Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp techno việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 35 - 40)

1.4.1. Tài chính

Cần phải dựa vào hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận để làm cơ sở xác định nên năng lực kinh doanh của doanh

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

nghiệp. Năng lực tài chính với quy mơ, cơ cấu và nguyền vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán,… là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính để có thể đầu tư mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh khi cần thiết. Phát huy hiệu quả hoạt động tài chính cũng chính là doanh nghiệp phát huy được năng lực cạnh tranh bên trong mình. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính cao và biết vận dụng tiềm lực đó thì sẽ thu được lợi nhuận cao đồng thời làm tăng thêm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.4.2. Marketing và tiêu thụ sản phẩm

Marketing có thể được mơ tả như một quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm hay dịch vụ. Việc phân tích hoạt động marketing thường bao gồm các nội dụng: phân tích khách hàng, nghiên cứu thị trường, mua và bán hàng hóa.

Phân tích khách hàng là việc nghiên cứu và đánh giá nhu cầu, mong muốn của người tiêu thụ - liên quan đến hoạt động của công ty. Nghiên cứu thị trường là việc thu thập, ghi chép và phân tích có hệ thống các dữ liệu về các vấn đề có liên quan đến việc bán hàng hóa hay dịch vụ. Thơng qua việc nghiên cứu thị trường cơng ty có thể phát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu then chốt. Các nhà nghiên cứu thị trường thường sử dụng đa dạng các biện pháp kỹ thuật để thu thập thơng tin bởi vì hoạt động nghiên cứu thị trường hỗ trợ cho tất cả các chức năng quan trọng của công ty.

Hoạt động mua hàng nhằm đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ. Hoạt động này bao gồm việc đánh giá các nhà phân phối có khả năng thay thế để lựa chọn nhà phân phối tốt nhất thỏa mãn các điều kiện cũng như phương thức phân phối có thể chấp nhận được. Bán

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

hàng lại bao gồm nhiều hoạt động marketing khác như quảng cáo, yểm trợ bán hàng, kênh phân phối hàng, quản lý lượng bán hàng,…

1.4.3. Chính sách giá

Một trong những nhân tố quan trọng nhất của việc định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là giá cả của sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng thường có xu hướng dễ dàng chấp nhận những sản phẩm dịch vụ có chất lượng phù hợp đi kèm với giá cả phải chăng.

Doanh nghiệp luôn phải xây dựng biện pháp kinh doanh đi kèm với chính sách giá phù hợp để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường. Khi doanh nghiệp hạ giá thấp thì doanh nghiệp vừa có thể thu hút khách vì giá rẻ nhưng đồng thời có thể đẩy một bộ phận khách hàng khác đi vì chất lượng dịch vụ phải giảm tương ứng với giá. Một khi các doanh nghiệp cạnh tranh cùng giảm giá thì lợi nhuận của họ đều giảm đi rất nhiều và doanh nghiệp có thể đối mặt với nguy cơ phá sản nếu khơng có những chính sách kinh doanh điều chỉnh giá phù hợp. Vì vậy, cạnh tranh về giá cũng đồng nghĩa với cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ. Chính sách giá và giá cả sản phẩm dịch vụ theo đó cũng là một yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.4.4. Nghiên cứu và phát triển

Trong các hoạt động đầu tư, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển thường đưa lại kết quả rất lớn. Hoạt động nghiên cứu và phát triển có thể chia ra làm nhiều loại: nghiên cứu đổi mới sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới trước các đổi thủ cạnh tranh, nghiên cứu cải tiến sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng hay hồn thiện các đặc tính của sản phẩm hiện có, nghiên cứu đổi mới công nghệ nhằm cải tiến quá trình hoạt động kinh doanh để giảm chi phí hoặc nâng cao chất lượng.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Hoạt động nghiên cứu và phát triển thường tạo ra cho doanh nghiệp những bước đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời tạo cho doanh nghiệp những lợi thế trong một khoảng thời gian nhất định. Khoa học cơng nghệ ln ln đổi mới, do đó nếu doanh nghiệp muốn tạo được lợi thế kinh doanh thì phải đầu tư vào nghiên cứu và triển khai một cách hợp lý.

1.4.5. Nguồn nhân lực và quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực hay còn gọi là quản trị nhân sự đóng vai trị quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược. Mục tiêu của quản trị nhân sự là phát triển một kế hoạch nhân lực bao gồm:

- Dự đốn về nguồn nhân lực mà cơng ty có nhu cầu trong tương lai. - Sắp xếp hợp lý nguồn nhân lực trong công ty.

- Đảm bảo cung – cầu về nguồn nhân lực cho các mặt hoạt động.

- Xác định các biện pháp cụ thể để quản lý nguồn nhân lực: tuyển chọn, phỏng vấn, kiểm tra, định hướng đào tạo, đánh giá, thưởng phạt, thăng cấp, kỷ luật, sa thải…

Yêu cầu của quản trị nhân lực là xây dựng được một đội ngũ lao động tích cực, có kỹ năng phù hợp, ngày càng tích lũy được kinh nghiệm và nâng cao tay nghề trong sản xuất.

Nguồn nhân lực là yếu tố có liên quan đến tồn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gồm hai mặt:

+ Chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân sự: điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Ý thức của đội ngũ lao động, lòng trung thành và sự nhiệt huyết đối với doanh nghiệp: điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán ra và thời lượng hồn thành cơng việc.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

Thơng tin liên kết tất cả các chức năng trong kinh doanh với nhau và cung cấp cơ sở cho tất cả các quyết định quản trị, vì thế nó có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh chủ yếu. Có nhiều kênh truyền thông tin: điện thoại, đài, báo, ti vi, Internet,… Tuy nhiên, ngày nay do sự giảm mạnh trong chi phí của cơng nghệ tin học, thông tin liên lạc cho phép sử dụng hệ thống máy tính vốn chỉ sử dụng trong văn phịng nay được dùng trong mọi hoạt động. Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hữu hiệu cũng giống như một thư viện thu thập, phân loại và lưu trữ dữ liệu thông tin. Đây là nguồn chiến lược quan trọng, theo dõi các thay đổi của thị trường, nhận ra các mối đe dọa trong cạnh tranh và hỗ trợ cho việc thực hiện đánh giá, kiểm soát chiến lược.

Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP TECHNO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp techno việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 35 - 40)