Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư quốc tế vinacom việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26)

1.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố bên trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phát triển và phản ánh sức mạnh hiện tại của doanh nghiệp. Bao gồm: - Sản xuất

Sản xuất là quá trình biến đổi đầu vào thành sản phẩm hàng hóa. Đây là một trong các lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp. Những yếu tố chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất là: quy trình sản xuất, huy động năng lực sản xuất, hệ thống kiểm tra tồn kho, chất lượng sản phẩm…

NGÔ THỊ HÀ TRANG 19 LỚP: CQ55/31.01

- Marketing

Marketing là quá trình xác định, dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu mong muốn của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ. Mục tiêu của marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ ổn định với chất lượng cao, giá cả phù hợp nhằm giúp cho doanh nghiệp giành thắng lợi trong cạnh tranh và đạt được lợi nhuận.

- Nghiên cứu và phát triển

Đây là hoạt động nhằm mục đích sáng tạo, thiết kế sản phẩm, dịch vụ mới và khác biệt hóa sản phẩm, sáng tạo, cải tiến hoặc áp dụng công nghệ, trang thiết bị kĩ thuật, sáng tạo vật liệu mới… Khả năng nghiên cứu và phát triển là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp có thể tạo ra sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, khác biệt hóa sản phẩm, sáng tạo và ứng dụng hiệu quả công nghệ… các yếu tố này tác động trực tiếp và rất mạnh đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chun mơn hóa, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp có chất lượng nếu trước hết có cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tốt. - Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố có vai trị cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động kỹ thuật trực

NGÔ THỊ HÀ TRANG 20 LỚP: CQ55/31.01

tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tác động rất mạnh và mang tính quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, khả năng thanh toán… của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Các yếu tố tài chính thường làm thay đổi các chiến lược hiện tại và việc thực hiện các kế hoạch của doạnh nghiệp.

1.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài là những nhân tố mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt được. Chúng thuộc môi trường vĩ mô và môi trường ngành.

 Môi trường vĩ mô

- Các yếu tố kinh tế

Đây là yếu tố rất quan trọng tác động và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm các nhân tố sau: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái…

Nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở thời kỳ dài, doanh nghiệp sẽ dễ tiếp cận các nguồn tài chính để mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh và có khả năng tìm được những thị trường tiềm năng. Ngược lại, khi nền kinh tế khó khăn, nhu cầu thị trường sẽ giảm mạnh, khả năng tiếp cận các nguồn vốn bị hạn chế, tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, doanh thu và lợi nhuận bị thu hẹp, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

NGƠ THỊ HÀ TRANG 21 LỚP: CQ55/31.01

Các yếu tố chính trị, luật pháp có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. Nó bao gồm: hệ thống chính trị, các quan điểm, đường lối chính trị, chính phủ và vai trị quan điểm của chính phủ, hệ thống luật pháp… Chúng có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố này tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau, chúng có thể tạo ra cơ hội, có thể là trở ngại, thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.

- Các yếu tố công nghệ

Công nghệ và sự phát triển của công nghệ tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường được biểu hiện như những phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh sang chế, các phần mềm ứng dụng… Trong môi trường kinh doanh nhiều biến động như hiện nay, các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp đều liên quan đến công nghệ cho dù mức độ quyết định, gắn kết, liên quan có thể khác nhau. - Các yếu tố văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa - xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố này nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mơi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ trực tiếp đến hành vi, thói quen, phong tục tập quán, văn hóa truyền thống, thị hiếu, các trào lưu xã hội của từng nhóm người, từng dân tộc, từng cá nhân…

- Các yếu tố môi trường tự nhiên

Các biến cố và hiện tượng tự nhiên cũng là những nhân tố có tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hiện tượng tự nhiên thường thấy như: mưa, hạn hán, bão lũ, động đất… Khi các hiện

NGÔ THỊ HÀ TRANG 22 LỚP: CQ55/31.01

tượng này xảy ra đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp và về cơ bản đều là những tác động bất lợi.

 Môi trường ngành

- Khách hàng

Khách hàng là những tổ chức hoặc cá nhân mua, tiêu dùng hoặc tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, lực lượng khách hàng càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống cịn của mỗi doanh nghiệp. Sự chấp nhận hay không chấp nhận của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp thành cơng hay thất bại. Các sản phẩm dịch vụ tham gia cạnh tranh tự do trên thị trường nhưng mọi sự lựa chọn đều thuộc quyền của khách hàng. - Nhà cung cấp

Nhà cung cấp của doanh nghiệp là những tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Họ có thể coi là một áp lực đe dọa đối với doanh nghiệp khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Trường hợp khác, các nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, thời gian cung cấp, phương thức thanh toán… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành kinh doanh và cùng khu vực thị trường với doanh nghiệp.

NGÔ THỊ HÀ TRANG 23 LỚP: CQ55/31.01

Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cạnh tranh có doanh nghiệp thắng lợi vì có lợi thế so sánh hơn các doanh nghiệp khác, có doanh nghiệp sẽ không bán được hàng, thua lỗ, gặp rủi ro, sản xuất bị thu hẹp. - Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đó là các doanh nghiệp hiện tại chưa tham gia cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng và sẽ gia nhập ngành. Đây là lực lượng đe dọa đối với các doanh nghiệp hiện tại. Lực lượng tiềm ẩn tham gia vào ngành sẽ làm cho mức độ và cơ cấu cạnh tranh tăng lên, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị thế của các doanh nghiệp có thể bị thay đổi. Xuất phát từ lí do này, các doanh nghiệp hiện tại ln tìm cách hạn chế việc gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm ẩn.

- Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đây là một đe dọa rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành. Nếu không chú ý đến các sản phẩm thay thế tiềm ẩn, các doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác. Phần lớn các sản phẩm thay thế do kết quả của sự bùng nổ nhờ công nghệ kinh doanh tốt hơn.

NGÔ THỊ HÀ TRANG 24 LỚP: CQ55/31.01

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VINACOM VIỆT NAM

2.1 Tổng quan về Công ty CPĐT Quốc tế Vinacom Việt Nam 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty

Cơng ty CPĐT Quốc tế Vinacom Việt Nam được thành lập ngày 29/4/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp phép.

- Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

VINACOM VIỆT NAM

- Tên quốc tế : VINACOM VIETNAM INTERNATIONAL

INVESTMENT CORPORATION

- Tên viết tắt: VINACOM IIC., CORP

- Địa chỉ trụ sở chính: Lơ HH3, ngõ 89, đường Lê Đức Thọ, Mỹ

Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

- Điện thoại: +84.24.3201 7888

- Fax: +84.24.3202 7888

- Email: contacts@vinacomvietnam.vn

- Mã số thuế: 0106528093

- Vốn điều lệ: 18.600.000.000 đồng (Mười tám tỷ sáu trăm triệu

đồng).

- Ngày cấp giấy phép: 29/4/2014

- Loại hình hoạt động: Cơng ty cổ phần ngồi NN

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Cung ứng và Quản lý nguồn lao động + Dịch vụ hỗ trợ giáo dục

+ Giáo dục liên cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT)

NGÔ THỊ HÀ TRANG 25 LỚP: CQ55/31.01

+ Điều hành tua du lịch + Quảng Cáo

+ Tư vấn ,môi giới,đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất + Dịch vụ xây dựng

+ Dịch vụ vận tải...

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Bộ máy quản trị công ty được tổ chức hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. Đồng thời, hạn chế được sự chồng chéo giữa các phòng ban, tạo ra hiệu quả cao trong cơng tác quản trị.

NGƠ THỊ HÀ TRANG 26 LỚP: CQ55/31.01

(Nguồn: Tài liệu từ Cơng ty CPĐT Quốc tế Vinacom Việt Nam)

Hình 2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của cơng ty Hội Đồng Quản Trị Ban Tổng Giám Đốc Phịng Tài Chính Kế Tốn Phịng Hành Chính Nhân Sự Phịng Đài Loan Phịng Trung Đơng Châu Phi Trung Tâm PT Nhân Lực Trung Tâm CSKH và PT Khối Tuyển Dụng Trung Tâm Đào

Tạo Vinacom

Văn Phòng Đại Điện ở Nước

NGÔ THỊ HÀ TRANG 27 LỚP: CQ55/31.01

Để phù hợp và đảm bảo ổn định cho hoạt động kinh doanh, công ty tổ chức quản lý đồng bộ và chặt chẽ, các phòng ban chịu sự chỉ đạo chung của lãnh đạo công ty. Với vị trí các phịng ban được bố trí như trên, ta có thể thấy được nhiệm vụ của các phịng ban:

- Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệm vụ:

+ Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh

doanh hằng năm của công ty.

+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông

qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này.

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối

với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở cơng ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.

+ Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác

trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty...

- Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của

công ty, chịu trách nhiệm trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo các nội quy, quy chế, Nghị quyết được ban hành trong cơng ty và các chính sách của Nhà nước.

+ Tổ chức, điều hành mọi hoạt động của tồn cơng ty đảm bảo sự tồn tại

NGÔ THỊ HÀ TRANG 28 LỚP: CQ55/31.01

+ Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công

ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty. Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty.

+ Quyết định lương, thưởng, phụ cấp đối với cán bộ công nhân viên trong

công ty.

- Phịng tài chính kế tốn: Thực hiện cơng tác kế tốn, thống kê về tài chính của cơng ty. Lập và ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và lập báo cáo tài chính đảm bảo trung thực, chính xác. Thực hiện chế độ kế toán, chế độ quản lý tài chính khác theo quy định của Nhà nước.

- Phịng hành chính nhân sự:

+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu

cầu, chiến lược của công ty.

+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào

tạo và tái đào tạo.

+ Tổ chức việc quản lý nhân sự tồn cơng ty.

+ Xây dựng quy chế lương thưởng , các biện pháp khuyến khích-kích thức

người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động...

- Trung tâm đào tạo Vinacom:

+ Xây dựng kế hoạch, nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trình

Giám đốc phê duyệt.

+ Tổ chức quản lý và đào tạo những kiến thức về quản lý, kỹ năng nghiệp

vụ cơ bản theo nhu cầu.

+ Đầu mối đàm phán ký kết các hợp đồng về quản lý và đào tạo với các

đơn vị .

+ Trung tâm Đào tạo - Bồi dưỡng có quyền chủ động bố trí sắp xếp lịch

học tập và phối hợp với các đơn vị lựa chọn giảng viên tham gia đào tạo – bồi dưỡng.

NGÔ THỊ HÀ TRANG 29 LỚP: CQ55/31.01

+ Yêu cầu các đơn vị liên quan chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ

đào tạo – bồi dưỡng.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, tài sản được giao theo quy định

của pháp luật hiện hành.

+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.

+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2018-2020 (Đơn vị tính: VNĐ) STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 1 Doanh thu CCDV 35.400.702.250 38.542.241.245 10.662.354.622 2 Tổng chi phí 33.779.997.219 36.838.347.967 11.050.567.406 3 Lợi nhuận trước thuế 1.620.705.031 1.703.893.278 (388.212.784) 4 Nộp NSNN 324.141.006 340.778.656 -

5 Lợi nhuận sau

thuế 1.296.564.025 1.399.114.622 (388.212.784)

(Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty năm 2018, 2019, 2020)

Qua bảng 2.1, ta có thể thấy:

Doanh thu CCDV năm 2019 đạt 38,54 tỷ đồng, so với năm 2018 tăng 3,14 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 1,703 tỷ đồng, tăng 83,19 triệu đồng so với năm 2018. Để có được kết quả trên, năm 2019, công ty đã

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư quốc tế vinacom việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 26)