CỦA VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua
Có thể nói, hoạt động XNK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư
Nguyễn Thị Thùy Dương CQ55/03.01 27
vào Việt Nam. Hoạt động XNK từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Giai đoạn 2015 - 2020, dung lượng hàng hoá tham gia vào thị trường quốc tế của Việt Nam ngày càng phát triển cả về khối lượng và số lượng. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Trị giá và tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020
Qua biểu đồ có thể thấy rằng trị giá hàng hóa xuất khẩu năm 2020 đạt 147,61 tỷ USD, tăng 1,5% và nhập khẩu đạt 139,21 tỷ USD, giảm 3%.
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 7/2020 thặng dư 2,78 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 8,39 tỷ USD, cao gấp hơn 4 lần so với 1,98 tỷ USD thặng dư của cùng kỳ năm 2019.
Trị giá XK hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2020 đạt 15,65 tỷ USD, tăng 10,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 7 tháng/2020 lên 95,4 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyễn Thị Thùy Dương CQ55/03.01 28
Trị giá NK hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2020 đạt 11,81 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 7 tháng/2020 đạt 77,46 tỷ USD, giảm 6,2% so với 7 tháng/2019.
Nhìn chung, hoạt động XNK hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đặc biệt là năm 2020 đã đạt được những thành cơng lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu góp phần tạo việc làm cho người lao động và đặc biệt trở thành thị trường tiềm năng cho bảo hiểm hàng hoá XNK của Việt Nam khai thác.
2.2.2 Thực trạng thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam Nam
Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam, XNK trong năm 2020 vẫn trở thành điểm sáng của nền kinh tế. Kim ngạch XNK ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.
Số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra cuối tháng 12/2020 cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Sau 35 năm đổi mới mở cửa và đẩy mạnh định hướng xuất khẩu, các chỉ số xuất khẩu mà Việt Nam đạt được về mặt số lượng là rất cao:
Năm 1985, Việt Nam xuất khẩu khoảng 0,34 tỷ USD nhưng năm nay tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên cả nghìn lần. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong 35 năm qua đạt trên 20%/năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới. Đặc biệt, Việt Nam đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng Top 5 thế giới như gạo, hạt điều, cà phê, dệt may, da giày, thủy sản...
Nguyễn Thị Thùy Dương CQ55/03.01 29
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước năm 2020, khu vực kinh tế trong nước đạt 78,2 tỷ USD, giảm 1,1%, chiếm 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 203,3 tỷ USD, tăng 9,7%, chiếm 72,2%.
Trong năm 2020 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD, chiếm 91,9% tổng kim ngạch XK (6 mặt hàng đạt kim ngạch XK trên 10 tỷ USD, chiếm 64,3%).
Về cơ cấu nhóm hàng XK năm 2020, nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản ước tính đạt 152,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm trước. Nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp ước tính đạt 100,3 tỷ USD, tăng 2,4%. Nhóm hàng nơng, lâm sản đạt 20,3 tỷ USD, giảm 1,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm 1,8%.
Về cơ cấu NK hàng hóa năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch NK hàng hóa; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 16,8 tỷ USD, giảm 3,8% và chiếm 6,4%.