Đọc hiểu văn bản thơ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 39 - 42)

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1.2.1. Đọc hiểu văn bản thơ

BT 7. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :

Nếu đổi được kiếp này, tơi xin hóa thành cây, Thử những nhát rìu rạch sâu da thịt.

Trong biển lửa bập bùng thử mình cháy khét, Thử chịu khói độc tàn, thử sống kiên trung. Nếu đổi được kiếp này, tơi xin hóa ruộng đồng, Nếm thử vị thuốc sâu, thử sặc mùi hóa chất, Thử chịu bão giơng, thử sâu rày, khơ khát,

Thử ngập mặn, triều cường, núi lửa, sóng thần dâng. Nếu đổi được kiếp này, tơi xin hóa đại dương,

Thử dầu loang hắc nồng, mùi cá trơi hơi thối, Đau vì kiệt tài ngun, khổ vì khơng biết nói, Thử biết gồng mình, thử quằn quại đứng lên. Nếu đổi được kiếp này, tơi xin làm khơng khí,

Thử khói bụi ngày đêm, thử ngột ngạt trưa hè, Thử khơng cịn trong xanh vì lũ người ích kỷ, Thử tiếng ồn đinh tai, thử cái chết cận kề. Tơi làm gì đây? Khi vẫn kiếp con người! Tơi nhận về bao nhiêu? Tơi lấy gì trả lại? Tơi phá hoại những gì? Tơi đã từng hối cải? Xin đổi được kiếp này...!

Trời đất có cho tơi?

(Xin đổi kiếp này, Nguyễn Bích Ngân, http://www.vietnammet.vn) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Nếu đổi được kiếp này, nhân vật tôi trong văn bản trên muốn hóa thành những gì ?

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của câu hỏi tu từ và biện pháp điệp cấu trúc trong văn bản trên.

Câu 4. Thơng điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản trên? Vì sao?

BT 8. Đọc bài thơ sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Năm tháng cứ đầy lên. Tình bạn Cũng đầy lên những kỷ niệm thân yêu Những mẩu thư viết vội cuối chiều Gài lên cửa, đợi người về sẽ đọc

Trong cả những ước mơ ta khơng đơn độc Có bạn thân bên cạnh cùng mơ

Cùng luận bàn về thời cuộc... ngây thơ Cùng tưởng tượng bao điều ngốc nghếch Cùng kể cho nhau câu chuyện khơng đoạn kết Về mối tình chớm nở trong tim

Và một vài lần ta bỗng lặng im Cứ ngồi thế đến khi chiều tắt nắng Bạn thân ơi, dù ở nơi xa vắng Chưa bao giờ tôi thấy bạn rời tôi Khi tôi vui cũng nghe tiếng bạn cười Khi đau đớn, tơi nhìn ra cửa sổ Những tin nhắn bay qua khung cửa Chạm vào tôi âu yếm, vỗ về

Trái tim tôi vui sướng lắng nghe Lời lặng lẽ bạn gửi bằng ý nghĩ

Tình bạn có bền hơn tình u khơng nhỉ? Chẳng đam mê, cuồng dại trong hồn Chẳng nhớ nhung tím thẫm cả hồng hơn Chẳng làm má rực lên màu lửa

Tình bạn là ngơi nhà khơng khóa cửa Ta bước vào nào ngại ngần gì

Nhận ấm êm rồi lại bước chân đi

Đường xa lắc tìm riêng mình hạnh phúc…

(Tình bạn, Thụy Anh, nguồn Thivien.net) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2. Trong đoạn thơ thứ nhất, tác giả đã nhắc tới những kỉ niệm nào về tình bạn? Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ

Tình bạn là ngơi nhà khơng khóa cửa?

Câu 4. Thơng điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị sau khi đọc xong bài thơ trên? Vì sao?

BT 9. Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng. Chợt thấy anh, giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đứng đàng hồng nổ súng tiến cơng Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Khơng một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ: Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

Tên Anh đã thành tên đất nước Ơi anh Giải phóng qn!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.

(Dáng đứng Việt Nam, Lê Anh Xuân, theo Thivien.net) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Anh

vẫn đứng lặng im như bức thành đồng.

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về những câu thơ sau:

Khơng một tấm hình, khơng một dịng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường Chỉ để lại cái dáng-đứng-Việt-Nam tạc vào thế kỷ

Câu 4. Bài thơ đánh thức trong anh/chị những suy nghĩ, tình cảm gì với những người lính anh hùng của quê hương, đất nước? Vì sao?

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w