Giải pháp về lao động và đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư quốc tế vinacom việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 59 - 70)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3.2.1. Giải pháp về lao động và đào tạo

Chuẩn bị nguồn lao động có nghề và ngoại ngữ theo yêu cầu của thị

trường. Nhóm giải pháp này đòi hỏi thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả trước mắt và lâu dài.

Thứ nhất, về lâu dài: Cần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào

tạo nghề; có cơ chế khuyến khích đào tạo bám sát yếu cầu thực tế của thị trường cả trong và ngoài nước. Mở rộng hợp tác giữa cơ sở dạy nghề của công ty với các nhà sử dụng lao động nước ngoài để sản phẩm đào tạo đáp ứng yêu cầu về trình độ và cơng nghệ tiên tiến của nước ngồi.

Thứ hai, rút kinh nghiệm và triển khai mạnh hơn nữa việc tìm kiếm hoặc giao chỉ tiêu và kinh phí dạy nghề cho cơ sở đào tạo của công ty, nhằm đào tạo đón đầu, tạo nguồn lao động với những nghề mà thị trường cần. Cam kết thực hiện đào tạo theo đơn đặt hàng.

Thứ ba, hợp tác với một số trường nghề (kể cả trường đại học) để tư vấn, tuyển chọn, tạo điều kiện cho số học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động được tham gia tuyển chọn. Trong điều kiện cần thiết, có thể bổ túc thêm về nghề, ngoại ngữ cho các ứng viên theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.

Thứ tư, nâng cao chất lượng tuyển chọn, đào tạo, thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh để khắc phục những yếu kém, vi phạm trong chấp hành kỷ cương pháp luật của người lao động.

Thứ năm, công ty cần hợp tác chặt chẽ với địa phương, cơ sở đào tạo nghề để nắm chắc và tuyển chọn những người có tố chất tốt, kiên quyết khơng

NGÔ THỊ HÀ TRANG 52 LỚP: CQ55/31.01

chọn những người hay gây gổ, đánh nhau, nghiện rượu. Cơng ty cần kiểm sốt chặt chẽ quá trình kiểm tra sức khỏe để loại trừ sự thẩm lậu nhằm khắc phục tình trạng bỏ trốn ngay khi đến sân bay nhập cảnh do biết có bệnh khơng đủ điều kiện ở lại nước ngoài làm việc. Thực hiện tốt việc đào tạo ,giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh. Công ty cần chủ động nâng cấp chất lượng đào tạo, giáo dục định hướng trên cơ sở chương trình khung mà cơ quan quản lý nhà nước đã quy định, sử dụng hiệu quả các bài giảng điện tử mẫu mà Hiệp hội đã cung cấp; đồng thời bổ sung những ví dụ thực tế, những điển hình tốt, những trường hợp vi phạm của người lao động ở nước ngồi và hậu quả xấu của nó. Có cơ chế và cán bộ theo dõi chặt chẽ q trình đào tạo ,để có thể phát hiện , loại trừ tiếp những người lao động có biểu hiện ý thức tổ chức kỷ luật kém. Công ty cần giữ mối liên hệ thường xuyên với đối tác nước ngoài để nắm thông tin về người lao động và định kỳ thơng báo cho gia đình họ bằng các hình thức thích hợp. Cơng ty cần thực hiện tốt cơ chế khuyến khích người lao động hồn thành tốt hợp đồng trở về. Tuyển những người đáp ứng trình độ ngoại ngữ vào làm việc cho công ty.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng hoạt động của công ty. Cơng ty cần rà sốt, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ và các thị trường, loại hình cung cấp dịch vụ chủ yếu của mình. Đồng thời tiếp tục cơ cấu lại, nâng cấp bộ máy cán bộ nhân viên và công tác quản trị trong công ty. Triển khai việc quán triệt cho cán bộ nhân viên trong công ty Bộ quy tắc ứng xử dùng cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi . Chuẩn hóa lại các quy trình nghiệp vụ và quy chế cụ thể phù hợp với yêu cầu của Bộ quy tắc ứng xử.

3.2.2. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và du học

Công ty cần chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu lao động bằng việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về thị trường xuất khẩu: Tổ chức

NGÔ THỊ HÀ TRANG 53 LỚP: CQ55/31.01

thường xuyên các cuộc khảo sát đến các thị trường tiềm năng để tìm kiếm các cơ hội cũng như các nhu cầu nhập khẩu lao động của các thị trường này. Trong công việc cụ thể, công ty cần tiến hành khảo sát kỹ thị trường, thận trọng trong việc lựa chọn đối tác nước ngoài, đàm phán ký kết hợp đồng cung ứng lao động, thẩm định kỹ các đơn hàng lao động nhất là thị trường thu nhập không cao, thị trường mới.

Đưa ra những chính sách khuyến khích sự sáng tạo; tạo mơi trường làm

việc thuận lợi, chế độ thưởng đối với những người đạt hiệu quả cao trong công tác tạo nguồn.

3.2.3 Giải pháp về nguồn lao động xuất khẩu

Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu là “đầu vào” của xuất khẩu lao động, đóng vai trị quyết định đến sự phát triển bền vững và thành công của xuất khẩu lao động công ty, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia xuất khẩu lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, công ty cần tăng cường đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng. Đây là then chốt quyết định đến chất lượng lao động xuất khẩu. Công ty cần tổ chức tốt việc đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tác nước ngồi. Đây là một cơng tác trọng tâm, là vấn đề phức tạp, trong đó, mấu chốt là phải xây dựng được chiến lược đào tạo toàn diện đặc biệt là khung chuẩn về đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng bám sát yêu cầu thị trường lao động ngoài nước. Việc đào tạo nghề phải được tổ chức bài bản trên cơ sở hệ thống đào tạo nghề quốc gia, có chính sách hướng nghiệp và hỗ trợ tối đa cho người lao động, cần quốc tế hóa cơng nghệ, phương pháp, chương trình giảng dạy và bằng cấp tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nước ngồi được quốc tế cơng nhận để tạo điều kiện cho lao động ra nước ngồi có thể làm việc được ngay.

Việc dạy ngoại ngữ phải tiến hành song song và lồng ghép với chương

NGÔ THỊ HÀ TRANG 54 LỚP: CQ55/31.01

tính kế thừa nền tảng của các cấp học, bậc học phổ thơng, phải có thời lượng và chương trình theo từng đối tượng để người lao động sau khi kết thúc khóa học có đủ khả năng giao tiếp và sớm hòa nhập vào xã hội. Xây dựng một chương trình giáo dục định hướng chuẩn cho từng thị trường, có tính khả thi cao, muốn làm được điều này cần quy hoạch, củng cố, bổ sung , hoàn thiện các tài liệu giảng dạy giáo dục định hướng, các nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại, kiến thức về xã hội , văn hóa và phong tục tập quán nước tiếp nhận, cách sống, giao tiếp, tự chăm sóc sức khỏe, quản lý tiền và thời gian nhàn rỗi…. Giáo trình phải đảm bảo chất lượng sư phạm, đáp ứng yêu cầu thị trường, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng lao động trên cả ba phương diện “ thể lực - trí lực - tâm lực”. Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nhận thức về quan hệ chủ thợ, ý nghĩa và mục đích đi làm việc ở nước ngồi của người lao động. Thường xuyên theo dõi sự rèn luyện và tu dưỡng của người lao động trong quá trình đạo tạo, cương quyết khơng cho xuất cảnh những lao động có ý thức tổ chức kỷ luật kém, lười học tập và rèn luyện, hay phá bĩnh để tránh ảnh hưởng đến số đông lao động và uy tín của cơng ty và cộng đồng lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức tuyển chọn bài bản nhằm có được lao động phù hợp với yêu cầu lao động của thị trường nước ngồi có tính đến đặc tính lao động theo từng vùng, địa phương để bố trí cơng việc, ngành nghề, thị trường phù hợp.

3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ quản lý

Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của cơng ty bằng nhiều chuyên đề và khóa học khác nhau trong đó cần quan tâm đặc biệt đến ngoại ngữ, luật pháp liên quan đến xuất khẩu lao động, nhất là những quy định mới, kỹ năng, kinh nghiệm đàm phán cho cán bộ làm công tác thị trường; kỹ năng, kinh nghiệm tư vấn cho cán bộ tuyển chọn và quản lý lao động.

NGÔ THỊ HÀ TRANG 55 LỚP: CQ55/31.01

Phát huy năng lực, sáng tạo, chuyện nghiệp của bộ phận thị trường (tạo nguồn). Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ lao động thì cơng việc bộ phận tạo nguồn là hết sức quan trọng, nó là mạch máu để doanh nghiệp hoạt động tronh lĩnh vực xuất khẩu lao động tồn tại. Đội ngũ tạo nguồn mạnh, chuyên nghiệp được nâng cao thì tạo ra nguồn lao động dồi dào cho doanh nghiệp tạo ra thương hiệu cho công ty.

3.2.5.Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình tạo nguồn nhân lực hiệu quả

Thứ nhất, định kỳ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của đối thủ.Với mỗi doanh nghiệp đây là công việc quan trọng để đánh giá khả năng của các đối thủ giúp cho công ty sớm phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu để có hướng điều chỉnh. Đội ngũ nghiên cứu cần tìm hiểu và phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định xu hướng thị trường của họ. Bởi vậy, việc tìm hiểu và phân tích đối thủ cạnh tranh khơng chỉ nhằm tìm cách đối phó và cịn để học hỏi kinh nghiệm để cơng ty có thể hồn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ hai, tiến hành phân tích các thị trường tạo nguồn về nhu cầu, phong tục tập qn của từng vùng đó, khơng nên phân chia nhân viên theo từng vùng miền mà tập trung nhân viên vào từng thị trường.

Thứ ba, đưa ra những chính sách khuyến khích sự sáng tạo; tạo môi

trường làm việc thuận lợi, chế độ thưởng đối với những người đạt hiệu quả cao trong công tác tạo nguồn.

Thứ tư, Ban Lãnh đạo cơng ty cần coi trọng và ghi nhận những đóng góp

của cán bộ nhân viên người lao động.

Thứ năm, tạo điều kiện trang bị nguồn tài chính để cán bộ nhân viên

người lao động đi khảo sát và đánh giá thị trường, từ đó có thể đưa ra được những đánh giá về thị trường tiềm năng cần duy trì và khai thác hoặc có thể đặt cơ sở tại đó.

NGƠ THỊ HÀ TRANG 56 LỚP: CQ55/31.01

3.2.6. Giải pháp về hoạt động marketing của doanh nghiệp

Có thể nói rằng hoạt động Marketing, quảng bá hình ảnh là một yếu tố khơng nhỏ đóng góp trong sự thành cơng của một cơng ty. Có thể làm tốt được điều này thì mới có thể khiến cho thơng tin về một cơng ty được lan truyền rộng rãi trong công chúng. tạo ra một mối liên hệ giữa công ty và hệ thống khách hàng. Thông qua marketing, những thông tin về dịch vụ, lợi ích mà cơng ty có thể đem lại cho khách hàng sẽ được phổ biến, làm cho khách hàng có thể nhận thức rõ cơng ty này có thể đem lại được những gì cho mình. Qua đó cũng tác động thay đổi thái độ của khách hàng đối với công ty và xây dựng được một thương hiệu đặc thù của công ty, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh như thế nào. Hoạt động này có thể được thực hiện thơng qua các phương thức phổ biến như sau :

• Thơng qua trang web của cơng ty: hiện nay, Công ty Cổ Phần Đầu Tư Quốc tế Vinacom Việt Nam đã có trang web tại địa chỉ www.vinacomvietnam.vn . Trang web này đã được xây dựng bằng hai thứ tiếng là tiếng việt và tiếng anh để tiện cho khách hàng trong nước và các cơng ty đối tác nước ngồi có thể tiện tham khảo. Trên trang web của Cơng ty đã có đầy đủ thơng tin về quá trình thành lập và các lĩnh vực hoạt động của Cơng ty. Tuy nhiên, trang web cịn khá sơ sài và chỉ mang những thông tin chung chung. Cơng ty cần phải hồn thiện hơn nữa và cung cấp cáo báo cáo tài chính để khẳng định hiệu quả kinh doanh, uy tín của cơng ty.

• Qua hệ thống quảng cáo của truyền hình, báo chi: tiến hành quảng cáo thơng qua kênh truyền hình, báo chí là phương thức khá phổ biến. Phương pháp này có ưu điểm là số lượng người theo dõi đơng đảo do đó có thể tạo nên ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, cách quảng cáo này có chi phí khá cao.

• Qua mạng: quảng cáo qua mạng vẫn cịn là một phương thức khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, nó có đặc điểm là số lượng người truy cập nhiều, thơng tin

NGƠ THỊ HÀ TRANG 57 LỚP: CQ55/31.01

phát tán nhanh. Công ty nên quảng cáo tại những trang web chuyên ngành, cử nhân viên tham gia vào các diễn đàn về kinh tế và đăng tin quảng cáo, thảo luận.

• Truyền miệng: đây là phương thức sử dụng tin đồn và những lời bình luận truyền miệng. Cơng ty có thể tiến hành phương thức này thông qua đội ngũ nhân viên, truyền tải thông tin về công ty qua hệ thống các mối quan hệ của mỗi cá nhân trong cơng ty.

• Đẩy mạnh sự giao thiệp với cộng đồng : tham gia hoặc tài trợ vào các chương trình dành cho cộng đồng là một trong những giải pháp mà nhiều công ty áp dụng. Một mặt, những hoạt động này sẽ giúp truyền bá hình ảnh của công ty tới công chúng, khẳng định thương hiệu của công ty tới các khách hàng và đối tác. Mặt khác, sẽ giúp cho nhiều cá nhân có năng lực biết đến công ty, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng, bổ sung nhân viên.

NGÔ THỊ HÀ TRANG 58 LỚP: CQ55/31.01

KẾT LUẬN

Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và đối với Cơng ty CPĐT Quốc tế Vinacom nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Bởi nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của công ty trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay. Nếu không nâng cao khả năng cạnh tranh công ty sẽ bị rơi vào nguy cơ tụt hậu và có khả năng biến mất khỏi thị trường.

Những phân tích về năng lực cạnh tranh của Công ty CPĐT Quốc tế Vinacom Việt Nam cho thấy, sau một thời gian đi vào hoạt động cơng ty đã có được những uy tín và chỗ đứng nhất định trên thị trường, từng bước đi lên và khẳng định được thương hiệu của mình và đã dần được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, cơng ty vẫn còn tồn tại những điểm yếu cần khắc phục như chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, … Vì vậy, để có thể tăng trưởng và phát triển bền vững, công ty cần đưa ra được những biện pháp khắc phục những điểm yếu này, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiến xa hơn trong thời gian tới.

Cạnh tranh là một đề tài cịn khá mới mẻ. Có nhiều khái niệm, lý luận khác nhau về cạnh tranh. Nhiều vấn đề thực tiễn nảy sinh chưa có cơ sở rõ ràng để làm chỗ dựa cho việc phân tích. Do đó, q trình hồn thành đề tài em gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty CPĐT Quốc tế Vinacom Việt Nam, được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám đốc và các cô chú ở bộ phận kế tốn, bộ phận hành chính nhân sự và sự hướng dẫn của cô giáo Võ Thị Vân Khánh, cùng các thầy cô trong chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp đã giúp em hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

NGƠ THỊ HÀ TRANG 59 LỚP: CQ55/31.01

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Xuân Điền (chủ biên), “Giáo trình Quản trị chất lượng”,

Nhà xuất bản Tài Chính.

2. Khoa Quản trị kinh doanh, Học viện Tài Chính, “Giáo trình Quản trị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần đầu tư quốc tế vinacom việt nam luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)