CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.2 Các quy định liên quan đến kế toán và kiểm toán các khoản ước tính kế toán
2.2.3 Các văn bản khác có liên quan
Theo quy định của Thông tư 228/2009/TT-BTC đối với:
Dự phịng nợ phải thu khó địi
Cơ quan thuế chỉ chấp nhận là chi phí hợp lý được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp khi thỏa mãn các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. Đây là điều kiện tiên quyết khi xét một khoản nợ có được trích lập dự phịng hay khơng. Nếu khơng thỏa mãn điều kiện này, cơ quan thuế đánh giá đây là một khoản tổn thất mà doanh nghiệp phải tự gánh chịu, khơng được tính là chi phí được trừ thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó địi:
• Nợ phải thu đã q hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
• Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
• Những khoản nợ quá hạn từ 3 năm trở lên coi như nợ khơng có khả năng thu hồi.
- Về phương pháp trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi, cơ quan thuế chấp nhận phương pháp tính trên số dư nợ phải thu cuối kỳ được phân tích theo tuổi nợ với tỷ lệ như sau:
• 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
• 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
• 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
• 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất khơng thu hồi được để trích lập dự phịng.
- Tồn bộ khoản dự phịng các khoản nợ này sau khi được trích lập theo quy định của thuế sẽ được tổng hợp vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
- Nếu doanh nghiệp thực hiện lập dự phịng phải thu khó đòi theo một phương pháp hoặc tỷ lệ khác dẫn đến kết quả cao hơn con số cơ quan thuế cho phép, thì phần vượt mức này khơng được chấp nhận là chi phí hợp lý. Lúc này, một khoản chênh lệch tạm thời sẽ phát sinh do sự khác biệt giữa giá trị ghi sổ kể toán và cơ sở tính thuế của khoản phải thu. Chênh lệch tạm thời này sẽ được kế toán ghi nhận là Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc Thuế thu nhập hỗn lại phải trả.
Dự phịng giảm giá hàng tồn kho
Điều kiện lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
- Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:
• Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.
• Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập BCTC.
- Mức trích lập dự phịng được tính cho từng mặt hàng tồn kho có trong doanh nghiệp và được tính theo cơng thức:
Mức dự phịng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính X Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
Trong đó:
• Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
• Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, hay cũng chính là giá trị dự kiến thu hồi, được xác định bằng cách lấy giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hồn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ ước tính.
- Trong trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì khơng được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.
Ngồi ra, vào ngày 14/3/2011 Bộ Tài Chính có ban hành Thơng tư số 34/2011/TT- BTC nhằm sửa đổi Thông tư số 228/2009/TT-BTC. Mặc dù sự thay đổi này khơng có nhiều ảnh hưởng, nhưng người viết xin nêu ra để cập nhật yêu cầu của Thông tư này. Theo đó, khoản 2 điều 1 của Thông tư số 228/2009/TT-BTC sẽ được bãi bỏ. Cụ thể, Thông tư số 228/2009/TT-BTC sẽ bỏ đi đoạn: “Việc trích lập dự phịng của các Tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng” ở phần “Đối tượng áp dụng”.