- Thỏa mãn về ước mơ:
Nội dung văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật
- Nếu nhà văn khơng xây dựng được hình tượng thì tác phẩm của anh ta sẽ rơi vào lý thuyết khơ khan, trừu tượng, Trường Chinh đã có một sự so sánh thú vị:
“ Không long lanh hình tượng/Chắp cánh ước mơ/Thì thơ đó chỉ thua vè một chút.”
- Văn học nhận thức và phản ánh đời sống, thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng văn học là cách xây dựng thế giới đời sống bằng ngôn ngữ của
chính bản thân người viết.
-Hình tượng nghệ thuật sẽ khiến cho con người, cảnh vật trong văn học trở nên sinh động, cụ thể, nhằm thúc đẩy bạn đọc đi sâu hơn, cảm nhận nhiều hơn, trên cả là sống cùng nhân vật, sống cùng những mạch cảm xúc của trang viết.
- Những trang văn sẽ mở ra những cuộc đời để bạn đọc có thể hóa thân thành mn vạn kiếp người, thấu hiểu được nhân tình thế thái trong lăng kính vạn hoa của nhà văn.
58
+ tựa như khi đọc Cửu Trùng Đài, bạn đọc sẽ quay về những năm tháng phong kiến, nhìn thấy cái cơ cực của đời sống người dân lao động, qua cái nhìn của Vũ Như Tơ, bạn đọc lại càng nhận thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Dù chưa một lần chạm tay đến thời đại ấy, nhưng qua những dòng cảm xúc của người viết, bạn đọc hồn tồn có thể thực hiện một cuộc viễn du trong tâm tưởng, du ký về những miền đất miên viễn xa xăm.
- Có một khái niệm nữa, đó là “hình tượng điển hình” – đây là những hình tượng sinh động cụ thể nhưng đồng thời cũng khái quát được những nét cơ bản của con người, tầng lớp người trong cuộc sống.
+ Đây phải là những nhân vật có tiếng tăm trong làng văn Việt Nam, đơn cử là Chí Phèo, là Thị Nợ. Bởi 2 nhân vật này đều không chỉ đi vào đời sống văn chương mà còn cấy mầm vào đời sống hiện thực của con người, mọi người có thể dùng hai cái tên này để nhằm chỉ những người hay chửi bới, hay ăn vạ hay xấu xí, ngốc
nghếch.
+ Cho nên có thể hiểu rằng, khi đề cập tới khái niệm hình tượng nghệ thuật điển
hình, nghĩa là hình tượng đó phải phổ biến và có tính lan rộng, thậm chí có thể đi
vào lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người.
- Hình tượng là những bức vẽ về cuộc đời và con người cụ thể được nhà văn sáng tạo bằng ngôn từ thông qua liên tưởng, tưởng tượng (sự hư cấu) để thực hiện tư tưởng, tình cảm và khái quát hiện thực.
- Trong văn chương, người nghệ sĩ không chỉ phản ánh, tái hiện cuộc sống mà còn bày tỏ quan điểm, thái độ của mình về cuộc sống. Qua hình tượng được xây dựng, nhà văn bày tỏ thái độ phẫn nộ, căm thù trước biểu hiện xấu xa vô nhân đạo Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, ca ngợi tình thương, lịng nhân đạo, …
Người nghệ sĩ chân chính ln hướng đến cái chân- thiện- mĩ trong cuộc sống Trong “Truyện Kiều”, chúng ta không chỉ cảm nhận được số phận bất hạnh,
kiếp bạc mệnh của người con gái tài hoa là Thúy Kiều trong xã hội phong kiến xưa, mà thấy cả sự đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du trước số phận của họ.
59
Độc giả cũng cảm nhận được thái độ đả kích, phê phán mạnh mẽ của nhà thơ trước những thế lực xấu xa chà đạp con người: thế lực đồng tiền, thế lực nhà chứa, giai cấp quan lại, ….
Cịn trong “Tắt đèn” (Ngơ Tất Tố), “Lão Hạc”, “Chí Phèo” (Nam Cao) đã phản ánh được hiện thực thối nát của xã hội phong kiến Việt Nam những năm đầu của thế kỉ 20
Độc giả cảm nhận được thái độ châm biếm trước Cách mạng tháng 8 đã chà đạp, vùi dập nhân phẩm con người, tước đoạt cả nhân tình, nhân tính, biến con người trở thành con quỷ dữ, thậm chí tước đoạt cả quyền được sống của họ.
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không cần diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, cơng thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại bằng một cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể.
+ Đọc “Tắt đèn” (Ngơ Tất Tố), trong đầu óc độc giả hiện lên cảnh Đông Xá của Chị Dậu thúc thuế, anh Dậu bị trói, Chị Dậu lại đánh lại tên cai lệ, cái Tí ở đợ cho nhà Nghị Quế,…
+ Đọc “Rừng xà nu”( Nguyễn Trung Thành), người đọc liên tưởng đến khung cảnh dân làng Xô-man quây quần bên bếp lửa trong nhà rông để nghe “Cụ Mết” kể chuyện Tnú và hình ảnh mười ngón tay của Tnú bị đốt cháy bừng bừng bằng nhựa xà nu nhưng vẫn không kêu than.