Tính chất phi vật thể của hình tượng văn học

Một phần của tài liệu Lí luận văn học: Đặc trưng văn học (Trang 60 - 65)

- Thỏa mãn về ước mơ:

Tính chất phi vật thể của hình tượng văn học

Nếu đứng trước một phịng tranh, nhìn từng bức tranh, mắt ta thấy mỗi bức tranh ấy vẽ cảnh gì, vẽ ai với những đường nét, màu sắc sinh động.

Nếu đứng trước một tượng đài, ta nhìn thấy tượng đài thể hiện vị anh hùng nào, nhân vật lịch sử ở thời đại nào. Những điều ấy tác động trực tiếp và gây ấn tượng xác thực mạnh mẽ với người xem.

 Được xây dựng bằng chất liệu ngơn từ, hình tượng văn học là một loại hình

tượng gián tiếp chỉ có thể hiện lên qua sự hình dung, tái tạo, qua trí tưởng

tượng của người đọc.

 Hình tượng văn học tác động vào trí tuệ và sự liên tưởng của người đọc. Khơng ai nhìn thấy hình tượng văn học bằng mắt thường. Nó chỉ bộc lộ qua cái “nhìn” bên trong thầm kín.

 Đó là tính chất tinh thần hay tính phi vật thể của hình tượng văn học.

Tuy nhiên khơng nên nghĩ rằng hình tượng văn học thiếu khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ. Chính vì mang tính gián tiếp như vậy nên hình tượng văn học lại mở ra những khả năng mà các loại hình nghệ thuật khác khó diễn tả được.

 Vì chất liệu ngơn từ là “kho vơ tận về âm thanh, bức tranh, khái niệm”

(Biêlinxki), cho nên văn học có khả năng hình dung bất cứ sự vật nào trong thế giới vơ hình và hữu hình, trừu tượng và cụ thể.

 Hình tượng văn học chẳng những có thể tái hiện những điều mắt thấy và nhận biết bằng cái nhìn thị giác như hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh... mà còn tái hiện cả những điều cảm thấy bằng khứu giác, thính giác, xúc giác.

- Nếu các nghệ thuật tạo hình khác chỉ biểu hiện những hiện tượng đó một cách gián tiếp, thì văn học lại có thể diễn tả rất cụ thể:

+ Nắng thơm rơm mới đường quê gặt mùa (Tố Hữu), + Đã nghe rét mướt luồn trong gió (Xuân Diệu).

61

 Với chất liệu là ngơn từ, hình tượng văn học có thể diễn tả được mọi sắc thái tình cảm vốn trừu tượng, mơ hồ của con người.

+ Chẳng hạn như những câu thơ của Xuân Diệu nói về niềm khát khao giao cảm với đời - một khát khao vô hình nhưng qua lời thơ người đọc tưởng như nhìn thấy tình cảm ấy một cách cụ thể: Khơng gian như có dây tơ, Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu hoặc là Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu, Lả lả cành hoang nắng trở chiều...

+ Một nỗi nhớ vơ hình được hiện hình rõ nét: Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường (Nguyễn Du).

 Ngơn từ có thể đưa con người thâm nhập vào bề sâu của thế giới bằng cách sử dụng những chuyển đổi, tương thơng cảm giác.

+ Lí Thương Ẩn viết Tiếng hát như châu ngọc, ý nói âm thanh đẹp đẽ, trong vắt, tròn trịa, sáng láng tạo thành những ấn tượng thính giác kèm thị giác.

+ Thanh Thảo, trong trường ca Những người đi tới biển, đã sử dụng ngôn từ chuyển đổi cảm giác rất nhiều như để diễn tả trạng thái choáng ngợp về những vẻ đẹp phong phú, tinh vi của cuộc đời: Gió chướng xanh đến nỗi mình ngợp thở; Hoa phượng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa hạ; Một tiếng chim bên đường trong veo giọt nước.

 Bằng ngơn từ, cái hư, cái vơ hình giúp diễn tả cái thật một cách hữu hiệu.  Hình tượng văn học có khi khơng hiện lên một cách trực tiếp mà gián tiếp

thơng qua những liên tưởng, ví von, ẩn dụ, tượng trưng...

- Trong các kết cấu ẩn dụ:

+ Gìn vàng giữ ngọc cho hay, Cho đành lịng kẻ chân mây cuối trời (Nguyễn Du) + Thuyền về có nhớ bến chăng, Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền (ca dao)  ý nghĩa của hình tượng được tạo nên bởi các quan hệ trong các sự vật được

miêu tả. Thậm chí, nhiều khi, chỉ thơng qua miêu tả những tác động gián tiếp, điều cần miêu tả cũng hiện lên rõ rệt.

 Bức chân dung Thúy Kiều, theo nhiều nhận định, đó là một bức chân dung rất đỗi hư ảo, thiếu tính trực tiếp: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém

62

xanh. Các đoạn tả phong cảnh, chân dung, sắc đẹp, tiếng hát, tiếng đàn... trong văn học thường được miêu tả theo kiểu đó.

 Thời gian và khơng gian trong văn học

 Không gian và thời gian là phương thức tồn tại của bản thân hình tượng.  Đặc thù gián tiếp của hình tượng văn học đã đưa đến chỗ mạnh của việc sử

dụng hai phương thức này.

*THỜI GIAN:

 So với các loại hình nghệ thuật khác, văn học thuộc loại hình nghệ thuật thời

gian. Trong tác phẩm văn học, hình tượng cứ hiện dần lên theo thời gian.

+ Việt Bắc, quê hương của cách mạng hiện dần lên qua hình ảnh thiên nhiên bốn mùa, con người miền núi, sinh hoạt chiến khu.

+ Bên cạnh đó, cảm xúc của con nguời sắp xa Việt Bắc cũng trải dài với nhiều cung bậc: bâng khuâng, bồn chồn, nhớ nhung, yêu thương, tự hào, tin tưởng, thề thốt, hẹn hò (Việt Bắc - Tố Hữu).

 Cũng vì thế, văn học có khả năng thể hiện các quá trình đời sống một cách linh hoạt.

 Thời gian trong văn học có những nhịp điệu, sắc độ riêng để phản ánh hiện thực.

 Văn học có thể kéo dài thời gian bằng cách miêu tả rất tỉ mỉ mọi diễn biến tâm trạng, mọi diễn biến hành động của nhân vật của các sự kiện.

 Trong một ngày trên con đường đưa bạn mình về nơi yên nghỉ cuối cùng, nhân vật Eđigây đã nghĩ về cả cuộc đời mình và bạn trong cơn bão táp của lịch sử nước Nga. Cái ngày đó Eđigây cảm thấy dài bằng cả trăm năm (Aimatốp - Và một ngày dài hơn thế kỉ ).

 Ngược lại, nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh đi bằng cách dồn nén làm cho khoảng một thời gian dài chỉ qua một dòng trần thuật ngắn.

+ trong Truyện Kiều khi tả cảnh mùa hạ đã qua, mùa thu đã tới Nguyễn Du chỉ mô tả bằng câu thơ có sáu chữ: Sen tàn, cúc lại nở hoa.

63

+ Trong bài thơ Mẹ Tơm, nhà thơ Tố Hữu thể hiện tâm trạng của mình trước sự thay đổi lớn lao đến ngỡ ngàng sau mười chín năm xa cách quê người mẹ anh hùng bằng những dịng thơ ngắn gọn: Nhà ai ngói mới tường vơi trắng, Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong, Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng, Giếng vườn ai vậy nước khơi trong.

 Thời gian trong văn học có thể trơi nhanh hay chậm, yên ả, đều đều hay thay đổi đột ngột, gấp gáp, đầy biến động, có thể có những liên hệ giữa quá khứ, hiện tại, tương lai.

 Thời gian có thể được trần thuật cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng có thể đi ngược từ hiện tại trở về quá khứ

- như thời gian hồi tưởng trong + Đi tìm thời gian đã mất (M. Proust) + Người tình (M. Duras)

+ Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh).

 Các lớp thời gian có khi đan bện, xoắn xít với nhau.

 Cũng có lúc giữa quá khứ và hiện tại, tương lai có mối liên hệ thời gian, cùng đồng hiện trong một thời điểm.

- Trong đoạn Thúy Kiều trao duyên, giữa thời điểm hiện tại, Thúy Kiều tự nhìn thấy mình trong tương lai, một tương lai khơng cịn là người sống nữa, mà chỉ là hồn ma đang ở chín suối, đang theo gió đi về.

 Đấy là sự đồng hiện thời gian.

 Thời gian vật lí trơi qua tuần tự theo các mùa, thời tiết  Sen tàn cúc lại nở hoa.

 Thời gian tâm lí lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc trạng thái tâm hồn và cuộc sống đặc thù của nhân vật:

 Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dồn lại một ngày dài ghê.

 Điều đó tạo nên sự vận động và tính q trình đa dạng của hình tượng văn học mà các loại hình nghệ thuật khác khó đạt đến được

64

*KHƠNG GIAN:

Khơng gian trong văn học cũng có những nét đặc thù.  Khơng gian chính là mơi trường tồn tại của con người  dịng sơng, cánh đồng, ngọn núi, đèo xa, biển cả...

 Với mỗi không gian tồn tại, con người có một phong thái sống riêng biệt.  Sự đối lập không gian biển cả và con người đã khẳng định nhận khát

vọng chinh phục tự nhiên bền bỉ, mãnh liệt của con người (Ông già và biển cả - Hêmingwê).

 Bên cạnh đó, khơng gian cịn là nơi xác định chiều kích tâm hồn người.

 Với những con người có cuộc sống mịn đi, mục ra, gỉ đi khơng có lối thốt thì khơng gian sống chỉ là những căn nhà khơng có cửa sổ (Sống mịn - Nam Cao). - Cịn đối với con người có một tầm vóc tinh thần lớn lao thì khơng gian diễn đạt thế giới tinh thần cũng phù hợp.

 Khi nhà thơ Tố Hữu so sánh Bác Hồ với một loạt các hình ảnh: đỉnh non cao, dịng sơng chảy nặng phù sa, trời xanh, biển rộng, ruộng đồng nước non, hồn mn trượng..., ta có thể thấy chiều cao, chiều rộng của thế giới tinh thần lãnh tụ.

 Đó chính là những giới hạn khác của không gian, như không gian lịch sử, không gian tâm tưởng, không gian tinh thần...

Trong điêu khắc cũng như hội hoạ, không gian được người nghệ sĩ miêu tả là không gian tĩnh

 Cịn khơng gian trong văn học là một khơng gian có sự vận động, biến đổi. 

 Trong bài thơ Mẹ Tơm của Tố Hữu

+ ta được chứng kiến một không gian sống động: Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa, Một buổi trưa nắng dài bãi cát, Gió lộng xơn xao sóng biển đu đưa, Mát rượi lịng ta ngân nga tiếng hát.

Chính nhờ ngơn từ mà hình tượng văn học có những hình thức thời gian đặc biệt để văn học có thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà hội hoạ và điêu khắc khó bề đạt được.

65

+ Hoặc con mắt của nhà văn có thể dễ dàng đưa người đọc di chuyển từ không gian này sang không gian khác.

 Đọc câu thơ: Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường trong Truyện Kiều - tác giả đã cho ta thấy hai đoạn đời khác biệt dữ dội của Thúy Kiều.

 Trong Dế mèn phiêu lưu kí của Tơ Hồi, khơng gian di chuyển của Dế mèn thật linh hoạt.

 Không gian trong văn học không hề bị một giới hạn nào.

 Trong loại văn học kì ảo, con người có thể đi từ thế giới này sang thế giới khác một cách dễ dàng. Đặc sắc này làm cho văn học phản ánh đời sống trong sự tồn vẹn, đầy đặn của nó.

Một phần của tài liệu Lí luận văn học: Đặc trưng văn học (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)