Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống ớt và biện pháp kỹ thật sản xuất ớt Hàn Quốc tại Phú Bình, Thái Nguyên (Trang 38 - 43)

Chƣơng 2 : NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phƣơng pháp theo dõi

(Áp dụng theo Tiêu chuẩn ngành: 10TCN 691: 2006)

2.5.1. Chỉ tiêu sinh trưởng: Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo

đƣờng chéo.

- Theo dõi chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trƣởng của cây ở vị trí cao nhất vào lần thu hoạch quả cuối cùng.

- Theo dõi chiều cao cây đóng quả (cm): Đo từ mặt đất đến vị trí cây ra quả.

2.5.2. Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng

- Theo dõi thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày ): 50% số cây/ô ra hoa đầu.

- Theo dõi thời gian từ gieo đến thu hái lứa đầu (ngày): 50% số cây/ơ có quả chín thƣơng phẩm có thể thu hoạch.

- Theo dõi thời gian từ lứa đầu đến kết thúc (ngày): 70% số cây/ô thu hết quả thƣơng phẩm.

- Theo dõi thời gian từ gieo đến khi kết thúc (ngày): 75% số cây/ô đã thu hết quả thƣơng phẩm.

2.5.3. Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái

(Mỗi ô theo dõi ngẫu nhiên 10 cây theo đường chéo).

- Hình dạng quả: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức độ biểu hiện về hình dạng quả:

+ Điểm 1: Quả dài, cong, gợn sóng và vót đầu. + Điểm 2: Quả dài, thẳng, hơi gợn sóng và vót đầu. + Điểm 3: Quả dài, thẳng hơi gợn sóng và vót đầu. + Điểm 4: Quả dài, thẳng, nhẵn và hơi vót đầu. + Điểm 5: Quả dài, thẳng, nhẵn và thon đều

Kết quả của hình dạng quả đƣợc cơng nhận khi có từ 70% số phiếu nhất trí điểm hình dạng quả đó trở lên.

- Màu sắc quả khi sấy khô: Đánh giá bằng cách cho điểm dựa vào mức độ biểu hiện về màu sắc quả, bằng cách mời ngẫu nhiên 05 ngƣời cho điểm tăng dần theo màu sắc thích hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng:

+ Vàng đỏ: 1 điểm + Đỏ: 2 điểm + Đỏ thẫm: 3 điểm + Đỏ tƣơi: 4 điểm

+ Đỏ tƣơi và bóng: 5 điểm

- Số quả/ cây (quả): Ttheo dõi 10 cây ngẫu nhiên, rồi lấy giá trị trung bình. Số quả TB / cây = Tổng số quả/ số cây theo dõi.

- Độ dài trung bình/quả (cm): Đo chiều dài từ đỉnh đến phần gốc gắn với cuống quả, quả đốt 2 - 3 (theo đƣờng thẳng, không theo chiều uốn cong của quả), đo 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.

- Đƣờng kính quả trung bình (cm): Đo đƣờng kính quả bằng thƣớc kẹp Panme, đo đƣờng kính mặt cắt ngang tại vị trí giá nỗn, quả đốt 2-3, đo 10 quả ngẫu nhiên và tính giá trị trung bình.

- Màu sắc hoa: xác định khi hoa nở hoàn toàn bằng cách quan sát bằng mắt thƣờng.

2.5.4. Chỉ tiêu về sâu bệnh hại

Đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo phƣơng pháp hiện hành của Viện bảo vệ thực vật.

- Đối với sâu hại (Sâu đục quả) : Theo dõi từ lần thu hoạch thứ nhất đến lần thu hoạch thứ 7. Thu thập mẫu bằng tay, khay và vựt. Tiến hành định loại, xác định mật độ, mức độ hại trên đồng ruộng hoặc định loại ở trong phòng.

- Đối với bệnh hại: Theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch thứ 7. Tại điểm điều tra căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh trên đồng ruộng bƣớc đầu định loại, xác định mức độ hại. Với những loại bệnh chƣa xác định đƣợc nguyên nhân thì lấy mẫu và giám định trong phịng thí nghiệm Bộ môn BVTV trƣờng ĐHNL-TN, hoặc gửi mẫu về viện BVTV phân loại, giám định vi sinh vật gây bệnh.

Phƣơng pháp điều tra sâu hại: Công việc điều tra đƣợc tiến hành 10 ngày 1 lần theo phƣơng pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2

. Điều tra bao gồm mật độ sâu hại, mức độ hại của sâu hại. Sự xuất hiện và gây hại của các loại bệnh hại trong suốt thời gian sinh trƣởng, phát triển của cây ớt.

Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Quan sát mơ tả triệu chứng bệnh, hình thái sâu, mức độ hại của bệnh và mật độ sâu hại. Đánh giá mức độ hại của bệnh và mật độ sâu đƣợc tính tốn nhƣ sau:

Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây bị bệnh/Tổng số cây điều tra x 100 Chỉ số bệnh (%) = (a.b) x 100/ N x T

(a.b): Tổng các tích số của số lƣợng cây bệnh ở mỗi cấp với trị số cấp bệnh tƣơng ứng.

N: Tổng số lƣợng toàn bộ cây điều tra. T: Trị số cấp bệnh cao nhất.

Phân cấp bệnh theo bảng phân cấp sau: Cấp 0: không bị bệnh (lá, thân, quả).

Cấp 1: <10% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 2: 11 – 25% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 3: 26 – 50% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 4: 51 – 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. Cấp 5: > 75% diện tích lá hoặc diện tích thân, quả bị bệnh. - Mật độ sâu đục quả (con/m2) = Tổng số sâu điều tra đƣợc/m2

- Mức độ hại của sâu hại quả (%) = Tổng số quả bị sâu hại/100 quả.

- Bệnh thán thƣ (thối quả): theo dõi từ khi có quả xanh đến lần thu hoạch thứ 7.

Tỷ lệ quả bị thối (%) = Số quả bị thối/Tổng số quả theo dõi/ô x 100. - Bệnh phấn mốc (hại lá): theo dõi từ thời kỳ cây con đến lần thu hoạch thứ 7.

Tỷ lệ bệnh (%) = Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra theo dõi/ô x 100. + Không bệnh: 1 điểm

+ < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 3 điểm + 20-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 5 điểm + > 50-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 7 điểm + > 75-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh: 9 điểm

2.5.5. Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Số quả trên cây = Tổng số quả/cây của các lần thu hái.

- Số qủa hữu hiệu/cây (quả): Quả hữu hiệu là những quả có giá trị thƣơng phẩm, đƣợc xác định bằng cách đếm số quả thu hoạch từng đợt, đếm 10 cây/ơ/3 lần, sau đó lấy giá trị trung bình.

- Tỷ lệ quả thƣơng phẩm (%) = Số quả hữu hiệu * 100/tổng số quả. - P100 quả (tƣơi): cân khối lƣợng của 100 quả ngẫu nhiên, cân 3 lần/ơ sau đó lấy trị số trung bình.

- Năng suất quả tƣơi (tấn/ha): cân tổng khối lƣợng quả thu hoạch của ơ thí nghiệm từ đó tính năng suất trên ha (tấn/ha).

2.5.6. Chỉ tiêu về phẩm chất quả

- Tỷ lệ chất khơ/tƣơi (%): cân tƣơi sau đó sấy khơ ở nhiệt độ 700C đến trọng lƣợng không đổi.

Tỷ lệ khô/tƣơi (%) = P quả khô x 100 / P quả tƣơi

- Độ cay của quả: đánh giá bằng phƣơng pháp cảm quan (nếm), bằng cách mời ngẫu nhiên 5 ngƣời cho điểm tăng dần theo mức độ cay của ớt:

+ Ít cay: 1 điểm + Cay: 2 điểm + Rất cay: 3 điểm

Kết quả của mức cay đƣợc cơng nhận khi có từ 70% số phiếu trở lên nhất trí điểm của mức cay đó.

2.5.7. Hiệu quả kinh tế

Tính tổng chi phí (triệu đồng/ha) (bao gồm chi chung và chi riêng cho từng công thức) và tổng thu đƣợc từ bán ớt theo giá hiện hành từ đó tính lãi rịng (cụ thể trình bày tại phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống ớt và biện pháp kỹ thật sản xuất ớt Hàn Quốc tại Phú Bình, Thái Nguyên (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)