vậy thuế thu nhập cá nhân ông A phải nộp là:
(25.000.000 - 10.000.000) x 5%= 750.000 đồng g). Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
Thu nhập tính thuế : là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được .
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân Ví dụ: Tháng 11/N Ơng N có thu nhập về chuyển nhượng thương mại là 50.000.000đồng ,vậy thuế thu nhập cá nhân ông N phải nộp là:
(50.000.000 - 10.000.000) x 5% = 2.000.000 đồng h).Thu nhập từ trúng thưởng Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế : là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế theo từng lần trúng thưởng.
Ví dụ: Tháng 6/N Ơng N trúng thưởng xổ số kiến thiết tỉnh Quảng Nam số tiền là 50.000.000 đồng ,vậy thuế thu nhập cá nhân ông N phải nộp là:
(50.000.000 - 10.000.000) x 10% = 4.000.000 đồng i). Thu nhập từ thừa kế, quà tặng
Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
Thu nhập tính thuế : là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế theo từng lần nhận.
Ví dụ: Tháng 6/N Ơng S nhận được quà tặng số tiền là 100.000.000đồng ,vậy thuế thu nhập cá nhân ông S phải nộp là:
(100.000.000 - 10.000.000) x 10% = 9.000.000 đồng
6.4.2. Căn cứ tính thuế đối với cá nhân khơng cư trú
a). Đối với thu nhập từ kinh doanh
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x Thuế suất
Doanh thu : là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế suất: 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa, 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ,2% đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải.
b). Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công Số thuế TNCN
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân c). Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Số thuế TNCN phải nộp = Tổng trị giá chuyển nhượngvốn x Thuế suất 0,1% d). .Đối với thu nhập từ chuyển nhượng BĐS
Số thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
đ). Đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng, thừa kế và quà tặng.
Cá nhân không cư trú nộp thuế tương tự như cá nhân cư trú
6.5. Quy định về quản lý thế thu nhập cá nhân6.5.1. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế 6.5.1. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế
- Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế để được cấp mã số thuế.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó.
6.5.2. Khai thuế thu nhập cá nhân
(1). Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế quy định tại Điều 27 Nghị định này như sau:
a). Khai thuế theo tháng áp dụng đối với thu nhập khấu trừ thuế quy định, trường hợp tổng số thuế khấu trừ hàng tháng dưới 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện khai tạm nộp thuế theo quý;
b). Khai thuế năm:
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ và các khoản giảm trừ khác (nếu có).
(2). Khai thuế đối với cá nhân người nộp thuế:
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân b). Cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c). Cá nhân khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh đối với trường hợp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo kê khai và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo mức thuế suất 20%.
6.5.3. Hoàn thuế thu nhập cá nhân
(1). Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau: a). Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b). Số tiền giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này thực tế lớn hơn số tạm tính giảm trừ;
c). Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo quy định tại Điều 13 Nghị định này chưa giảm trừ khi tính thuế.
(2). Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ hồn thuế quy định tại Điều này.
6.6. Câu hỏi ôn tập6.6.1. Lý thuyết 6.6.1. Lý thuyết
Câu 1: Nêu khái niêm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập cá nhân Câu 2: Nêu cơng thức tính thuế thu nhập cá nhân
Câu 3: Nêu các mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân Câu 4: Nêu đối tượng nộp và chịu thuế thu nhập cá nhân Câu 5: Nêu các trường hợp hoàn thuế thu nhập cá nhân Câu 6: Nêu nguyên tắc thiết lập thuế thu nhập cá nhân Câu 7: Nêu các trường hợp giảm trừ gia cảnh
6.6.2. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Người nước ngoài được xem là cư trú tại VN nếu:
a. Ở tại VN từ 182 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến VN b. Ở tại VN từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến VN c. Ở tại VN từ 182 ngày trở lên cho 1 năm
Thuế Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân