Tình hình thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường khai thác bảo

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm MIC hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 35 - 37)

thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới hiện nay

2.2.1. Tình hình thị trường bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay

Tính đến nay, có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, ổn định, góp phần thực hiện mục tiêu chung của thị trường bảo hiểm Việt Nam xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mơ. Kết quả cụ thể theo ước tính của các doanh nghiệp như sau:

- Tổng tài sản ước đạt 95.949 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2019;

- Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 27.125 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019;

- Vốn chủ sở hữu ước đạt 30.118 tỷ đồng, tăng 5,8% so với năm 2019; - Bồi thường bảo hiểm gốc ước đạt 23.108 tỷ đồng, tăng 8.7% so với năm 2019;

- Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc ước đạt 57.102 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019; Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 11.273 tỷ đồng, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm thị phần 20,3%. Tiếp đến là PVI (7.905 tỷ đồng, tăng 4.6%, chiếm thị phần 14%), PTI (5.400 tỷ đồng, tăng 30%, chiếm thị phần 10,3%), Bảo Minh (3.721 tỷ đồng, tăng 4,9%, chiếm thị phần 7,1%), PJICO (2.982 tỷ đồng, tăng 6,2%, chiếm thị phần 5,7%).

- Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm sức khỏe (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu 19.403 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,98%), tiếp theo là bảo hiểm xe cơ giới (18.510 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,41%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (6.812 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,92%), bảo hiểm cháy nổ (5.412 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,48%), bảo hiểm hàng hoá vận chuyển (6.965 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,2%).

2.2.2. Thị trường khai thác bảo hiểm vật chất xe cơ giới

Bảo hiểm vật chất xe cơ giới là nghiệp vụ chiểm tỉ lệ doanh thu cao của hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm. Cuộc đua giành thị phần giữa các doanh nghiệp vô cùng gay gắt. Theo số liệu chính thức của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính đến nay, hơn 50% thị phần bảo hiểm xe cơ giới trên thị trường đang nằm trong tay 3 “ông lớn” là Bảo Việt (hơn 25%), PTI (hơn 13%), và PVI (hơn 12%). Hơn 35% thị phần tiếp theo (mỗi doanh nghiệp nắm từ 4 – 7% thị phần) do PJICO, MIC, Bảo Minh, VNI, Bảo Long, BIC và BSH nắm giữ. 20 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn lại chỉ chiếm gần 15% thị phần.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới toàn thị trường năm 2020 đạt 18.510 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 32,41% tổng doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, tăng 18% so với năm 2018.

Ngồi cơng tác khai thác, các doanh nghiệp bảo hiểm còn đẩy mạnh đầu tư vào giám định và bồi thường, đẩy nhanh quy trình thanh tốn, tăng mức độ hài lịng của khách hàng. Đây là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất. Theo số liệu của Hiệp hội Bảo hiểm, tỷ lệ bồi thường xe cơ giới trong những năm gần đây dao động từ 50%-60%, đặc biệt có doanh nghiệp nhỏ tỉ lệ bồi thường đã lên đến 500%.

Một phần của tài liệu Khai thác bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới tại công ty bảo hiểm MIC hà nội luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính bảo hiểm (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)