Đọc hiểu văn bản nghị luận

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 49 - 51)

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1.2.5. Đọc hiểu văn bản nghị luận

BT 19.

Tâm lí sợ phạm sai lầm khiến chúng ta khơng dám hành động, trở nên thụ động và ì ạch. Chỉ cần xây dựng thái độ tích cực hơn với thất bại, coi chúng như những người thầy đáng quý hay những trạm dừng chân cần thiết trên con đường tới thành cơng của mình, chúng ta sẽ có thể nhanh chóng tiếp tục tiến bước đến mục tiêu. Tất cả mọi người trong mọi hồn cảnh đều có thể mắc sai lầm. Trong nhiều trường hợp, nếu các bạn đang gặp khó khăn trong cơng việc, mắc sai lầm, có thể là cơ hội để tìm ra cách giải quyết các nút thắt khó.

Thành công là kết quả của những kinh nghiệm được đúc kết qua một chuỗi những sai lầm trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân. Thất bại là một nhán tố cấu thành quan trọng của tư duy học hỏi và giải quyết vấn đề hiệu quả. Chúng giúp chúng ta tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất – xác định ngun nhân của thất bại; từ đó tăng tính hiệu quả trong tư duy giải quyết vấn đề. Những thất bại có ích là một động lực quan trọng dẫn tới thành công.

Chúng ta cần một tư duy rộng mở để coi sai lầm như một cơ hội học hỏi vô giá. Nếu các bạn nghĩ rằng: “Mình bế tắc rồi, phải từ bỏ thơi. Khơng bao giờ mình có thể làm đúng được” thì các bạn vẫn sẽ tiếp tục mắc sai lầm. Khi đã mắc sai lầm, các bạn hãy tự hỏi mình:“Tại sao mình lại làm sai?”. Và sau đó, các bạn sẽ nhanh chóng lấy lại tinh thần, tiếp tục giải quyết thách thức.

(Trích 5 nhân tố phát triển tư duy hiệu quả, Edward B. Burger, Michael Starbird, NXB Lao động, 2014 tr.70 -71)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, tâm lí sợ sai lầm sẽ dẫn tới hệ quả gì?

Câu 3. Những thất bại có ích là một động lực quan trọng dẫn tới thành cơng. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm trên của tác giả hay không?

Câu 4. Thơng điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

BT 20. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đã đến lúc chúng ta cần tách khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngồi sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và ni dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hùa vào đám đơng. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo... Một mình khơng có nghĩa là phải tách khỏi những người khác một cách vật lí. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập...

(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, theo Tuoitre.vn, 12 – 8 – 2015)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngơn ngữ nào?

Câu 2. Theo tác giả, con người cần đứng riêng một mình để làm gì?

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả sử dụng cụm từ Ma lực của đám đơng để chỉ điều gì? Vì sao?

Câu 4. Bài học trong cuộc sống được rút ra từ đoạn trích?

Nâng cao văn hóa đọc thơng qua hoạt động tơn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là cơng việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần khích lệ người đọc tìm ra ý nghĩa của việc đọc sách, tìm ra tác dụng của sách đối với cuộc sống của mỗi người. Đó khơng phải là nhận xét đại khái chung chung như đọc sách giúp chúng ta sống tốt hơn, suy nghĩ đẹp hơn, tăng sự hiểu biết, vốn sống, vì đó là điều mà nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng giúp làm được. Cũng không phải ai đọc nhiều, đọc rộng sẽ là người hiểu biết, suy nghĩ chín chắn. Đọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều.Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc, là phản ứng đối với các cuốn sách có sai sót nội dung hay phản cảm, có thể tác động tới nhận thức chung, làm tha hóa con người. Bởi vậy, điều quan trọng là cần tìm thấy lợi ích thật sự của mỗi cuốn sách, từ đó sẽ có văn hóa đọc; và văn hóa đọc chỉ thật sự phát triển khi người đọc tìm thấy lợi ích của sách vở cho đời sống của họ nói riêng, cho xã hội nói chung.

(Trích Luận bàn về văn hóa đọc, www.nhandan.com.vn, ngày 11-12- 2014)

Câu 1. Tìm câu chủ đề của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, văn hóa đọc chỉ thực sự phát triển khi nào?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao việc Đọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ

mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều?

Câu 4. Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết

là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc...

Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trên hay khơng? Vì sao?

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w