CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.3 Các khảo sát thực tế kiểm toán ước tính kế toán tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
2.3.1.3 Quy trình kiểm toán các ước tính kế toán tại Deloitte Việt Nam
Người viết tìm hiểu và hệ thống hóa quy trình kiểm toán của Deloitte Việt Nam đối với các khoản mục ước tính kế tốn đang nghiên cứu.
a) Dự phịng phải thu khó địi Chuẩn bị kiểm toán:
Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu như: - Sổ cái và sổ chi tiết theo dõi dự phịng nợ phải thu khó địi - Bảng tính và trích lập dự phịng
- Các văn bản hướng dẫn phương pháp trích lập dự phịng của khách hàng - Bảng tập hợp chi tiết nợ khó địi và bảng phân tích tuổi nợ.
Tiến hành kiểm toán:
Đầu tiên KTV sẽ thu thập, tổng hợp số liệu và đối chiếu với sổ cái. Sau đó KTV sẽ đánh giá tính hợp lý của các giả định và chính sách mà nhà quản lý sử dụng để lập dự phịng nợ khó địi. Khi đánh giá, KTV cần xem xét đến tính chính xác của bảng phân tích tuổi nợ, xu hướng của số ngày thu hồi nợ, lịch sử thanh toán của khách hàng với những nghiệp vụ ghi nhận bất thường, sự đầy đủ của các khoản dự phòng năm trước so với việc giảm giá trị của các khoản phải thu năm nay.
Nếu giả định và chính sách của nhà quản lý là hợp lý, KTV sẽ kiểm tra số liệu làm cơ sở lập dự phòng nợ phải thu khó địi, sau đó sử dụng báo cáo chi tiết số dư khoản phải thu, tuổi nợ từng khách hàng và quy định về xác lập dự phịng nợ phải thu khó địi tại
doanh nghiệp để kiểm tra tính hợp lý của số trích lập dự phịng cho năm nay. Sau đó, KTV tiến hành so sánh với số dự phòng mà doanh nghiệp trích lập
Tùy theo khách hàng và theo kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản là thủ tục phân tích hay thử nghiệm chi tiết hay thực hiện cả hai thủ tục cùng một lúc. Nếu thực hiện thủ tục phân tích, KTV sẽ tính lại dự phịng nợ phải thu khó địi theo một phương pháp ước tính độc lập rồi so sánh kết quả với số liệu của khách hàng. KTV sẽ thảo luận với khách hàng nếu xảy ra chênh lệch bất thường.
Khi thực hiện thử nghiệm cơ bản, KTV sẽ chú trọng đến việc kiểm tra những khoản phải thu được xóa sổ qua những chứng từ được chứng minh khoản nợ đó khơng thể thu hồi được và việc xóa sổ khoản phải thu đó có được thơng qua bởi người có thẩm quyền hay khơng.
Hồn thành kiểm tốn:
- Sốt xét lại lần cuối xem khoản dự phịng nợ phải thu khó địi có phù hợp với hiểu biết của KTV và bằng chứng kiểm toán thu thập được hay khơng.
- Đề nghị bút tốn điều chỉnh và thảo luận với khách hàng (nếu có). - Lưu hồ sơ.
b) Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Chuẩn bị kiểm toán:
Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu như:
- Sổ cái và sổ chi tiết theo dõi hàng tồn kho, bảng phân tích hàng tồn kho và trích lập dự phịng, bảng theo dõi ngày lưu kho của các nguyên vật liệu chậm luân chuyển.
- Các văn bản hướng dẫn phương pháp trích lập dự phịng của khách hàng
- Thông tin về giá bán của thành phẩm trong những giao dịch gần thời điểm kết thúc niên độ và sau niên độ, thông tin về giá thị trường của hàng hóa vào thời điểm trước và sau niên độ.
Tiến hành kiểm toán:
- Thu thập, tổng hợp số liệu và đối chiếu với sổ cái.
- Thu thập bảng phân tích hàng tồn kho bao gồm số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và số lập dự phòng rồi tiến hành kiểm tra về mặt số học.
- Đánh giá sự thích hợp của số dự phịng bằng cách xem xét kỹ chính sách kế tốn của khách hàng (đã được tìm hiểu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán) và một số vấn đề
như giá thị trường của một số mặt hàng lỗi thời, bị lỗi hoặc những mặt hàng bị khách hàng nắm giữ với số lượng lớn vượt quá mức yêu cầu của thị trường.
- Đối với các loại hàng chậm luân chuyển, từ bảng theo dõi ngày lưu kho được doanh nghiệp cung cấp, KTV sẽ xác định được bản chất của chúng và cơ sở để lập dự phịng giảm giá.
- Tìm hiểu ngun nhân của việc bán hàng thấp hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Lưu ý là giá hàng bán cần có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc đã tuân thủ theo quy định của công ty mẹ.
- Tính chênh lệch giá vốn hàng bán với giá bán và chi phí bán hàng rồi đối chiếu với khoản lập dự phịng dự tính của DN.
- Nếu doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở ước tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho riêng mình thì KTV cần lưu ý xem xét đến tính hợp lý của cơ sở này.
- Nếu có sự thay đổi trong phương pháp, giả định dùng làm cơ sở lập dự phịng thì KTV sẽ tìm hiểu nguyên nhân, xem xét liệu các thay đổi này đã có sự phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền chưa và kiểm tra tính hợp lý của sự thay đổi này. Sự thay đổi gây ra các khoản biến động lớn giữa hai thời kỳ sẽ được công bố trên thuyết minh BCTC.
Hồn thành kiểm tốn:
- Sốt xét lại lần cuối xem khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho có phù hợp với hiểu biết của KTV và bằng chứng kiểm toán thu thập được hay khơng.
- Đề nghị bút tốn điều chỉnh và thảo luận với khách hàng (nếu có). - Lưu hồ sơ.
c) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại Chuẩn bị kiểm toán:
Kiểm toán viên yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu như: - Sổ cái và các sổ kế tốn chi tiết
- Bảng tính tài sản thuế thu nhập hoãn lại
- Kế hoạch đăng ký chuyển lỗ của những khoản lỗ phát sinh trong các năm trước và năm nay
- Kế hoạch kinh doanh trong các năm sắp tới
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước và năm hiện tại - Các Biên bản thanh tra thuế (nếu có)
Tiến hành kiểm tốn:
Xem xét xem chính sách kế toán áp dụng liên quan đến tài sản thuế thu nhập hỗn lại có tn thủ theo VAS 17, các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực của Bộ Tài chính và chế độ kế tốn khơng
Kiểm tốn viên thu thập tính tài sản thuế thu nhập hỗn lại của đơn vị, thực hiện:
• Kiểm tra việc tính tốn trong Bảng này
• Đối chiếu với KTV thực hiện kiểm toán các khoản mục tương ứng về giá trị của các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ
• Đối chiếu với Biên bản kiểm tra quyết toán thuế, Biên bản thanh tra thuế, Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp các năm trước của đơn vị để đảm bảo lỗ tính thuế chưa sử dụng là hợp lý
• Xem xét kế hoạch chuyển lỗ của đơn vị và điều tra xem đơn vị có chắc chắn đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế từ các năm trước khơng.
• Xem xét xem thuế suất áp dụng trong tính tốn tài sản thuế thu nhập hỗn lại có hợp lý khơng (chú ý thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời gian hưởng thuế suất ưu đãi).
Kiểm toán viên thực hiện các kiểm tra sau để đảm bảo việc xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại là đầy đủ:
• Xem xét xem có sự khác biệt về thời gian khấu hao giữa kế toán và thuế khơng
• Đối chiếu chênh lệch tạm thời được khấu trừ với chi tiết chi phí phải trả xem có khoản chi phí trích trước nào không được Luật thuế thu nhập doanh nghiệp chấp nhận mà chưa bao gồm trong Bảng tính tài sản thuế thu nhập hỗn lại khơng
• Đối chiếu các chênh lệch tạm thời trong Bảng tính thuế thu nhập doanh nghiệp với Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo tất cả các khoản chênh lệch tạm thời đã được xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại.
• Xem xét xem các trường hợp lập dự phòng nợ phải thu khó địi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phịng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn có đầy đủ chứng từ và cơ sở ghi nhận theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp không
• Đọc Biên bản kiểm tra quyết tốn thuế, Biên bản thanh tra thuế các năm trước để xem xét xem có khoản chênh lệch tạm thời nào chưa bao gồm trong Bảng tính tài sản thuế thu nhập hỗn lại khơng
Hồn thành kiểm tốn:
- Sốt xét lại lần cuối xem khoản tài sản thuế thu nhập hỗn lại có phù hợp với hiểu biết của KTV và bằng chứng kiểm tốn thu thập được hay khơng.
- Đề nghị bút toán điều chỉnh và thảo luận với khách hàng (nếu có). - Lưu hồ sơ.