Đọc hiểu văn bản kí

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 47 - 49)

C. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1.2.4. Đọc hiểu văn bản kí

BT 16. Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Gần 30 năm xa quê, tôi vẫn nhớ… Tôi nhớ màu xanh quê tôi, nhớ những triền cỏ xanh non ngai ngái sau cơn mưa rào, nhớ những bè rau muống xanh ngắt điểm những hoa tim tím, nhớ người bạn gầy gị, xanh xao, hàng ngày hết vớt bèo nấu cám lại cắt cỏ nuôi trâu, nhớ những đùm cơm lá chuối xanh mướt mà bạn thường hay dấu cho tôi. Tranh thủ những lúc rỗi rãi, chúng tơi rủ nhau ngồi dưới bóng tre vừa ơn bài vừa nhón một miếng cơm, thỉnh thoảng thì kể một vài câu chuyện cổ tích hoặc cùng lặng lẽ ngắm những cánh diều vút bay trên nền trời xanh thẳm.

Tôi nhớ màu đỏ quê hương như nhớ tuổi thơ vui vẻ, ồn ào và ngốc dại của mình. Người hàng xóm sát vách nhà tơi có một đứa con tật nguyền. Nó thường mặc cái áo bơng chần đỏ chót, lầm lì bên bờ sơng gom lá và củi khô về cho mẹ đun nấu, mặc kệ sự trêu chọc của chúng tôi. Chúng tơi bắt chước dáng đi khập khiễng của nó, chúng tơi kéo cái áo màu đỏ của nó, chúng tơi buộc bao lá khơ của nó lên cây cao, reo hị ầm ĩ khi thấy nó nhấc từng bước chân khó nhọc leo lên...

Tơi nhớ màu vàng quê tôi, nhớ sắc vàng ruộm của những cánh đồng lúa chín, màu vàng ươm của những trái chuối thơm ngọt trong vườn. Tôi nhớ sắc da tai tái của người thầy giáo vỡ lòng – màu da đặc trưng của những cơn sốt rét rừng, màu của chất độc màu da cam. Thầy sống một mình trong căn nhà mái tranh lúc nào cũng lấp lánh ánh đèn dầu vàng ấm ấp. Thầy làm thơ rất hay, nghiêm khắc những cũng rất dịu dàng. Tôi thường tới nhà thầy chơi, nghe tiếng ngâm thơ tha thiết, nghe thầy kể chuyện những năm tháng chiến đấu ác liệt nhưng oai hùng… Mỗi khi nghĩ về cha, tôi thường nghĩ ngay đến màu nâu đất. Cha tơi là một người nơng dân quanh năm gắn bó với đất đai, cấy cày. Tôi nhớ bàn tay, bàn chân cha chai sần như đồng ruộng tháng mười khô nứt nẻ.

Tôi cũng nhớ màu nâu đỏ của những miếng đường hiếm hoi, bé xíu mà cha để dành gói bánh trưng ngày tết. Cha tôi lặng lẽ, trầm tĩnh, mộc mạc như đất đai quê tôi. Mẹ tôi mất sớm, ông cứ ở vậy gà trống ni 7 đứa con lít nhít. Chúng tơi bữa đói, bữa no. Hàng xóm thường thương tình cho cái nọ cái kia nhưng cha khơng bao giờ nhận... Tơi nhớ màu tím của quả mùng tơi lem nhem đầy tay khi chúng tôi dùng thay mực viết, nhớ màu xám của nền trời trong những năm mùa đơng đói quay đói quắt, nhớ màu hồng của bó hoa dại lần đầu tặng cơ giáo… Và còn nhiều những sắc màu quê hương mà tôi nhớ đến da diết - những sắc màu đã bên tơi lớn khơn...

(Trích Những sắc màu q hương, Nguyên Minh, Gocnhosantruong.com) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Các đoạn văn trong đoạn trích trên được liên kết với nhau nhờ phép liên kết nào?

Câu 3. Gần 30 năm xa quê, tác giả vẫn nhớ về những màu sắc nào của quê hương? Vì sao?

Câu 4. Đoạn trích đem đến cho anh/chị những xúc cảm gì về sắc màu quê hương?

BT 17. Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Phía đơng nam thành phố, bên kia nhánh sơng cùng Vân Dương, là một vùng đất bằng trầm mình trong những khu vườn tre trúc xanh biếc, tên là Vĩ Dạ. Vĩ Dạ là một khu ngoại ô của những vị hưu quan, những người làm vườn và những văn nghệ sĩ, được xem như cái nôi của tư tưởng Lão - Trang phóng dật của thành phố Huế.

Tuy gọi là một kinh kì thơ mộng, nhưng trung tâm Huế thực sự là đất của triều đình vua Nguyễn, của những giịng giõi danh gia thế phiệt nối đời làm quan, tư tưởng chính thống của Huế là tư tưởng Nho giáo. Phía tây nam Huế là tư tưởng Thiền với những ngôi chùa cổ chiếm lĩnh những đỉnh núi cao. Bốn vùng ngoại ô Huế bao gồm vùng Gia Hội, dành cho thương nhân; khu Kim Long có các phủ đệ của những vị ngoại thích; khu Nguyệt Biều dành cho vườn nhà của những vị đường quan. Vậy chỉ còn Vĩ Dạ là nơi các văn nhân của mọi thời, những người theo tư tưởng tự do thích ở. Vĩ Dạ là vùng đất bên bờ phía đơng sơng Hương, là nơi người ta lập vườn theo phong cách dân dã trồng hoa cúc, thường mang lên trung tâm Huế bán để ướp trà, để chơi Tết. Nói tóm lại đó là lồi hoa có dính líu ít nhiều đến lối sống Lão Trang. Dọc bờ sông, lau lách mọc um tùm, thấp thoáng những mái lầu nhỏ người ta dùng để ngồi uống rượu và xướng họa thơ văn, với những dòng chữ ngòng ngoèo trên vách kiểu chữ Phạn, do lồi ốc khi bị để lại sau mỗi cơn lụt, như trong thơ của Tuy Lý Vương đã từng nói về vùng đất ở của mình. Vĩ Dạ phát xuất từ chữ "Vi Dã", mà Ưng Bình Thúc Giạ quen gọi là Nội Lách. Người bình dân lập vườn theo phong cách dân gian, những hưu quan chán cảnh cân đai, những nghệ sỹ thích đời sống phóng khống đều tìm về Vĩ Dạ tụ tập thành một khối cư dân thích tự do mang màu sắc cá nhân. Khơng nghi ngờ gì nữa chính nơi đây mà người ta có thể tìm thấy chút hương vị tiêu dao của kinh thành Huế từ gốc cỏ bay lên, trong những khu vườn xanh biếc. Vĩ Dạ tồn tại ngàn năm như một nhà ẩn dật giữa chốn kinh kỳ thời nào cũng đầy những phường danh lợi. Và như một buồng phổi hít thở đầy khơng khí tự do của một cơ thể có phần ưa những cách sống thảnh thơi, thú nhàn du trồng hoa câu cá...

(Trích Miền cỏ thơm, Hồng Phủ Ngọc Tường, Tapchisonghuong.com.vn, ngày 07/7/2009)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngơn ngữ nào? Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: Vĩ Dạ tồn tại ngàn năm như một nhà ẩn dật giữa chốn

Câu 4. Theo anh/chị, trong thời đại hiện nay, có nên bảo tồn một Vĩ Dạ ưa những

cách sống thảnh thơi, thú nhàn du trồng hoa câu cá...?

BT 18. Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới:

Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tơi nhìn Sơng Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu, thấy đã thèm chỗ thống. Mải bám gót anh liên lạc, qn mất là mình sắp đổ ra Sơng Đà. Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang lống như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy. Tơi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy cái nắng giịn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sơng Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng, chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng ngay đấy.

(Trích Người lái đị Sơng Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, năm 2011, tr.191)

Câu 1. Những phương thức biểu đạt được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Ghi lại câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy cái nắng giịn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

Câu 4. Vẻ gợi cảm của con sơng Đà trong đoạn trích gợi cho anh/chị những suy nghĩ, cảm xúc gì về thiên nhiên của đất nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRONG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w