Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM

2.2 Các quy định liên quan đến kế toán và kiểm toán các khoản ước tính kế toán

2.2.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam

Chuẩn mực kiểm toán số 540 (VSA 540) – “Kiểm toán các ước tính kế tốn” quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản đối với kiểm tốn các ước tính kế tốn. Qua chuẩn mực này người đọc hiểu rõ thêm về khái niệm, bản chất của ước tính kế tốn trên BCTC và nội dung chính là cách thức và phương pháp kiểm tốn các khoản ước tính kế tốn tại một doanh nghiệp.

Theo VSA 540:

- Để giảm thiểu mức độ rủi ro, sai sót khơng đáng có thì KTV và cơng ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm tốn thích hợp trong từng trường hợp cụ thể. Các thông tin cần thiết đủ sức thuyết phục về tính hợp lý của các ước tính kế tốn phải được trình bày trong bản thuyết minh BCTC. Các bằng chứng chứng minh cho các ước tính kế tốn thường khó thu thập hơn và có tính thuyết phục thấp hơn các bằng chứng chứng minh cho các chỉ tiêu khác. Kiểm toán viên phải nắm được các thủ tục, phương pháp mà doanh nghiệp đã sử dụng khi lập các ước tính kế tốn để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi thủ tục kiểm tốn cần thiết. Có thể nói đây cũng là cách KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp được kiểm toán. Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá cao thì mức độ rủi ro kiểm tốn giảm và ngược lại.

- Kiểm toán viên nên áp dụng các phương pháp sau trong quá trình kiểm tốn các khoản ước tính kế tốn:

• Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế tốn của doanh nghiệp;

• KTV lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của doanh nghiệp;

• Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập báo cáo kiểm tốn để xác nhận các ước tính kế tốn đã lập.

(Đoạn 11 VSA 540)

- Tùy vào mức độ đánh giá rủi ro của công ty kiểm tốn, KTV có thể chỉ chọn một trong ba cách trên hoặc áp dụng cả ba phương pháp để áp dụng.

- Đối với việc “Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế tốn của doanh nghiệp”, KTV cần phải tiến hành các công việc sau:

• Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm cơ sở lập ước tính kế tốn. Đối chiếu các số liệu và các giả định với các quy định có liên quan hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa phương. Các dữ liệu dùng làm cơ sở để lập ước tính kế tốn cần phải được kiểm tra về sự chính xác, đầy đủ và thích hợp.

Các số liệu và giả định là căn cứ để lập nên các ước tính kế tốn, nếu số liệu sai hoặc giả định khơng phù hợp thì các ước tính kế tốn hồn tồn khơng đúng. Đây là bước đầu tiên khi kiểm toán các khoản ước tính kế tốn cũng là bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến q trình kiểm tốn và ra Báo cáo kiểm toán sau này.

Khi đánh giá dữ liệu, KTV phải xem xét các vấn đề sau:

- Dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ước tính kế tốn có chính xác, đầy đủ và thích hợp hay khơng;

- Số liệu có nhất quán với số liệu đã được phản ảnh trong sổ kế toán hay không.

Khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập ước tính kế tốn, KTV phải xem xét các giả định này:

- Có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay khơng;

- Có nhất qn với các giả định đã được sử dụng để lập các ước tính kế tốn khác hay khơng;

- Có nhất quán với kế hoạch đã được đơn vị vạch ra hay khơng;

- Các giả định này có cịn thích hợp với tình hình kinh doanh hiện tại của đơn vị hay không. (VSA 540)

Trong trường hợp đơn vị được kiểm toán áp dụng các giả định được Bộ tài chính quy định, KTV phải xem xét các giả định đó áp dụng có đúng hay khơng, có cần điều chỉnh gì để phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay khơng. Ví dụ giả định để lập dự phịng nợ phải thu khó địi, hay dự phịng giảm giá hàng tồn kho được quy định trong thông tư số 228/2009/TT-BTC.

Khi xem xét các dữ liệu và giả định dùng để lập các ước tính kế tốn, đối với một số ước tính kế tốn đơn giản như trích khấu hao, hay phân bổ chi phí trả trước thì KTV có thể dựa vào xét đốn nghề nghiệp và kinh nghiệm của mình để đánh giá tính phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, với các ước tính kế tốn phức tạp như các ước tính liên quan đến các vụ kiện tụng của DN, hay hàm lượng khống sản trong quặng, các ước tính này phải tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan.

• Kiểm tra các tính tốn liên quan đến các ước tính kế tốn.

Khi kiểm tra phương pháp tính tốn để lập các ước tính kế tốn, KTV phải xem xét phương pháp tính tốn có phù hợp với tính ước tính hay khơng. Bên cạnh đó, cần so sánh giữa phương pháp tính tốn thực tế và các phương pháp tính tốn được đơn vị đề ra có nhất qn hay khơng .

• So sánh ước tính kế tốn đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của các kỳ đó.

KTV phải đảm bảo rằng các khoản mục này có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau (tính nhất quán trong kế tốn) để từ đó rút ra nhận xét về phương pháp ước tính mà doanh nghiệp đang sử dụng có cần điều chỉnh hay khơng.

• Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế tốn của Giám đốc để xác nhận tính hợp lý và có được thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho việc ước tính hay chưa. Ví dụ, theo thông tư số 228/2009/TT-BTC, khi trích lập các khoản dự phòng, đơn vị phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi. Trong đó, thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế tốn trưởng, các trưởng phịng, ban có liên quan và một số chuyên gia.

Sau khi xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính của đơn vị, KTV có thể tiến hành lập hoặc thu thập một ước tính độc lập. Ví dụ: KTV có thể dựa vào những dữ liệu mà doanh nghiệp cung cấp về nguyên giá, giá trị thanh lý ước tính, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao của tài sản cố định để ước tính chi phí khấu hao của tài sản đó trong năm tài chính. Khi lập ước tính độc lập, KTV phải đánh giá, xem xét các dữ liệu cũng như giả định dùng làm cơ sở lập các ước tính xem có chính xác và phù hợp hay khơng. Từ đó, so sánh ước tính độc lập với ước tính đơn vị tính tốn trong kỳ. Nếu chênh lệch KTV phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và thuyết minh giải trình cụ thể trong Báo cáo kiểm tốn.

Đối với việc “Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính” thì KTV phải xem xét ảnh hưởng của những sự kiện này để xác định các ước tính kế tốn đã được trình bày hợp lý hay không. Các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày lập Báo cáo kiểm tốn có thể cung cấp các bằng chứng kiểm tốn có liên quan đến việc lập các ước tính kế tốn của đơn vị được kiểm toán. Việc KTV soát xét các sự kiện này có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí

khơng phải thực hiện việc sốt xét và kiểm tra q trình lập ước tính kế tốn của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế tốn. Ví dụ, những thơng tin chứng minh tình trạng tài chính của một khách hàng lớn đang gặp khủng hoảng, chuẩn bị phá sản. Nếu trong năm, đơn vị chưa lập dự phòng cho khoản nợ phải thu này thì KTV hồn tồn có thể đánh giá khoản dự phịng nợ phải thu khó địi vào thời điểm cuối năm khơng cịn hợp lý.

Sau khi áp dụng các phương pháp trên để tiến hành kiểm soát, dựa vào những hiểu biết của mình và tính nhất quán của các ước tính kế toán với các bằng chứng kiểm toán thu thập được, KTV cần phải đánh giá lại lần cuối cùng tính hợp lý của các ước tính kế tốn đó. Xem xét để kiến nghị doanh nghiệp điều chỉnh lại hay trình bày trong thuyết minh BCTC.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Kiểm toán các khoản ước tính kế toán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)